• Về đầu trang
Cà Chua
Cà Chua

Vụ cháy lớn gần bệnh viện Nhi Hà Nội: 'Người giàu' cũng khóc!

Cuộc sống

Mấy ngày vừa rồi, cả nước xôn xao với vụ cháy quy mô lớn xảy ra ở khu vực đường Đê La Thành, gần bệnh viện Nhi Hà Nội và bệnh viện Phụ sản Trung Ương vào chiều ngày 17/9. Ngọn lửa không có mắt liếm qua hàng loạt những ngôi nhà, những cơ ngơi, để lại không gì nhiều ngoài một đống đổ nát. Người được nhắc đến nhiều nhất sau đó có lẽ là ông Hiệp "khùng", chủ khu nhà trọ giá rẻ đầy đủ tiện nghi với mức giá chỉ 15000 đồng/ngày. Thương cho người nghèo sống trong khu trọ, những nguồn tiền hảo tâm liên tục đổ về. Nhưng đó chỉ là câu chuyện nổi tiếng mà nhiều người đã nghe qua.

180918ha78 1

(Ảnh: Báo QĐND)

1537318385083 0736 chay benh vien nhi

(Ảnh: Báo QĐND)

Vậy bạn có biết, những nạn nhân khác cũng có câu chuyện cần được lắng nghe không?

26219677 10208578822226721 6360934549308075112 n

Anh Đ.Đ.C, thành viên của một hộ gia đình là nạn nhân của vụ cháy vừa rồi (ảnh NVCC)

Anh, việc anh đăng một bức ảnh, em thường vào xem, và cũng ít comment vì cũng chỉ đọc, thích sự tự sự trong những câu chuyện của anh, gần đây thì mới đặt bút kết bạn để follow anh được nhiều hơn. Nhưng trong việc nhắc về dãy nhà trọ này, em không có phê phán hay cảm thán gì về truyền thông, hay những câu chuyện được người dân bên ngoài vô tình biết đến nhờ anh.

Đó là mở đầu bài viết trên Facebook cá nhân của anh Đ.Đ.C, một nạn nhân của vụ cháy lớn ngày 17/9 vừa rồi. Chỉ là thành viên của một hộ gia đình bình thường, đang làm ăn sinh sống, bỗng chốc chẳng rõ tại sao mà mất quá nhiều.

Em là một trong 8 nhà dãy nhà mặt đường cháy (903). Cháy rồi thì thôi, hai mấy năm sống trong căn nhà nhỏ, mọi vật dụng, kỉ niệm, và một phần tương lai cũng ở đó, vậy mà phút chốc bỗng hóa tro tàn. Phải nói là tro tàn, vì không một thứ gì còn lại từ tầng hai lên tầng bốn, sắt thép biến dạng, đồ đạc biến mất, may sao con người không ai bị mất mát gì thêm.

Khi nhắc về những người cùng khổ, những bệnh nhi, người nhà đang vật vờ bên ngoài, em cũng xót, em cũng lo, bản thân cũng là một người tham gia nhiều chương trinh từ thiện và hành động từ khó khăn, khuyết tật đến vùng đủ sâu và đủ xa, em hiểu thế nào là bát cơm rau rừng, hay cuốc bộ về nhà 4-5 tiếng.

Việc mọi người ủng hộ, góp chăn màn, góp nhu yếu phẩm là nên làm, hỗ trợ nhau trong những phút hoạn nạn là cần thiết, nhưng thiết nghĩ đọc comment của những người muốn hỗ trợ, em thấy thật tiếc:

- Tiếc gì sao họ không ủng hộ mà xây cái nhà trọ cách đây vài năm đi, mặc dù căn nhà trọ ông Hiệp cũng khá lùm xùm khu vực dân lân cận biết đến, để không có cháy.

- Tiếc sao họ không ủng hộ, tiếp tế đến những dãy nhà trọ còn lại, cũng với giá rẻ 10.000 - 20.000 đi, để như vậy cuộc sống lại cân bằng. Đồ đạc cung cấp một cách vừa phải để bệnh nhi họ hiểu, họ san sẻ, và cố gắng.

ong hiep lsob

Ông "Hiệp khùng" - chủ nhân khu trọ giá rẻ gần Bệnh viện Nhi (ảnh: Báo Tiền Phong)

Về phần khu trọ của ông Hiệp, anh Đ.Đ.C cũng chia sẻ thêm với phóng viên Lost Bird, là mọi thứ cũng không "hồng" như những gì đã được tô vẽ. Khu trọ tuy là quý thật, nhưng không chỉ nhà ông Hiệp, mà quanh khu vực đó cũng có nhiều hộ dân khác cho thuê trọ. Chính anh C cũng là một người thường hỗ trợ giúp đỡ, làm từ thiện cho gia đình cô Loan cho thuê trọ ở cổng viện, với giá không chát hơn là bao. Giá thuê trên danh nghĩa là 15.000 đồng/ngày, nhưng nhiều gia đình thuê ở đó đến 1, 2 năm, nên cũng không "từ thiện" như mọi người nghĩ. Nhiều người ở khu vực Đê La Thành cũng nói rằng khu trọ nhà ông Hiệp đã từng chập điện và phải sửa chữa nhiều lần.

truoc khi chay khu nha tro 15000 dongdem cua ong hiep khung the nao hinh 4

(Ảnh: Báo Kiến thức)

Khi được hỏi về chuyện ông Hiệp bị một đám người kéo đến đánh, anh Đ.C bày tỏ:

"Mình nói thật, 8 hộ dân, nhưng lúc gặp nạn, mình cũng chỉ gặp được 2, 3 hộ. Rất đông người dân khu vực xung quanh bệnh viện, mình còn không biết được là ai với ai. Việc đánh ông ấy, có lẽ là do khu trọ phía dưới, nghe bảo họ bức xúc lâu rồi. Chứ đấm vài cái, có giải quyết được gì đâu? Kể cả quy trách nhiệm thì cũng chẳng đền hết được cho 8 hộ dân. Cái chính là khắc phục thôi."

