• Về đầu trang
MMim
MMim

‘Working Mother’ ở Nhật Bản và Trung Quốc khác nhau thế nào?

Cuộc sống

“Working Mother” là thuật ngữ dùng để chỉ những bà mẹ vừa đi làm, vừa phải chăm lo công việc nội trợ gia đình và con cái. Thật khó để trở thành một bà mẹ vừa đảm việc nhà lại vừa giỏi việc xã hội. Nhưng dù vậy, dường như những bà mẹ này ở Nhật Bản thường gặp phải nhiều trở ngại hơn. Phụ nữ Nhật Bản thường phải đối mặt với áp lực rất lớn để đưa ra quyết định: bỏ công việc yêu thích hay trở thành bà nội trợ. Bởi vì, phụ nữ thường về hưu sớm hoặc bận rộn vì con cái nên họ thường được coi là gánh nặng của công ty và chẳng mấy khi được chào đón nồng nhiệt khi quay lại làm việc sau sinh. Hơn nữa, việc thiếu người chăm trẻ ở Nhật vào ban ngày cũng là một khó khăn mà họ cần đối mặt.

Những người phụ nữ này là người phải chịu trách nhiệm chính trong việc chăm con, họ luôn cảm thấy bị phân tâm hoặc có ý muốn rời khỏi vị trí công tác của mình. Nếu may mắn họ có thể được mang con đi làm cùng, tuy nhiên điều này gần như là bất khả thi

Một phụ nữ người Trung Quốc là A đã nói, ở đất nước của cô, các bà mẹ không phải chịu áp lực về vấn đề này giống như người Nhật. A là một phụ nữ đầy tham vọng và luôn làm việc chăm chỉ như một sinh viên đại học để có được nhiều thành tích cho sự nghiệp của mình. Cô ấy thậm chí còn từng làm việc tại Nhật một thời gian và thay đổi nhiều nghề nghiệp khác nhau để có thể phát triển sự nghiệp của mình. Tuy nhiên, A cũng là một người mẹ và cô đã chia sẻ rất nhiều kinh nghiệm làm mẹ của mình khi làm việc ở Trung Quốc.

Cô nói, nhận thức xã hội về các bà mẹ khi làm việc ở Trung Quốc rất khác và họ có thể còn được coi trọng hơn cả những sinh viên đại học, bởi vì: “Trước khi sinh, hầu hết phụ nữ đều có nhiều kinh nghiệm làm việc, đó là một lý do. Thêm vào đó, họ còn được coi là những người có trách nhiệm hơn, bởi vì họ đã có con. Không có bất kì lí do gì để những ông chủ phải ghét họ”

A tiếp tục giải thích rằng các yếu tố văn hoá ở Trung Quốc đóng một vai trò quan trọng trong nhận thức của người dân: “Đất nước của chúng tôi từng có chính sách “một con” và thậm chí cho đến ngày nay, hầu hết mọi người đều muốn dành hết tình thương cũng như sự dạy dỗ cho một đứa trẻ, rất ít người có nhiều con hơn. Theo quan điểm của công ty, khi những người phụ nữ này đã có con thì họ chắc chắn sẽ không có nhiều thay đổi trong cuộc đời mình, vì vậy họ được coi là nhân viên ổn định. Tất nhiên, mọi người có thể rời đi hay thay đổi công việc bất cứ khi nào, nhưng nếu bạn là chủ doanh nghiệp, bạn luôn muốn giữ những công nhân tốt nhất, đúng chứ? Vì vậy những nhân viên có trách nhiệm và gần như có sự ổn định trong cuộc sống sẽ được các ông chủ yêu thích".

"Ở Trung Quốc, “có con” không đồng nghĩa với việc bạn đang ở thế bất lợi, mà thay vào đó, nó làm cho bạn trở nên “hấp dẫn” hơn những sinh viên mới tốt nghiệp đại học" - cô A chia sẻ

Nói tóm lại, ở Trung Quốc, “working mother” thường được nhìn nhận một cách tích cực hơn, thay vì "không đáng tin cậy vì có con", thì đó lại là "có trách nhiệm hơn vì có con". Do vậy, sự khác biệt văn hóa có thể gây ảnh hưởng quan trọng đến cách nhận thức về “working mother”. Mặc dù tỷ lệ sinh của Nhật Bản đang giảm dần vì nhiều lý do, nhưng chính phủ chưa bao giờ đưa ra chính sách một con và cũng không hi vọng các gia đình sẽ chỉ sinh một con.

