• Về đầu trang
Cá Hồi Nuôi
Cá Hồi Nuôi

Idiot, Fame, Gossip... - Những từ tiếng Anh phổ biến nhưng bạn không biết nguồn gốc thú vị của chúng

Độc lạ

Ngôn từ cấu thành nên ngôn ngữ, và ngôn ngữ giúp chúng ta giao tiếp. Các ngôn ngữ cổ như Latin, tiếng Phạn, Hy Lạp là khởi nguyên cho vô số từ trong tiếng Anh hiện đại. Chẳng mấy ai biết được từ nguyên của những từ ta vẫn dùng hằng ngày, phần lớn chúng có nghĩa gốc khá là thú vị đấy.

Sau đây là danh sách 15 từ cùng câu chuyện lý thú về từ nguyên của nó.

1. Quarantine (cách ly/kiểm dịch)

quarantine

Từ "Quarantine" (cách ly) bắt nguồn từ tiếng Ý, là phương ngữ của dân Venice "quaranta giorni", có nghĩa là "40 ngày".

black death 1 bigger

Vào giữa thế kỷ 14, bệnh dịch Cái Chết Đen đã tước đi sinh mạng 30% dân số châu Âu. Để ngăn chặn dịch bệnh lây lan, mọi con thuyền cùng người đi đến Ragusa - một thành quốc (thành phố nhưng có độc lập và chủ quyền như một nước) cai trị bởi dân Venice - phải ở tách biệt tại khu vực hạn chế trong 30 ngày, về sau nâng lên 40.

2. Nepotism (gia đình trị)

neptoism

"Cháu tôi, sếp mới của cậu đây"

"Nepotism" bắt nguồn từ thế kỷ 15, liên quan đến sự thiên vị của Giáo Hoàng đối với con cháu và về sau đưa họ lên làm người kế nhiệm mình.

"Nepotism" (gia đình trị) là không công bằng, sự thiên vị dành cho họ hàng, bằng hữu trong công việc, có mầm mống từ Giáo Hoàng Sixtus IV trong thời gian tại vị 1471- 1484, khi ông đã nâng đỡ nhiều thành viên trong gia đình, nhất là các cháu trai của mình. "Cháu trai" trong tiếng Ý là "nipote", và vào thế kỷ 17 biến thể của nó là "nepote", từ đó chúng ta có từ "nepotism".

sisto iv

Giáo Hoàng Sistux IV

Các Giáo Hoàng khác, và thậm chí bất cứ ai nắm trong tay quyền lực đều duy trì thói cha truyền con nối này bất chấp vật đổi sao dời. Năm 1667, tác giả Gregorio Leti còn viết một quyển sách mang tên Il Nepotismo di Roma, trong đó đề cập nhiều chương về việc các Giáo Hoàng trao quyền kế vị cho con cháu.

3. Fame (danh tiếng)

139862 004 9b1c7a9b

Tượng nữ thần Pheme ở Đại học Mỹ thuật Dresen, Đức

Có một nữ thần Hy Lạp tên là Pheme và phép màu của nàng giúp tiếng Anh ngày nay có từ "fame" (danh tiếng). Nếu yêu thích một ai, nàng sẽ ban cho người đó vinh quang, nếu nàng không hài lòng, người ấy sẽ mắc toàn tai tiếng.

Nữ thần Pheme, hay còn gọi là Fama trong thần thoại La Mã, là hiện thân của danh tiếng. Nàng thường dõi theo câu chuyện của mọi người và loan báo kỳ tích của họ, mỗi khi nàng nhắc đến chiến công của ai, người đó ngay lập tức nổi tiếng.

Virgil, một nhà thơ của thành La Mã đã viết về nàng như thế này:

Chân nàng chạm mặt đất,
nhưng đầu óc nàng trên mây
Biến nhỏ nhặt thành vĩ đại
và vĩ đại hóa khổng lồ

Từ đó chúng ta có từ "fame" (danh tiếng) theo tên nàng.

