• Về đầu trang
Chim Điên
Chim Điên

Rùng mình thăm quan bảo tàng lưu trữ hình xăm trên da người chết

Độc lạ

Tại bảo tàng Bệnh học Y khoa-Đại học Tokyo, Tiến sĩ Masaichi Fukushi sinh năm 1878, là một nhà nghiên cứu bệnh học nhưng ông cũng đã rất hứng thú với nghệ thuật xăm mình ở Nhật Bản. Fukushi đã tiến hành lấy vùng da có hình xăm của người hiến tặng, kéo thẳng thớm chúng ra và đặt trong một hộp kín để bảo quản.

b

Ông cũng sẵn sàng chi trả tiền cho những người không đủ khả năng để xăm kín cơ thể với điều kiện họ sẽ cho phép ông sử dụng phần da trên cơ thể họ sau khi chết. Hiện tại có khoảng 105 tác phẩm bằng da (trong đó có nhiều bộ body suit) được trưng bày tại viện bảo tàng này.

2

Lần đầu tiên ông Fukushi dành mối quan tâm đặc biệt với các hình xăm khi ông nghiên cứu về nốt ruồi trên da người (năm 1907). Từ đó, chúng dẫn dắt ông tiếp xúc với nhiều hơn về hình xăm - ông khám phá ra rằng mình có thể so sánh sự di chuyển của các sắc tố nốt ruồi dễ dàng hơn bằng cách nghiên cứu các chuyển động của chúng dưới lớp da đã xăm. Sau đó ông còn phát hiện ra rằng vùng da sau khi được xăm đã ngăn chặn sự tái phát của bệnh giang mai, phát hiện đó khiến ông quan tâm hơn về nghệ thuật xăm.

1

Và đến năm 1920, khi bác sĩ Fukushi được thăng chức ở Bệnh viện tưởng niệm Mitsui tại Tokyo, tại đây, ông khám phá ra được nhiều hơn về những hình xăm, chúng cũng giúp ích khá nhiều trong suốt sự nghiệp lao động của ông. "Mitsui" là hoạt động từ thiện tại bệnh viện, tầng lớp dân lao động nghèo ở xã hội Nhật Bản có thể đến đây để điều trị - việc này giúp Tiến sĩ Fukushi có cơ hội tiếp xúc với nhiều hình xăm hơn.

a

Sau một thời gian ngắn ở Đức, Fukushi quay trở về Nhật và làm việc tại Đại học Y khoa Nippon. Ông tiếp tục nghiên cứu về sắc tố da và sự phát triển bẩm sinh của các nốt ruồi cũng như một lần nữa ông quay lại nghiên cứu các hình xăm của người sống lẫn người chết.

3

Tại bệnh viện Nippon, ông đã tìm ra phương pháp điều trị và bảo vệ các lớp da có chứa hình xăm, ông tìm ra cách làm thế nào để kéo căng và đặt da người chết vào những cái khung kính, những phương pháp này cũng giúp ích cho việc nghiên cứu Y khoa.

4

Cũng phải nói thêm rằng Tiến sĩ Fukushi cực kỳ quan tâm đến hình xăm dưới con mắt người nghệ sĩ. Ông sẵn sàng chi trả cho một người nếu họ hết tiền khi chưa hoàn thành tác phẩm. Đổi lại, ông sẽ được sở hữu da của họ sau khi chết, tất nhiên thay vì phải sống ô nhục nửa đời còn lại với hình xăm "dở dở ương ương", nhiều người sẵn sàng đồng ý với ông. Bằng những trao đổi này, ông Fukushi đã nhận được nhiều sự kính trọng và ngưỡng mộ bởi nhiều nghệ sĩ xăm hàng đầu Tokyo, thậm chí cả các nghệ sĩ ở vùng lân cận và nước ngoài cũng biết đến tên tuổi của ông.

5

Từ năm 1927 - 1928, Fukushi đã bắt đầu làm việc tại các nước phương Tây. Ông cung cấp những bài giảng về sắc tố, cũng như truyền bá rộng rãi về phong cách xăm mình của Nhật Bản trong suốt quá trình này. Thật không may rằng trong một lần đến Mỹ, một xe tải chở các bộ da đã bị đánh cắp ở Chicago. Chiếc xe ấy hiện nay vẫn chưa được tìm thấy dù lúc đó ông đã trao giải thưởng khá lớn nếu ông nhận lại được các món đồ giá trị ấy. Trong suốt cuộc đời của mình, tiến sĩ Fukushi đã tạo nên một bộ sưu tập với hơn 3000 bức ảnh về công việc cũng như hình ảnh catalog đầy đủ chụp lại chi tiết thông tin của những người hiến tặng da.

6

Đáng buồn rằng đa số những bức hình đều bị mất sau những vụ thành phố Tokyo bị đánh bom vào năm 1945 trong Thế chiến II, đa số các tòa nhà của trường Đại học đều bị phá hủy. Một may mắn nhỏ là số da còn lại được ông lưu trữ ở một địa điểm khác, chúng đã được cứu và vẫn còn tồn tại  nguyên vẹn cho đến ngày nay. 7

Cũng trong những năm 1940 - 1950, nhiều bài báo và tạp chí đã xuất hiện, nói về công việc của ông Fukushi, bao gồm cả tạp chí Life của Mỹ vào ngày 11/3/1946.

8

Sau khi ông qua đời, quyền sở hữu bộ sưu tập da xăm này được chuyển cho con trai của ông - Kalsunari, anh cũng là nhà nghiên cứu bệnh học về ung thư đồng thời anh cũng chia sẻ tình yêu với hình xăm giống như cha mình đương thời. Ngay từ nhỏ, cậu bé Kalsunari đã thường xuyên đến thăm thú nhiều studio xăm mình nghệ thuật cùng với cha mình. Kalsunari Fukushi cũng đã xuất bản nhiều bài báo và bài viết về chủ đề xăm mình trong nhiều năm trong cuốn Nhật Ký Xăm Hình Màu Minh Họa Nhật Bản (Japanese Tattooing Colour Illustrated) xuất bản năm 1972 và cuốn Thế Giới Horiyoshi (Horiyoshi's World) xuất bản năm 1983, trong đó Kalsunari miêu tả công việc và đam mê của cha mình về nghệ thuật xăm mình.

9

Và trong ấn phẩm Tattoo Time (tập 4, số 1) của Don Ed Hardy đã xuất hiện một bài viết tuyệt vời về chủ đề sưu tập da có tựa đề Vẫn Còn Có Thể Nhìn Thấy (Remains To Be Seen) năm 1987. Bản thân Kalsunari cũng đã thu thập được hơn 20 bộ da xăm mình cho riêng mình và trường Đại học Tokyo hiện đang giữ 105 bộ da trong đó có nhiều bộ body suit. Chúng vẫn được trưng bày tại văn phòng y tế trường Đại học Tokyo tuy nhiên không mở cửa tự do. Thỉnh thoảng vẫn có một số buổi tham quan được cấp giấy phép dành cho đa số là bác sĩ, tiến sĩ đến chiêm ngưỡng và hiểu hơn về lịch sử xăm mình.

10

Theo: Tổng hợp
  • Bình luận
  • Lưu tin xem sau
  • Bình luận
  • Copy link
  • Chia sẻ facebook

Bình luận (0)

Trở thành người đầu tiên bình luận trong bài viết này.