• Về đầu trang
Treng
Treng

Dàn thú cưng độc lạ của các văn nhân nghệ sĩ nổi tiếng trên thế giới

Độc lạ

1. Con nai Granizo của Frida Kahlo

Frida Kahlo là một hoạ sĩ người Mexico nổi tiếng với các bức tự hoạ lấy cảm hứng từ thiên nhiên vô cùng độc đáo. Trong ngôi nhà xanh La Casa Azul, nữ nghệ sĩ đã nuôi rất nhiều loài động vật như khỉ, vẹt đuôi dài, một chú chó thuộc giống Xoloitzcuintli - giống chó không có lông và được những người Aztec cổ đại tôn sùng.

Trong số 143 tác phẩm của Frida Kahlo có tới 55 bức tranh tự hoạ có sự xuất hiện của các con vật nuôi. Một trong những thú cưng mà Frida Kahlo yêu quý nhất chính là chú hươu Granizo. Chú hươu này đã xuất hiện cùng với Frida Kahlo trong nhiều bức ảnh, từng ngủ chung với bà và trở thành nguồn cảm hứng lớn cho nữ nghệ sĩ.

The Wounded Deer (1946) là một trong những bức tranh nổi tiếng của Frida Kahlo. Bà đã miêu tả mình là một con hươu bị thương tượng trưng cho nỗi đau thể xác mà nữ nghệ sĩ đang phải chịu đựng.

2. Chú mèo sáu ngón Snowball của Ernest Hemingway

Sinh thời, nhà văn Ernest Hemingway là một "con sen" chính hiệu vì rất thích nuôi mèo. Khi sinh sống ở Key West, Florida, Ernest Hemingway đã được tặng một chú mèo Maine Coon và đặt tên nó là Snowball. Điều đặc biệt là bốn chân của Snowball đều có sáu ngón do nó mắc dị tật bẩm sinh Polydactyly (Dị tật thừa ngón).

The Closerie des Lilas was Hemmingway's home café, where he wrote ...

Hiện nay hậu duệ của Snowball đã lên tới hơn 40 con và một nửa trong số đó cũng mắc Polydactyly. Chúng đều sinh sống tại ngôi nhà nổi tiếng (nay trở thành bảo tàng) của cố nhà văn Ernest Hemingway ở Key West.

3. Gấu túi Wombat của Dante Gabriel Rossetti

Image of the Day: Wombat Poop | The Scientist Magazine®

Nhà văn kiêm hoạ sĩ Dante Gabriel Rossetti là một trong những người sáng lập lên trào lưu nghệ thuật Tiền Raphael ở Anh vào khoảng giữa thế kỷ XIX. Không chỉ vậy, ông còn có niềm yêu thích với các loài vật hoang dã.

Dante Gabriel Rossetti Rossetti mourns the wombat: Description of ...

Ông đặc biệt bị thu hút bởi các con Wombat. Đây là loài gấu túi mũi trần quý hiếm có nguồn gốc từ Úc. Dante Gabriel Rossetti đã nhận nuôi một chú gấu túi Wombat và đặt tên nó là Top. Ông yêu quý con vật đến mức để nó ngủ ở trên bàn ăn trước sự kinh hãi của những vị khách quý. Khi Top chết, Dante Gabriel Rossetti đã khóc và viết thơ lên văn bia cho thú cưng. Ông còn lưu giữ lại hình ảnh của chú gấu túi thông qua hai bức hoạ.

Ngoài Top, Dante Gabriel Rossetti còn nhận nuôi một con lạc đà không bướu và một con chim Toucan ở Nam Mỹ.

4. Hai chú quạ Grip của Charles Dickens

Nhà văn người Anh Charles Dickens đặc biệt thích nuôi quạ. Ông từng nuôi một lúc hai chú quạ và cùng đặt tên chúng là Grip. Thậm chí Charles Dickens đã viết về chú quạ của mình trong cuốn tiểu thuyết Barnaby Rudge xuất bản năm 1841. Sau này, Edgar Allan Poe đã đọc cuốn tiểu thuyết Barnaby Rudge và chính chú quạ Grip trở thành nguồn cảm hứng để người nghệ sĩ sáng tác bài thơ The Raven.