Tiếp tục bài đăng trên Facebook, anh bày tỏ:

Bệnh nhi, họ có thể khám, thăm khám ở đó, 1 năm, 2 năm, thậm chí là 2-5 năm, nhưng khi nhà trọ cháy, nếu họ cần, vẫn còn một nơi gọi là NHÀ để về, về với quê nơi sinh ra, vẫn căn nhà nhỏ nhưng có tình, có tuổi thơ. Tiền có thể bổ sung, giấy tờ có thể làm lại, nhưng nó đang diễn ra theo chiều hướng bản thân em cảm thấy sự ủng hộ lãng phí. Và có phần truyền thông nhấn nhá quá nhiều vào cái tình của ông nhà trọ.

Ngày hôm qua 18/09 lúc 3h chiều, sau một ngày làm việc kê khai với CA Phường, quận Ba đình, 8 hộ cháy mặt đường lại được gọi ra phường. Bọn em được ủng hộ 2.600.000, một túi bánh mì, vài lốc sữa từ các quỹ và nhà hảo tâm nào đó. Em cám ơn!

Tiền nó không quan trọng trong thời điểm này, nhưng cần thiết! Hàng xóm của em, gần 2 chục năm sinh sống (một gia đình) 12 người lớn, 7 trẻ con giờ trắng tay, đồ đạc nhà cô chú cháy hết sạch, cháy từ trong ra ngoài, từ trên xuống dưới (Nhà 901 và 905). Họ sinh sống, họ gom góp, giờ còn nơi để về đâu? Những đứa trẻ đang có cuộc sống bình thường, bỗng chống mất hết tất cả, hẳn có khó khăn như những người cùng khổ?

Em cũng là người có mặt tại hiện trường từ 18h đến 22h30 ngày 17/09. Được thấy con phố có nhà mình tán loạn cả lên, được các anh công an cứu hỏa nhiệt tình cứu chữa, cũng thấy vui, thấy mừng. Được chứng kiến cô hàng xóm khóc ngất lên, đòi lao vào đám cháy, để xung phong dập cháy, "Để tôi, để mình tôi thôi, mình tôi trèo lên mái, vào trong nhà xịt nước được mà"... Cô khóc ngất lên ngất xuống, giằng giật với những người hàng xóm còn lại để đòi lao vào cứu lấy cái gọi là NHÀ của mình.

Em tiếc, tiếc vì mình là người tham gia những chuyến tình nguyện, từ thiện, tiếc vì những cái tình còn đặt để thiếu hay thừa chỗ nào đó. Em tiếc vì hàng xóm em còn đang vật vờ bên những người hàng xóm khác, bỗng chốc gần chục cơ ngơi tan theo làn khói đen. Em tiếc, vì căn nhà tầng 4, nơi em sinh sống và để đồ đạc giờ chỉ còn tro tàn đen, mọi thứ biến mất đến cả sắt thép cũng oặn cả mình. Rồi đây, đập hết xây lại, hay đợi cái lịch giải tỏa Đê La Thành để có lí do mà ra đi???

Thôi, chút cảm xúc, cám ơn bạn đã đọc. Đã chia sẻ, đã động viên cho em và gia đình, mong rằng mọi điều tốt đẹp sẽ luôn bên chúng ta.

Trả lời phỏng vấn của Lost Bird về chuyện nhà cửa, anh Đ.C cũng chia sẻ về tình thế khó khăn, rắc rối của các hộ dân khu vực này: "Khu nhà mình nằm trong diện giải tỏa, hỏng hết như thế này, sửa chữa tốn kém vô cùng. Sau 1, 2 năm nữa, lại bị giải tỏa, coi như xôi hỏng bỏng không." Chẳng muốn lên án ai, anh C chỉ muốn lên tiếng như một sự xót xa và tiếc nuối, cho ngôi nhà đã bị lửa cướp mất của mình.

Những hộ gia đình ở Đê La Thành, Hà Nội, có thể không phải là những hộ nghèo. Nhưng như thế không có nghĩa là họ không mất mát. Cả một lịch sử 20, 30 năm, không chỉ là chuyện tiền bạc, mưu sinh, mà còn là những kỉ niệm được lưu lại bởi những thế hệ đã trưởng thành từ nơi đó. Cả một cơ ngơi hàng chục năm đã tan thành mây khói, để lại những con người lặng lẽ chờ đợi ngày bỏ phong tỏa để được về nhà dọn dẹp đống đổ nát từng là nơi nuôi sống gia đình mình.

Mà sự trợ giúp của các nhà hảo tâm, có lẽ những người này cũng chẳng hy vọng mấy. "Nhưng hảo tâm thì khó đấy, vì mặt đường thì không phải hộ nghèo." Anh C tâm sự: "Giờ có lẽ các gia đình chỉ mong biết được nguyên nhân, và bao giờ Nhà Nước quyết định thu hồi đất để có kế hoạch sửa chữa, mau chóng ổn định cuộc sống, để không lãng phí nữa mà thôi."

  • Bình luận
  • Lưu tin xem sau
  • Bình luận
  • Copy link
  • Chia sẻ facebook

Bình luận (0)

Trở thành người đầu tiên bình luận trong bài viết này.