• Về đầu trang
Thanh Yên
Thanh Yên

1 trong 3 vụ mất tích 'Kami kakushi' nổi tiếng nhất Nhật Bản: Đứa trẻ bị yêu quái bắt cóc?

Độc lạ

Các bạn độc giả yêu thích manga và anime Nhật chắc chắn sẽ không xa lạ với bộ phim Spirited Away. Bộ anime này chẳng những từng đạt được doanh thu khổng lồ trên phòng vé toàn cầu, mà còn vinh dự giành được giải phim hoạt hình xuất sắc nhất ở Oscar lần thứ 75.

Thế nhưng chắc chắn có rất nhiều bạn không biết rằng bộ phim này có tựa gốc tiếng Nhật là Sen to Chihiro no kami kakushi. "Kami kakushi" là một cụm từ mang rất đậm văn hoá dân tộc Nhật, trong tiếng Nhật chuyên dùng để hình dung việc những đứa trẻ vô cớ mất tích và không cách nào tìm được. Dựa theo lời truyền miệng của người Nhật, những đứa trẻ Kami kakushi được thần linh đưa đi – mà thần linh này trong dân gian Nhật đa phần là những yêu quái như hồ ly, hà đồng hoặc thiên cẩu, cũng đồng nghĩa với việc kết cục của các em thường lành ít dữ nhiều.

spirited 3 1024x553

Vụ án đề cập dưới đây là một trong ba vụ Kami kakushi nổi tiếng nhất Nhật Bản từ những năm 1980 đến giờ.

Matsuoka Masanobu là lập trình viên, anh vừa mới 39 tuổi vào năm năm 1989 . Trước đó anh vẫn đang làm cho một công ty phần mềm lớn, rồi sau chuyển nghề sang một công ty khác, tiền lương và đãi ngộ tốt hơn công ty cũ, điều này làm anh càng thêm tin tưởng vào cuộc sống tương lai, vì anh đã có vợ hiền và ba đứa con hoạt bát đáng yêu. Tuy phải thường xuyên phải tăng ca không đủ thời gian làm bạn với con, nhưng nghĩ tới trách nhiệm gia đình đang đè nặng lên vai mình, Masanobu lại cắn răng cố gắng.

0 1

Tối ngày 5 tháng 3, họ hàng của Keiko - vợ Masanobu gọi điện tới báo tin mẹ Keiko đã qua đời vì đột quỵ. Từ sau khi gả cho Masanobu, Keiko rất ít khi về nhà mình, tin này không khác gì tin trời giáng. Masanobu an ủi vợ, đồng thời xin nghỉ phép dẫn cả nhà về dự đám tang mẹ.

Nhà Masanobu ở thành phố Ushiku, tỉnh Ibaraki, mà quê Keiko thì ở tận đảo Komatsushima, ngoài khơi thành phố Tokushima. Tối đó Masanobu dẫn vợ, con gái bảy tuổi, hai đứa con trai một đứa 4 tuổi, một đứa 2 tuổi lên đường về quê Keiko.

0 2

Khi tới nơi, gia đình Masanobu chưa tìm được khách sạn qua đêm, một họ hàng nghe vậy đã nhiệt tình mới gia đình Masanobu về nhà mình ở tạm, có thể xem chuyến đi như một lần du lịch gia đình. Masanobu và vợ đồng ý, nhưng họ hoàn toàn không ngờ, lần này không phải chuyến du lịch gia đình vui vẻ gì, mà lại là một cơn ác mộng khủng hiếp.

1

Khoảng cách giữa nhà Masanobu và quê vợ rất xa

Tối cùng ngày nhà Masanobu theo người họ hàng đó về nhà. Nhà người này ở tận Sadamitsu, thị trấn ngoại thành Tokishima, chung quanh được bao bọc bởi núi đồi, phong cảnh vô cùng xinh đẹp và rất im ắng. Nhà người họ hàng này nằm trên một ngọn núi nhỏ, tầm nhìn trống trải, có thể đứng từ đây quan sát cả thị trấn Sadamitsu. Nơi này chỉ có một con đường đi thông từ thành phố lên núi, khu vực khá yên tĩnh làm cả gia đình Masanobu rất thích thú.

