• Về đầu trang
Treng
Treng

Loạt đạo luật khó tin trên thế giới và lý do chúng được thông qua

Độc lạ

1. Không được phép cho nai sừng tấm đi lại trên vỉa hè và vào quán rượu.

istock 621844214

Việc cho một con nai sừng tấm vào quán rượu trên vỉa hè là hành vi bất hợp pháp ở Fairbanks, Alaska. Luật này đã được thông qua vào đầu thế kỷ 20 vì một ông chủ quán rượu rất thích cho những con nai uống rượu. Những con nai này sẽ bị say xỉn, chạy đua với nhau và phá hủy tài sản.

Các quan chức trong thành phố lúc đó đã thông qua luật cấm nai sừng tấm đi lại trên vỉa hè và không thể vào quán rượu của người đàn ông đó. Tuy nhiên, thay vì cho những con nai uống rượu trong quán, người đàn ông đó lại cho chúng say bí tỉ ở trong nhà của mình.

2. Lệnh cấm "chết"

istock 959874286

Chuyện "sinh lão bệnh tử" là việc không bao giờ có thể lường trước, ấy vậy mà một số thị trấn ở các quốc gia khác nhau đã ban hành luật cấm người dân... được chết.

Năm 2012, thị trưởng Falciano dal Massico, Ý đã ban hành lệnh cấm sau khi nghĩa trang địa phương bị quá tải. Ông nói với mọi người rằng họ chỉ được phép chết khi có một nghĩa trang mới được xây dựng. Khi đạo luật này có hiệu lực, ít nhất hai người đã qua đời.

Thị trấn Bordeaux, Pháp cũng ban hành luật cấm tương tự khi nghĩa trang địa phương đã chật và họ không thể mở rộng khu vực này. Thị trưởng đề cập rằng chỉ những người có mảnh đất để chôn cất tại nghĩa trang thì mới được phép chết. Ông cũng cho biết sẽ trừng phạt nghiêm khắc đối với những người phạm luật.

Ở thị trấn Lanjaron, Tây Ban Nha cũng ban hành luật cấm với lý do tương tự. Thị trưởng ra lệnh cho người dân chú ý đến sức khỏe của mình và chỉ được phép chết khi thị trấn giành được mảnh đất mới để xây nghĩa trang.

Longyearbyen, Na Uy là nơi duy nhất trên thế giới có lệnh cấm chết vĩnh viễn. Nơi này đã cấm cư dân chết từ những năm 1950. Thị trấn có hơn 1.000 cư dân này nằm ở gần cực Bắc nhất thế giới với băng tuyết bao phủ quanh năm.

Lệnh cấm được ban hành khi người dân phát hiện các thi thể không hề bị phân hủy mà chỉ bị đóng băng trong nghĩa trang. Điều này có nghĩa là mầm bệnh trong thi thể không hề bị chết và có thể lây lan cho người sống. Trừ những người bị đột tử, những người già yếu và bị bệnh đều phải rời khỏi thị trấn.

3. Không được sử dụng điện thoại di động tại các ngân hàng ở Argentina, Brazil và Philippines.

istock 912960874

Chính phủ ở Rio de Janeiro (Brazil), Argentina và Philippines đã thông qua lệnh cấm khách hàng không được sử dụng điện thoại di động trong các ngân hàng. Lệnh cấm này nhằm giảm thiểu các vụ cướp ngân hàng.

Kẻ xấu đôi khi sẽ vào ngân hàng và theo dõi khách hàng rút tiền. Sau khi khách hàng rời đi, hắn sẽ sử dụng điện thoại di động để hướng dẫn những kẻ khác trong băng đảng cướp của.

Sau hai năm, những vụ cướp như thế đã giảm 23% nhờ khách hàng bị cấm sử dụng điện thoại di động và máy phát vô tuyến. Tại Argentina số lượng vụ án cũng giảm 20%. Tuy nhiên, một số người vẫn hoài nghi về hiệu quả của lệnh cấm, vì hầu hết những kẻ cướp ngân hàng đều theo dõi khách hàng và cướp ở bên ngoài.

Philippines cũng đề xuất một luật tương tự và ngay lập tức được các ngân hàng áp dụng như một quy tắc bất thành văn ngay cả khi luật chưa được thông qua.

4. Phụ nữ không được lái xe ở Ả Rập Xê-út.

istock 971963680

Phụ nữ Ả Rập Xê-út không được phép lái xe cho đến năm 2018. Mặc dù Ả Rập Xê-út không chính thức cấm phụ nữ lái xe, nhưng nơi này lại không cho phép phụ nữ lấy bằng lái. Những người phụ nữ dám lái xe sẽ bị bắt và bị phạt.