4. Gossip (buôn chuyện)

gossip

"Gossip" trong tiếng Anh hiện đại bắt nguồn từ tiếng Anh cổ "godsibb", chỉ những làm làm cha mẹ đỡ đầu cho con cái bạn thân họ, dõi theo những đứa trẻ này ngay từ giây phút chào đời. Shakespeare dùng "gossip" đúng theo dạng danh từ, nhưng nhà văn cùng thời Thomas Heywood lại dùng nó như một động từ.
Tuy nhiên có lần Shakespeare đã phá lệ và dùng "gossip" ở dạng động từ: "I'll gossip at the feast" (Ta sẽ buôn chuyện ở bữa tiệc), theo cách mà ta dùng ngày nay. Bữa tiệc "feast" là những sự kiện nơi người ta thường tán gẫu lê thê, nơi bắt nguồn những lời bàn ra tán vào. Vào thế kỷ 19, "gossip" chuyển thể thành ý nghĩa ta dùng hiện nay - buôn dưa lê về người khác và rải tin đồn.

5. Lunatic (người điên)

200 s

Vào thời cổ đại, người ta tin rằng các tuần trăng là nguyên nhân khiến con người hành xử điên khùng. Niềm tin này dẫn tới từ "lunatic", trong đó "luna" là từ Latin chỉ mặt trăng.

"Lunatic" vốn dùng để chỉ người điên từ thế kỷ thứ 4. Các nhà chiêm tinh dùng từ này cho những người hành động khùng khùng hoặc lên cơn động kinh vào những tuần trăng tròn. Aristotle còn khẳng định trăng tròn khiến những người rối loạn lưỡng cực hóa điên.

george condo the lunatic

Bức tranh "The Lunatic" của Geogre Condor

Cho đến tận thế kỷ 18, người ta vẫn tin mặt trăng gây tác động lên nhiều căn bệnh. Thậm chí đến tận thế kỷ 19, các luật sư còn đổ lỗi cho mặt trăng để bào chữa tội lỗi cho thân chủ.

6. Idiot (ngu ngốc)

stupid is

Từ "Idiot" (ngu ngốc) bắt nguồn từ tiếng Hy Lạp, ám chỉ những người từ chối tham gia hoạt động chính trị, hoặc thờ ơ lãnh cảm.
Vào thời Hy Lạp cổ đại, việc tham gia chính trị và các hoạt động xã hội là điều bình thường nên những người không hoạt động chính trị bị xem là ích kỷ, là "idiotes".

459959293

"Idiotes" bắt nguồn từ "idios", có nghĩa là "cá nhân". Một "idiotes" là kẻ thiếu hiểu biết và ích kỷ. Từ này về sau tương thích với tiếng Latin "idiota", có nghĩa là một người đơn thuần, thiếu kinh nghiệm, dốt nát. Và từ đó ta có "idiot" trong tiếng Anh.

7. Checkmate (chiếu bí)

2d2aa136affaf5716a048953a0290d16

Giai đoạn năm 1600, người chơi cờ vua thường chơi theo kiểu thắng nhờ bắt hết quân tốt của đối phương, về sau người Ba Tư cổ đã phát hiện ra lối chơi khiến quân Vua của đối phương rơi vào thế "chiếu bí" mới là lối chơi tối thượng.

"Checkmate" (chiếu tướng) có nguồn gốc từ tiếng Ba Tư cổ "shāh māt", nghĩa đen là "vua hết đường", luật chơi cờ vua ở Ba Tư cũng tương tự như thời nay, khi quân Vua đi vào vị trí ô vuông (check) khiến nó bị chiếu, khi ấy đã “shāh māt” và ván chơi kết thúc. Từ "checkmate" ra đời từ đó.

8. Barbarian (man di)

barbarian

"Babarian" được dùng đầu tiên bởi những người Hy Lạp.
Trong tiếng Hy Lạp, "bárbaros” dùng cho những người "lắp bắp" thứ ngôn ngữ họ không hiểu. Đối với người Hy Lạp, mọi ngôn ngữ nước ngoài bao gồm tiếng Ba Tư và Ai Cập đều vang dội trong tai họ âm thanh như "bar bar bar". Tương tự, trong tiếng Phạn, từ "barbara" chỉ những người nói lắp bắp.