Meet the Beloved Pet Ravens of Charles Dickens | Literary Hub

Sau khi Grip qua đời, nhà văn Charles Dickens đã quyết định nhồi bông con vật và đặt nó trên bàn để làm nguồn cảm hứng sáng tác. Khi Charles Dickens mất, con quạ nhồi bông được đem bán đấu giá và thuộc về một nhà sưu tập người Mỹ. Hiện nay, Grip được đặt tại Thư viện Philadelphia bên cạnh các di cảo của Charles Dickens và Edgar Allan Poe. Nó được coi như một linh vật bảo vệ các tác phẩm của nhà văn nổi tiếng.

5. Chú gấu của nhà thơ Lord Byron

Vật nuôi nổi tiếng nhất của nhà thơ Lord Byron có lẽ chính là chú chó Boatswain. Thậm chí khi Boatswain qua đời, Lord Byron đã viết một bài thơ hết lời ca tụng chú chó trung thành. Bên cạnh Boatswain, vị thi sĩ cũng nhận nuôi nhiều con vật khác, trong đó có một chú gấu đã được thuần hoá.

Lord Byron kept a pet bear in Trinity College - Amazing things in ...

Trường Đại học Trinity ở Cambridge, nơi Lord Byron học từ năm 1805 đến 1808, không cho nuôi chó trong khuôn viên trường. Tức giận trước các quy tắc, Lord Byron quyết định mua một chú gấu đã được thuần hoá ở hội chợ và mang nó đến ký túc xá sống với mình. Vì không đề cập đến gấu trong quy định cấm nên nhà trường không có lý do để trục xuất chú gấu cũng như chủ sở hữu của nó. Trong suốt thời gian đi học, Lord Byron đã đối xử với chú gấu như chó cưng. Khi rời Cambridge, Lord Byron đã đưa chú gấu về dinh thự của mình ở London.

6. Flannery O'Connor có thể huấn luyện gà đi giật lùi

Why We Wish Flannery O'Connor Was Our Friend

Trước khi trở nên nổi tiếng với tác phẩm A Good Man is Hard to Find và các truyện ngắn xuất sắc khác, nữ nhà văn Flannery O'Connor đã từng xuất hiện trên bản tin Pathé khi chỉ mới 5 tuổi. Lớn lên trong một điền trang ở Georgia nên ngay từ nhỏ Flannery O'Connor đã rất thích chơi với gà con. Không chỉ vậy, cô bé còn có khả năng huấn luyện gà đi giật lùi.

Against the grain: Flannery O'Connor | Books | Creative Loafing ...

Tình yêu của nữ nhà văn với loài sinh vật này vẫn tiếp tục ngay cả khi bà trưởng thành. Bên cạnh sở thích may quần áo cho các chú gà cưng, Flannery O'Connor còn nuôi một đàn công.

A Road Trip to Flannery O'Connor's Farm

7. Charles Baudelaire từng chăm sóc một con dơi

Charles Baudelaire là một trong những nhà thơ có ảnh hưởng lớn tới nền văn học Pháp ở thế kỷ XIX. Một trong những tác phẩm nổi tiếng của ông chính là Les Fleurs du Mal (Hoa Khổ Đau). Ông sống tại khách sạn du Grand Miroir ở Brussels từ năm 1864 đến năm 1866.

Một lần khi đang đi dạo trong khuôn viên khách sạn, có một con dơi đã rơi xuống chân Charles Baudelaire. Vì tưởng con vật bị thương, ông đã nhặt nó rồi cuộn trong khăn tay và mang về phòng chăm sóc. Con dơi được cho ăn bánh mì kèm sữa và ngủ trong một chiếc lồng trước kia là nhà của chú chim hoàng yến. Suốt thời gian chăm sóc con vật, Charles Baudelaire rất thích vuốt ve nó trước sự kinh hãi của cô hầu gái trẻ Nelly.

Khi con dơi bình phục, Charles Baudelaire đã thả nó ở nhà nguyện Sainte-Anne bên kia đường, nơi nó từng cư trú trước đây.

8. Kền kền của Alexandre Dumas

Alexandre Dumas (hay còn được gọi là Alexandre Dumas cha để phân biệt với con trai ông) là một đại văn hào nổi tiếng người Pháp gốc Phi. Những tác phẩm của ông như The Three Musketeers (Ba Chàng Lính Ngự Lâm)The Count of Monte Cristo (Bá Tước Monte Cristo) nhận được sự yêu thích của các độc giả trên toàn thế giới.