2

Từ nhà vợ Masanobu đến nhà người họ hàng cũng không hề gần

Sáng ngày 7/3, Masanobu chợt nổi hứng muốn dẫn các con mình đi dạo một vòng, cảm nhận thiên nhiên. Vì thế hơn 8h sáng Masanobu dẫn theo 3 đứa con mình và mấy nhóc nhà người họ hàng cùng đi tản bộ, đứa con nhỏ nhất của Masanobu không đi bộ mà được bố ôm trong lòng.

4

Cầu thang đá trước cửa nhà người họ hàng

Đi một vòng về nhà, đứa con trai 4 tuổi của Masanobu - Matsuoka Nobuya kéo áo bố đòi đi chơi một vòng nữa. Masanobu vốn định để bọn trẻ ăn sáng xong mới để tụi nhóc chơi tiếp, nhưng thấy con mình đòi bèn chiều ý.

Masanobu trao đứa con 2 tuổi cho vợ, bảo rằng mình muốn dẫn con trai lớn đi thêm vòng nữa sẽ về. Nhưng Masanobu vừa quay lại, đã không thấy Nobuya đâu. Chỉ chưa đầy 1 phút, con trai lớn của Masanobu như bốc hơi khỏi thế gian, và vụ mất tích này kéo dài tới tận 30 năm sau vẫn không có bất kì manh mối hay tung tích gì.

5

Chỉ vừa quay lưng vào nhà nói chuyện 2 câu với vợ, mà sau khi quay ra đứa con 4 tuổi của Masanobu đã mất tích

Thấy con trai biến mất, Masanobu nghĩ thằng bé không đợi nổi nên tự mình đi dạo, anh bắt đầu đi xuống cầu thang tìm con, nhưng không phát hiện được gì – vả lại muốn đi từ nhà xuống phải đi qua cầu thang đá khá cao, với 1 đứa bé chừng 4 tuổi cao chưa được một mét thì không thể đi nhanh như vậy.

Masanobu nhìn sang rừng cây gần nhà, trong lòng nghĩ có thể con mình ham chơi đi vào đó, nhưng dù Masanobu la lối gọi tên con thế nào cũng không được đáp lại, chung quanh không có bất kì dấu vết nào của trẻ con, như thể Nobuya đã thật sự bốc hơi khỏi thế gian.

Masanobu chạy xung quanh tìm kiếm, Keiko thì ở trong nhà chăm mấy đứa trẻ và gọi điện cho hàng xóm chung quanh và cục phòng cháy gần đó tìm kiếm. Chẳng bao lâu sau, mọi người xung quanh nghe tin cũng bắt đầu đổ ra tìm kiếm phụ.

Tới khoản đầu 10h, Masanobu báo cảnh sát, gần nửa cục cảnh sát được phái ra, bao gồm cả những người dân chung quanh, tổng cộng có hơn 100 người ra sức tìm kiếm. Đến ngày 8 tháng 3, cảnh sát vận động hơn 200 người mở rộng phạm vi tìm kiếm toàn bộ thị trấn Sadamitsu nhưng vẫn không có kết quả.

Mỗi ngày trôi qua vợ chồng Masanobu lại càng thêm tuyệt vọng, không ai hiểu được tại sao chỉ trong chưa đầy một phút, Nobuya bé bỏng đã biến mất. Phải biết ngôi nhà của người họ hàng được xây giữa sườn núi, ra vào chỉ có một con đường duy nhất, bất kì ai có ý định lợi dụng lừa bắt cóc đều rất khó để không bị chú ý. Nhưng nếu Nobuya chỉ đi lạc bình thường, thì không thể nào sẽ im lặng khi thấy mọi người đổ xô đi tìm mình, trước những nghi vấn này của gia đình Masanobu, cảnh sát cũng không cho ra câu trả lời hợp lý nào, chỉ có thể tiếp tục tìm kiếm.