Trong bất kỳ trường hợp nào, tại Nhật Bản, ngay cả khi bạn có thể làm việc thì cũng khó để tìm được dịch vụ giữ trẻ hợp lý. Với điều này, rất nhiều người tự hỏi rằng: “Vậy ở Trung Quốc, ai sẽ chăm sóc con cái trong khi bố mẹ chúng đi làm?”. Trong trường hợp của A, cô để con mình cho bố mẹ cô chăm sóc.

Theo quan điểm của “đất nước mặt trời mọc”, thì có thể coi việc ông bà chăm cháu là một gánh nặng. Nhưng điều này dường như rất bình thường ở Trung Quốc - nơi mà tất cả mọi thành viên trong xã hội luôn trông đợi để làm việc. Nguồn: vtc

Hơn nữa, ở Nhật Bản có quan niệm rằng: "Trẻ em cần phải có mẹ đến khi 3 tuổi". Tuy nhiên việc gửi con lại cho người khác chăm sóc lại không bị kì thị ở Trung Quốc, vì đó là một thực tế thông thường. “Working mother” không phải là những bà mẹ không tốt, chỉ đơn giản là họ không dành hàng giờ mỗi ngày cho con cái.

Tất nhiên, đây chỉ là kinh nghiệm của cô A, những người khác nhau có thể sẽ có phản ứng khác nhau tùy thuộc vào vùng miền, công ty và gia đình của họ. Nhưng khi phỏng vấn những người phụ nữ Trung Quốc khác, rất nhiều người có những phản ứng tương tự giống với A. Điều này cho thấy nhận thức của A có thể là “quy luật” ở Trung Quốc. Dù vậy, cô A cũng chỉ ra cả những điều tốt đẹp về việc có con ở Nhật Bản.

"Nhật cũng có rất nhiều điểm tốt. Ví dụ, bạn có thể dành cả năm để nghỉ thai sản, đúng chứ? Tôi nghe nói rằng họ thậm chí còn có thể kéo dài quãng thời gian này. Nhưng nếu ở Trung Quốc thì điều này là không thể. Tôi chỉ có khoảng 5 tháng để nghỉ sinh con”

“Không chỉ thời gian sinh con mà giáo dục cũng khác. Ở Trung Quốc, có 2 kiểu sổ hộ khẩu, là sổ hộ khẩu thành phố và sổ hộ khẩu nông thôn. Nếu bạn sống ở thành phố, nhưng trong sổ hộ khẩu gia đình bạn lại ở nông thôn thì con của bạn sẽ không được nhận vào một trường học trong thành phố. Nếu muốn được nhận, bạn phải trải qua một quá trình chuyển đổi rất phức tạp để ghi danh".

"Còn ở Nhật, bạn có thể gửi con mình đến bất kỳ nơi nào được ghi trên thẻ cư ngụ của bạn, phải không? Tôi ghen tị vì điều này”

Có rất nhiều lý do tốt đẹp để trở thành một người phụ nữ ở Nhật Bản hay ở Trung Quốc mà không nhất thiết phải cảm thấy bất lợi. Đặc biệt là khi mà nam giới ở Nhật Bản được kì vọng sẽ làm việc chăm chỉ để hỗ trợ gia đình. Hiện nay, một số công ty lớn ở Nhật thậm chí còn nỗ lực để làm cho cuộc sống của các “working mother” dễ dàng hơn. Và sau tất cả, chúng ta có thể hiểu hơn về nền văn hoá của 2 đất nước này.

Theo: soranews24
  • Bình luận
  • Lưu tin xem sau
  • Bình luận
  • Copy link
  • Chia sẻ facebook

Bình luận (0)

Trở thành người đầu tiên bình luận trong bài viết này.