Chính quyền Ả Rập Xê-út cho rằng việc phụ nữ lái xe không phù hợp với văn hóa. Việc này có thể phá vỡ trật tự và luật giám hộ trong các gia đình Ả Rập. Thật may mắn là đạo luật phi lý này đã bị bãi bỏ.

5. Không được phép ăn thịt thiên nga ở Anh.

istock 506287144

Tại Vương quốc Anh, việc bắt giữ và ăn thịt thiên nga là hành vi bất hợp pháp. Lệnh cấm được ban hành vào năm 1981 và được thông qua để bảo vệ động vật bản địa. Tuy nhiên, trước đó cũng có một đạo luật cấm ăn công dân Anh ăn thịt thiên nga. Luật đó chỉ được bãi bỏ vào năm 1998.

Không giống như đạo luật năm 1981 liên quan đến bảo tồn, luật cũ quan tâm đến việc bảo vệ thiên nga cho giới quý tộc. Vào thế kỷ 12, giới quý tộc châu Âu coi thịt thiên nga là biểu tượng của sự giàu có và thường được phục vụ trong các bữa tiệc hoàng gia. Trào lưu này nhanh chóng lan rộng sang Anh và được giới quý tộc ủng hộ nồng nhiệt.

Năm 1482, Hoàng gia Anh rất quan tâm bảo vệ nguồn cung cấp thiên nga của mình đến mức thông qua luật hạn chế quyền sở hữu thiên nga đối với giới quý tộc. Bất cứ ai săn bắn, bán và giết thiên nga hay đánh cắp trứng của chúng sẽ phải chịu những hình phạt nghiêm khắc.

6. Pháp cấm sử dụng sốt cà chua trong căn tin trường học.

istock 468927792

Từ năm 2011, Pháp đã thông qua một đạo luật quy định rằng sinh viên không được tự do sử dụng nước sốt (sốt cà chua, sốt mayonnaise,...) trong trường học. Tuy nhiên, sốt cà chua vẫn được phục vụ một lượng nhất định để ăn kèm với món khoai tây chiên kiểu Pháp. Nhưng nếu sinh viên muốn khẩu phần ăn của mình có nhiều sốt cà chua hơn, thì điều đó sẽ không bao giờ xảy ra.

Đạo luật này được thông qua vì những loại sốt này làm hỏng mùi vị ẩm thực Pháp. Không chỉ vậy, chúng còn chứa nhiều đường không tốt cho sức khỏe.

7. Hàn Quốc cấm học sinh chơi game online từ lúc nửa đêm đến 6 giờ sáng.

istock 979198640

Năm 2011, Chính phủ Hàn Quốc thông qua Luật Tắt máy để hạn chế việc chơi game quá mức ở tuổi thanh thiếu niên. Cụ thể, đạo luật này yêu cầu các thanh thiếu niên dưới 16 tuổi phải ngừng chơi game online trong khoảng thời gian từ 12:00 đêm đến 6:00 sáng.

Tuy nhiên, họ có thể tiếp tục chơi các trò chơi ngoại tuyến trên điện thoại, máy tính bảng, máy tính xách tay. Lệnh cấm sau đó đã được sửa đổi để các học sinh dưới 16 tuổi có thể chơi game online nhưng phải được sự cho phép của bố mẹ.

8. Thị trấn Green Bank, Virginia cấm sử dụng điện thoại di động.

green river telescope

Tại thị trấn nhỏ Green Bank, Virginia, việc sử dụng điện thoại di động, Wi-Fi, radio hay lò vi sóng đều là hành vi bất hợp pháp. Tại vì nơi này có kính thiên văn vô tuyến lớn nhất thế giới được vận hành bởi Đài quan sát thiên văn vô tuyến quốc gia (NRAO).

Vì kính thiên văn nhận tín hiệu vô tuyến từ các ngôi sao và thiên hà xa xôi nên chúng thường rất yếu. Các tín hiệu vô tuyến gần đó có thể cản trở hoạt động của kính thiên văn. Vào năm 1958, Quốc hội đã thông qua lệnh cấm các thiết bị vô tuyến xung quanh đài quan sát.

Theo: Tổng hợp
  • Bình luận
  • Lưu tin xem sau
  • Bình luận
  • Copy link
  • Chia sẻ facebook

Bình luận (0)

Trở thành người đầu tiên bình luận trong bài viết này.