• Về đầu trang
Chim Mỏ Rộng
Chim Mỏ Rộng

Chuyện không thể tin: Sa mạc Sahara tiếp tục có... tuyết rơi

Độc lạ

Tháng 12/2016 cả thế giới đã sững sờ khi sa mạc nóng nhất thế giới - Sahara bất ngờ có tuyết rơi, điều đã không xảy ra suốt 37 năm, kể từ 18/2/1979. Đây là một hiện tượng khí hậu kì lạ làm tê liệt toàn bộ hệ thống giao thông.

Sahara là sa mạc lớn nhất thế giới, là hoang mạc lớn thứ 3 trên Trái Đất

Sau tròn một năm, sa mạc Sahara lại xuất hiện tuyết rơi tại Ain Sefra, nơi được mệnh danh là "cánh cổng sa mạc". Nếu năm 1979, tuyết chỉ xuất hiện nửa giờ, năm 2016 kéo dài một ngày, thì năm nay tuyết phủ Sahara có thời gian kỉ lục đến vài ngày. Tuyết xuất hiện trên sa mạc đã phủ trắng các cồn cát đỏ, tạo ra cảnh tượng hùng vĩ.

Tuyết phủ trắng sa mạc nóng nhất thế giới Sahara tạo ra một cảnh tượng thiên nhiên hùng vĩ. Nguồn ảnh: Crt Sidali

Đây là mùa đông thứ 2 liên tiếp, Sahara lại được tuyết phủ trắng, điều chỉ xuất hiện một lần cách đây 37 năm vào tháng 2/1979. Nguồn ảnh: Rabah Ripou Ouchen

Tuyết trắng phủ khắp các cồn cát đỏ, khiến chẳng ai nhận ra đây là sa mạc Sahara. Nguồn ảnh: Gian Alonso

Cũng giống như vào năm 2016, tuyết xuất hiện dày đặc tại khu vực Ain Sefra - "cánh cổng sa mạc" của Sahara. Nguồn ảnh: Issam Bouchetata

Ảnh chụp sa mạc Sahara từ vệ tinh của Cơ quan hàng không vũ trụ Mỹ NASA cho thấy tuyết xuất hiện dày tại khu vực Ain Sefra. Nguồn ảnh: NASA

Khác với các năm trước, trận tuyết này kéo dài đến vài ngày trên sa mạc Sahara càng chứng minh khí hậu đang diễn biến bất thường. Nguồn ảnh: NASA

Tuyết rơi bất thường tại khu vực này là bằng chứng cho thấy khí hậu đang biến đổi rất bất thường và có thể sẽ còn diễn biến phức tạp hơn nếu con người không mảy may quan tâm đến môi trường.

Theo: Wattsup
  • Bình luận
  • Lưu tin xem sau
  • Bình luận
  • Copy link
  • Chia sẻ facebook

Bình luận (0)

Trở thành người đầu tiên bình luận trong bài viết này.