3

Vị trí chênh vênh của nhà người họ hàng

Dựa theo chứng cứ cảnh sát Sadamitsu tìm được thì ngoại trừ gia đình người họ hàng ra, người dân xung quanh không ai quen biết nhà Masanobu hay biết chuyện đêm trước đó gia đình Masanobu đã đến và qua đêm ở đây; cũng theo một người nông dân làm việc trên ruộng sát mé con đường di chuyển từ núi xuống thị trấn, thì trong sáng cùng ngày đó, ông ta không thấy bất kì xe hoặc người khả nghi nào di chuyển trên đường. Cảnh sát cũng từng nghi ngờ Nobuya vô tình ngã xuống núi hay gặp sự cố giao thông, nhưng không tìm được dấu vết gì.

Cuối cùng cảnh sát đưa ra kết quả là rất có thể Nobuya đã không còn trong thị trấn Sadamitsu, nhưng ít nhất chắn chắc thằng bé vẫn còn sống, vì dù cố ý hay vô tình giết người, cũng không ai có thể tiêu huỷ chứng cứ sạch sẽ trong một thời gian ngắn vậy được.

8

Chân dung Nobuya

Ngày 16 tháng 3, Masanobu đã ở lại thị trấn Sadamitsu 10 ngày, quyết định không tìm kiếm vô vọng nữa mà trở về nhà mình thử cách khác. Tuy anh chưa từng buông tay việc tìm con, nhưng trước mắt vợ chồng anh cần phải sắp xếp cho hai đứa con mình và điều chỉnh lại tâm trạng.

Nhưng ngay ngày này, họ nhận được một cú điện thoại kì lạ, làm cả vụ án phủ lên một tấm màn thần bí, không cách nào phân rõ thật giả.

Không lâu sau khi Nobuya mất tích, cảnh sát Tokushima cũng vào cuộc, họ từng cho rằng rất có thể Nobuya bị bắt cóc, vì vậy đã bí mật trang bị thiết bị ghi âm trong điện thoại gia đình người thân Keiko. Tối ngày 16 tháng 3, điện thoại nhà người thân Keiko vang lên, Masanobu lập tức bắt điện thoại.

Masanobu: “Xin chào.”

Một giọng nữ trả lời: “Xin chào, cho hỏi cô Matsuoka có ở nhà không?”

Masanobu: “Xin chờ lát.”

Keiko: “Xin chào, tôi là Matsuoka Keiko.”

Giọng nữ: “Xin chào chị, tôi là đại diện phụ huynh ở nhà trẻ, chúng tôi có góp một số tiền giúp đỡ. Lúc này gọi cho chị rất ngại, nhưng xin hỏi tôi có thể đưa số tiền này cho chị thế nào đây?”

Keiko: “Là bên nhà trẻ Seikei ạ?”

Giọng nữ: “Phải.”

Keiko: “Có phải con chị học chung lớp với con tôi không?”

Giọng nữ: “Đúng vậy. Tôi là mẹ của bé Nakahara Mariko.”

Keiko: “Chào chị, ngày mai chúng tôi sẽ trở về nhà, chị cứ sang thẳng nhà tôi là được.”

Giọng nữ: “Vậy được rồi, mai tôi sẽ sang nhà chị nhé.”

Ngay sau đó giọng nữ cúp điện thoại, tuy Keiko cảm thấy phía nhà trẻ tổ chức quyên góp nhanh vậy có hơi lạ, nhưng không nghĩ quá nhiều, và cô chỉ xem đây như một cú điện thoại bình thường.

Ngày 17 tháng 3, gia đình Masanobu về tới nhà, với gia đình đã gần như kiệt sức này mà nói, cuộc sống ấm áp vui vẻ đã ra đi. Sau khi ổn định tâm trạng và sắp xếp xong mọi việc, Keiko chủ dộng liên lạc với nhà trẻ, tuy hơi ngại gọi hỏi tiền nong, nhưng cô vẫn nhắc tới vụ tiền quyên góp giúp đỡ của hội phụ huynh.