Trong toà lâu đài của mình, ngoài năm con chó và một con mèo, Alexandre Dumas còn nuôi thêm ba con khỉ, hai con vẹt, một con chim trĩ vàng và một con kền kền. Alexandre Dumas mua con kền kền từ một người dân địa phương ở Constantine, Algeria với giá rẻ. Tuy nhiên, khi vận chuyển con vật đến Pháp, nhà văn đã phải chi một khoản tiền lớn.

Ban đầu, ông đặt tên con kền kền là Jugurtha để tỏ lòng kính trọng tới vị hoàng đế cổ đại của Numidia. Tuy nhiên, khi sinh sống ở nhà Alexandra Dumas, con kền kền lại thích cư trú trong một chiếc thùng rỗng. Vì vậy, con kền kền được đổi tên thành Diogenes - một triết gia người Hy Lạp sinh sống trong một cái thùng.

9. Nhà soạn kịch Henrik Ibsen từng nuôi bọ cạp

Năm 1865, nhà soạn kịch người Na Uy Henrik Ibsen vẫn chưa được nhiều người biết đến và sinh sống ở Rome với số tiền học bổng ít ỏi. Khi đó ông bắt đầu sáng tác Brand, vở kịch đầu tiên giúp ông nổi tiếng. Trong quá trình viết kịch, Henrik Ibsen phát hiện thấy một con bọ cạp đang bò trên sàn nên ông đã quyết định nhốt con vật vào trong một cốc bia rỗng và đặt nó lên bàn làm việc.

Về sau ông đã kể chuyện này trong một bức thư gửi cho người bạn. "Trong thời gian sáng tác Brand, tôi đã để trên bàn làm việc một chiếc ly chứa con bọ cạp. Thỉnh thoảng, con vật nhỏ trông khá ốm yếu. Vì vậy tôi hay cho nó một miếng trái cây mềm. Con vật tỏ ra tức giận và thường tiêm nọc độc vào đó." Bọ cạp là loài động vật săn mồi thích ăn côn trùng, vì vậy chẳng có gì ngạc nhiên khi con vật tức giận trước chế độ ăn toàn trái cây của nhà soạn kịch.

10. Chú sư tử con Goldfleck của Công chúa Vilma Lwoff-Parlaghy

Công chúa Vilma Lwoff-Parlaghy khá nổi tiếng với vai trò hoạ sĩ vào cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX. Tác phẩm nổi tiếng nhất của bà là bức chân dung nhà khoa học Nikola Tesla năm 1916.

Vilma Lwoff-Parlaghy sinh ra ở Hungary và có thời gian sống ở một số thành phố như Paris, Prague. Sau đó, bà kết hôn với Hoàng tử Nga, được trao tước hiệu Công chúa và chuyển đến sinh sống tại khách sạn Plaza ở New York vào năm 1909.

Bà yêu động vật và rất thích một chú sư tử con ở rạp xiếc. Khi người chủ rạp xiếc từ chối bán chú sư tử cho Vilma Lwoff-Parlaghy, bà đã nhờ người bạn của mình là Nghị sĩ Daniel E. Sickles đến mua con vật. Người chủ rạp xiếc không thể từ chối trước một vị chính khách nên bèn giao lại con sư tử.

Goldfleck the Lion, buried in a New York pet cemetery, lived at ...

Vilma Lwoff-Parlaghy đặt tên chú sư tử con là Goldfleck và cho nó sinh sống tại khách sạn. Thỉnh thoảng bà dùng dây xích đưa Goldfleck đi dạo ở Công viên Trung tâm ở Manhattan, New York. Tuy nhiên, con vật non nớt này không may mắn sống được lâu. Sau khi mắc bệnh, Goldfleck chỉ cầm cự được thêm hai năm rồi qua đời vào năm 1912. Nó là con sư tử duy nhất được chôn cất ở Nghĩa trang thú cưng Hartsdale.

Theo: Tổng hợp
  • Bình luận
  • Lưu tin xem sau
  • Bình luận
  • Copy link
  • Chia sẻ facebook

Bình luận (0)

Trở thành người đầu tiên bình luận trong bài viết này.