Dân thành Rome lại dùng "barbarian" để chỉ chung những dân tộc không thuộc nền văn minh Hy Lạp - La Mã.

Ngày nay chúng ta dùng "babarian" để chỉ những người thô kệch, dữ tợn, thiếu văn minh. Ý nghĩa này dường như khác xa hoàn toàn với nghĩa gốc xa xưa của nó.

9. "Bug" (lỗi hệ thống máy tính)

Từ "bug" trong ngữ cảnh chỉ sự cố máy tính được sử dụng lần đầu sau khi một con ngài làm hỏng một trong những cái máy tính đầu tiên.

bug

Trước đó, khi Thomas Edison sáng chế ra bóng đèn điện, ông có sử dụng từ "bug" để chỉ lỗi kỹ thuật trong một bức thư cá nhân (bức thư này về sau đã được đấu giá). "Bug" này chưa phải để chỉ con bọ thật.

first bug

"Bug" ngày nay là thuật ngữ chúng ta dùng để xác định lỗi trong hệ thống máy tính thuộc phần mềm, và thuật ngữ này bắt nguồn từ một con bọ thật - chính xác hơn là con ngài. Nhà tiên phong trong khoa học máy tính, Grace Hopper, khi ấy đang làm việc với chiếc máy tính điện cơ học Mark IIMark III. Khi Mark II bị lỗi, họ phát hiện một con ngài mắc kẹt chính là nguyên nhân gây ra sự cố, và Mark Hopper dùng từ "bug" (bọ) khi ghi chép lại sự cố trong sổ tay. Các nhà vận hành, trong đó có William “Bill” Burke, vốn quen dùng thuật ngữ ngành kỹ thuật như Edíon, đã dán con bọ vào sổ tay và ghi chú "trường hợp lỗi gây ra bởi bọ thật đầu tiên được phát hiện".

10. Nice (tốt/đẹp/mang tính tích cực)

Có ai biết được rằng, thời xưa "nice" không mang ý nghĩa tích cực.

nice"Nice" đã từng được dùng để chỉ những thứ dư thừa. Trước thế kỷ 14, từ "nice" ám chỉ những người ngốc nghếch, bắt nguồn từ tiếng Latin. Vào những năm 1300, nó được dùng để chỉ những người ăn vận hào nhoáng quá mức, người rất giàu có hoặc sành điệu.

1870

Đến những năm 1400, "nice" bắt đầu được dùng để gọi những người nhút nhát, những thứ tinh xảo, hoặc những người ăn mặc đẹp. 100 năm sau nữa, "nice" là định nghĩa cho một xã hội lịch sự. Phải đến thế kỷ thứ 18, "nice" mới mang ý nghĩa như chúng ta dùng hiện nay, để chỉ những thứ tốt hoặc mang tính tích cực. Vào cùng thời điểm đó, cụm từ "make nice", ý chỉ làm dịu một tình huống căng thẳng, đã làm tôn thêm ý nghĩa của từ này như chúng ta dùng bây giờ.

11. Quiz (câu đố)

quiz jpg

Nếu năm 1791 Richard Daly, chủ sở hữu nhà hát ở Dublin không chơi một trò đánh cược, hẳn ta đã và đang dùng một từ khác để chỉ trò đánh đố. Ông cá với bạn mình rằng, trong 48 tiếng có thể khiến một từ vô nghĩa do ông nghĩ ra trở thành đề tài bàn tán của dân Dublin. Một buổi chiều, ông sai nhân viên đi khắp thành phố và viết một từ lạ lẫm: "quiz" ngẫu nhiên lên các bức tường. Ngày hôm sau, mọi người đều nói về hiện tượng kì lạ này, và "quiz" trở thành một phần ngôn ngữ của họ.

quiz title

Nhưng phải đến tận giữa thế kỷ 19 từ này mới phát triển thành ý nghĩa ta dùng thời nay. Ban đầu, nó có nghĩa là một người kỳ quặc, hoặc để chỉ một loại đồ chơi như yoyo.