1 2

Nhưng phía nhà trẻ trả lời lại làm Keiko thấy lạnh người, vì nhà trẻ khẳng định trong lớp của Nobuya không hề có ai tên Nakahara Mariko, cũng chưa từng tổ chức quyên tiền an ủi gì cả. Keiko hết hồn vội bàn bạc với Masanobu, Masanobu cảm thấy cú điện thoại kia rất có thể là của bọn bắt cóc và bọn chúng muốn xác nhận hành tung của nhà Masanobu nên mới gọi tới.

Masanobu lập tức báo cảnh sát, nhưng cảnh sát Tokushima dường như đã không còn hứng thú điều tra việc này, họ dừng hết mọi công tác điều tra, chỉ giữ lại hồ sơ vụ án và báo với nhà Masanobu rằng ghi âm cuộc điện thoại hôm đó đã bị mất. Thời điểm này chưa có kỹ thuật điều tra ngược cuộc gọi, nên mọi manh mối về cuộc gọi điện thoại thần bí đó cứ thế bị cắt đứt.

Vụ án mất tích của Nobuya gây chấn động không nhỏ ở Nhật Bán, vì quá trình xảy ra vụ án rất kì quái, lại thêm truyền thông khi đăng tin nhuộm thêm màu kinh dị, tất cả đã đẩy vụ án này trở thành một trong ba vụ án Kami kakushi nổi tiếng của Nhật. Năm 1996, đài truyền hình Nhật thậm chí còn mời tới bà đồng gọi hồn, muốn dùng sức mạnh siêu nhiên tìm kiếm Nobuya đã mất tích, nhưng bà đồng chỉ mập mờ nói rằng Nobuya chưa chết, nhưng không nói cụ thể vị trí của cậu bé.

0 3

Gia đình Masanobu những năm gần đây

Sau khi con mất tích, Masanobu từ chức, cả gia đình đều tập trung vào việc tìm Nobuya, Masanobu gửi tư liệu của con mình cho hơn 50 công ty truyền thông, mong có thể nhờ truyền thông tìm kiếm giúp con mình. Theo sự lan toả của truyền thông, những câu chuyện về việc từng gặp Nobuya cũng dần xuất hiện.

Tháng 4 năm 1990, một người phụ nữ ở Tokushiama tuyên bố mình từng nhìn thấy Nobuya trong nội thành và khẳng định chắc chắn đó là Nobuya, nhưng cảnh sát từ chối cung cấp thông tin về nhà Masanobu cho bà. Cảnh sát phụ trách nói rằng lúc ấy mình vừa mất cha nên tâm trạng rất kém, không đủ sức quan tâm tới lời khai này, nên chỉ ghi chép lại và không thèm quan tâm.

Cũng vào năm 1990, một người phụ nữ khác ở Yonezawa, Yamagata tuyên bố mình gặp gặp Nobuya trước một cửa hàng bách hoá, bà nói, Nobuya giống hệt bức ảnh trên TV đưa tin.

Nghe tin Masanobu lập tức tới tìm người phụ nữ này, theo chỉ dẫn của bà ta, Masanobu in lượng lớn tờ rơi phát khắp khu vực gần cửa hàng bách hoá và công viên gần đó nhưng vẫn không tìm được gì.

Năm 1991, một người nặc danh nói mình từng ở đền Tairyūji, ngôi đền số 21 trong chuyến hành hương đền Shikoku 88 ở Tokushima, người này đã gặp Nobuya mặc đồ trắng đi theo một nam một nữ, nhưng hai người này không giống cha mẹ cậu bé cho lắm. Nghe tin này Keiko từng đến đền canh giữ suốt mấy ngày nhưng không tìm được gì.

7

Không ít người nói mình từng thấy Nobuya.

Năm 1997, một nhân viên văn phòng ở Yokohama nói mình đã gặp được một thiếu niên trông rất giống Nobuya trên tàu điện ngầm, trên tay cậu ta có cột băng vải trắng, dáng vẻ có hơi kì lạ. Vì hiếu kì, cô thử bắt chuyện xem cậu ta có cần giúp gì không, cậu ta nói mình bị chú ăn hiếp, ngay lúc này cô tới ga phải xuống nên đã để lại số điện thoại và nhắn rằng nếu cần giúp thì cứ gọi, nhưng sau đó cô không hề nhận được bất kì cuộc gọi lạ nào.