12. Nightmare (ác mộng)

john henry fuseli the nightmare

Bức tranh "The Nightmare" của Henry Fuseli

Bạn có nhớ cảm giác khó thở khi bị tỉnh giấc giữa đêm? Có lý do đằng sau cả. Khoảng những năm 1300, người ta tin rằng đó là do Mare - một linh hồn quỷ dữ, có thể mang hình hài phụ nữ ngồi lên ngực chúng ta lúc ngủ và làm ta ngạt thở.

Bởi vì quỷ thường gắn liền với màn đêm, và con người bị ám ảnh bởi loài quỷ lẩn khuất trong bóng tối, nên từ "night" được thêm vào làm tiếp đầu ngữ, tạo ra "nightmare" như bây giờ.

Niềm tin vào quỷ đã phai mờ theo sự hiện đại hóa của thế giới cùng phát triển khoa học. Tuy nhiên, từ "nightmare" vẫn tiếp tục được sử dụng, không chỉ cho những giấc mơ tồi tệ, mà còn để chỉ những tình cảnh khủng khiếp.

13. Buck (đồng đô la)

pass the buck

"Buck" mang nghĩa một loài động vật thuộc giống đực và có sừng, nhất là hươu nai. Vào thế kỷ 17, da hươu là phương tiện giao đổi hàng hóa có giá trị. Ví dụ, một thùng rượu vang được mua với giá "5 bucks", tức 5 tấm da hươu chứ không phải tiền. Vài thế kỷ sau, xã hội chuyển sang đồng đô la và các tiền tệ khác.

buck skin

Một giả thiết khác ít được tin tưởng hơn đó là "bucks" bắt nguồn từ việc trao đổi buôn bán nô lệ nam, những nô lệ này được đổi để lấy các vật phẩm giá trị khác.

14. Dudes (tiếng lóng chỉ phái nam)

dudes

"Dudes" bắt nguồn từ "doods", được dùng để mỉa mai những người đàn ông trẻ ham thích theo đuổi trào lưu thời trang mới.

doods

Vào thế kỷ 18, khi những người đàn ông Anh Quốc trở về từ chuyến viễn du, họ mang theo về dòng thời trang cao cấp và kiểu cách cầu kỳ. Những người dân thường khi ấy bắt chước theo họ phong cách cắm lông chim trên vành mũ. Chiếc mũ lông chim ấy lại xuất hiện trong bài hát nổi tiếng Yankee Doodle Dandy, người đàn ông ăn diện trong bài hát đeo một chiếc mũ cắm lông chim. Thế nên, từ "doodle" trong bài hát được rút ra, và về sau được rút gọn thành "doods" để gọi những thanh niên mê thời trang, phát âm trại đi thành "dudes".

Thời nay chúng ta dùng "dudes" để chỉ chung các chàng trai thôi.

15. “Third World countries” (chỉ các nước kém phát triển)

third world

Nếu dùng theo nghĩa đúng ban đầu, thì những nước như Phần Lan hay Áo mới là quốc gia thuộc "Thế Giới Thứ Ba".

"Thế giới Thứ Ba" được dùng vào thời Chiến Tranh Lạnh để chỉ những quốc gia trung lập không theo phe Tư bản NATO (Thế giới Thứ Nhất) hay Khối Chủ Nghĩa Cộng Sản (Thế giới Thứ Hai). Hoàn toàn khác với thời nay ám chỉ các nước kém phát triển, đói nghèo.

maxresdefault

Từ này được nhà nhân chủng học và nhân loại học người Pháp Alfred Sauvy dùng trong một bài báo xuất bản trên tạp chí L’Observateur, bài báo truyền đạt quan điểm chính trị trung lập của một số nước gồm Phần Lan, Thụy Sĩ, Thụy Điển, Ireland, và Áo - đó là các nước thuộc "Thế giới Thứ Ba" trong Thế chiến II.

Theo: factsc.com
  • Bình luận
  • Lưu tin xem sau
  • Bình luận
  • Copy link
  • Chia sẻ facebook

Bình luận (0)

Trở thành người đầu tiên bình luận trong bài viết này.