Năm 1998, ở Chūgoku, một nhân viên cửa hàng băng đĩa cho biết mình từng gặp một thiếu niên trông rất giống Nobuya vào tiệm mua một tấm poster phim Titanic. Trước khi trả tiền, cậu ta còn nhìn ra phía một người đàn ông ăn mặc rất giống yakuza, để hỏi ý xem poster này được không, trên cổ tay cậu ta có vết bầm. Khi nhân viên này báo cho chủ cửa hàng, ông chủ đã lờ đi, và sau này nhân viên đó cũng không còn gặp lại cậu thiếu niên nữa.

Năm 2000, một người bạn của Keiko đã nói với truyền thông sau khi Nobuya mất tích một tháng, cô từng nhìn thấy một cậu bé rất giống Nobuya ở bờ biển Tokushima, một người đàn ông chừng 40 tuổi ôm cậu bé trong lòng, nhưng hành động của cả hai rất kì lạ, không giống cha con, lúc đó cô định nhìn kỹ đứa trẻ hơn, nhưng người đàn ông đã xoay người cản tầm mắt cô lại. Sau này cô không gặp họ nữa.

11

Những lời làm chứng này xuất hiện rất nhiều, nhưng hầu như đều không có cách nào điều tra, vì phạm vi quá rộng và quá rải rác.

Dần dà truyền thông mất đi hứng thú với vụ án này và cứ thế vụ án chìm vào quên lãng, chỉ để lại nỗi đau tột cùng cho người nhà Masanobu.

30 năm đã trôi qua, đến nay vụ án của Nobuya vẫn không có bất kì tin tức nào. Nguyên nhân khiến vụ án này không bị liệt vào danh sách các vụ án bắt cóc, lừa bán bình thường là vì nó có rất nhiều điểm đáng ngờ.

Đầu tiên là quá trình mất tích, thật sự rất ngắn, ngắn tới mức cả quá trình còn chưa tới 1 phút, chỉ trong thời gian ngắn này mà lừa được một đứa trẻ 4 tuổi thì kẻ bắt cóc phải nhanh nhẹn và thủ pháp quen thuộc tới mức nào. Tiếp theo dựa theo lời người nông dân thì hôm đó, không có bất kì xe hoặc người nào đi trên đường, nếu lời khai này có thể tin vậy chỉ có hai khả năng: đầu tiên kẻ bắt cóc là người quen, vả lại vào lúc này người đó lên núi là chuyện bình thường; thứ hai kẻ bắt cóc không đi đường lớn mà là lần mò trong núi tìm đường đi.

1 1

Ngoài ra cuộc điện thoại cũng có rất nhiều vấn đề, đầu tiên kẻ gọi điện biết số điện thoại nhà người thân của Keiko, tức có thể là người sống quanh đó, giọng nói khẩu âm Tokushima gián tiếp xác nhận điều này. Tiếp theo, tại sao cô ta lại muốn mạo hiểm xác nhận hành tung của gia đình Masanobu? Dù sao người nhà Masanobu không phải cảnh sát, họ còn ở lại địa phương hay không đều không có bất kì ảnh hưởng gì tới vụ án. Vả lại ngay từ đầu cảnh sát đã lắp thiết bị ghi âm trong điện thoại, khi người bị tình nghi xuất hiện thì lại báo là ghi âm bị mất, lúc ấy chỉ cách ngày Nobuya mất tích 9 hôm, không lý do gì cảnh sát thả lỏng cảnh giác vào lúc này và làm mất file ghi âm quan trọng như vậy.

Từ nội dung cuộc gọi có thể thấy, người gọi không phải biết tên nhà trẻ Nobuya theo học trước, mà là dùng lời dẫn dụ ra thông tin, từ đó lấy được nhiều tin tức hơn. Như vậy kẻ bắt cóc hẳn là một người thiên về đầu óc, thể năng cao và giỏi nguỵ trang.

Còn một điểm đáng ngờ nữa là vụ mất tích này quá giống với truyền thuyết về Kami kakushi. Phải biết trong các vụ án bắt cóc lừa bá, chỉ cần tội phạm không biết tàng hình thì chắc chắn dù ít hay nhiều cũng sẽ có người chứng kiến hoặc để lại dấu vết. Nhưng vụ án này Nobuya vừa mất tích người nhà đã báo cảnh sát, hơn 200 trăm cảnh sát và người dân cùng tìm kiếm mà vẫn không có manh mối gì thật là một chuyện rất kì lạ.

10

Tuy nhiên nếu dựa theo những chứng cứ để lại thì đây rất có thể không phải là do cá nhân gây nên là là một tổ chức, bởi vì dù là từ thời gian, động cơ, hay khả năng thì một người hoàn toàn không thể thực hiện vụ án được.

Như vậy toàn bộ quá trình gây án rất có thể sẽ là thế này: nhóm tội phạm vô tình biết được nhà Masanobu đến chơi, nếu từ góc độ này, nhà người họ hàng có hiềm nghi lớn nhất. Sau đó quyết định chọn gia đình này làm mục tiêu, từ sáng sớm chúng đã canh giữ ở gần nhà người thân, vì chung quanh đều là cây cỏ, nên rất tiện che giấu.

Khi bọn bắt cóc thấy Nobuya ở một mình, lập tức cầm thuốc mê đã chuẩn bị sẵn ra, chuốc mê Nobuya và ẵm bé đi ngay, đây là lý do tại sao không ai nghe được tiếng động gì. Sau đó bọn chúng đưa bé tới ô tô đã chuẩn bị trước, chở bé xuống núi, trên đường đi rất có thể đã gặp người nông dân, nhưng vì họ là người địa phương nên không bị nghi ngờ.

Sau khi đưa Nobuya đến địa điểm định trước, bọn bắt cóc phải đảm bảo rằng không ai tìm được mình, đồng nghĩa với việc rất có thể bọn chúng có người trong sở cảnh sát hoặc chính quyền địa phương, ngoài ra còn cần có một căn cứ bí mật để chắc rằng một khi chúng ẩn nấp, cảnh sát sẽ không thể tìm được chúng.

Khi thành viên nữ trong tổ chức gọi điện xác nhận với nhà Masanobu, bọn chúng lập tức đưa Nobuya tới địa phương khác để bản hoặc làm những việc khác.

Rất có thể ngay trong chính ở cảnh sát ở Tokushima cũng có người của bọn chúng, công việc của kẻ này là tiêu huỷ hết file ghi âm của ngày hôm đó, rồi che giấu hoặc bóp méo ghi chép lời khai của những người chứng kiến.

Tầng tầng lớp lớp chồng chéo lên nhau và cứ thế một vụ mất tích đầy bí ẩn làm chấn động cả nước Nhật đã ngang trời xuất thế.

2 1

Đương nhiên, phần trên chỉ là những suy luận dựa theo các chứng cứ có được, giờ đã không còn bất kì manh mối nào để hoàn nguyên lại vụ án, nhưng so với những truyền thuyết không đáng tin thì có vẻ suy luận bên trên lại trở nên hợp lý nhất. Dù sao nhiều khi lòng dạ con người càng đáng sợ hơn yêu ma quỷ quái.

Vụ mất tích của Nobuya phổ biến và nổi tiếng ở Nhật. Nhưng trái ngược với sự nổi tiếng của nó, là thái độ tiêu cực là sơ ý của lực lượng cảnh sát, làm người ta nghi ngờ tliệu rình độ của họ có xứng đáng với sự phát triển của đất nước này hay không.

Theo: Zhihu
  • Bình luận
  • Lưu tin xem sau
  • Bình luận
  • Copy link
  • Chia sẻ facebook

Bình luận (0)

Trở thành người đầu tiên bình luận trong bài viết này.