• Về đầu trang
Thanh Yên
Thanh Yên

Twins Study: Thí nghiệm tàn ác tách rời các đa bào thai ở Mỹ

Độc lạ

Đó chính là thí nghiệm song bào thai làm rúng động nước Mỹ vào những năm 80 của thế kỷ trước, đến sau này nó được dựng thành bộ phim phóng sự Three Identical Strangers nổi tiếng từng được đề cử giải BAFTA cho Phim tài liệu hay nhất năm 2018.

Tin rằng không ít người chỉ cần qua hình ảnh hoặc những đoạn giới thiệu ngắn đã có thể đoán được đại khái mọi chuyện. Ba đứa trẻ sinh ba vô tình gặp lại nhau, vạch trần thí nghiệm bí mật chia lìa các cặp song bào thai hoặc đa bào thai.

Thế nhưng trong phóng sự này, không chỉ đề cập đến vấn đề phát triển của một con người, mà còn bàn về chứng trầm cảm và liệu hoàn cảnh sống hay gen mới là thứ ảnh hưởng đến sự phát triển của một con người. Nên trừ việc bản thân sự việc vô cùng phức tạp, thì động cơ, quá trình, đối tượng của nó cũng phải làm chúng ta suy nghĩ rất nhiều.

Vào năm 1980, Bobby Shafran thi đậu vào một trường đại học Mỹ. Ngay từ ngày đầu tiên bước vào cổng trường, cậu đã thấy rất lạ, hầu hết mọi người trong trường đều quen biết cậu. Điều này làm cậu vừa vui vẻ vừa hoang mang, mãi đến khi nghe người ta gọi mình là Eddy cậu mới vội vàng nói với họ đã nhận sai người rồi.

Ai nấy đều vô cùng ngạc nhiên, trên thế giới này sao lại có hai người giống nhau như hai giọt nước mà không hề có một mối liên hệ về huyết thống nào? Loại bỏ khả năng phẫu thuật chỉnh hình, thì tình huống này không phải là không thể xảy ra, bởi những người xa lạ khác nhau về nơi sống, tuổi, tộc người thậm chí là giới tính đều có khả năng giống hệt nhau.

Giới khoa học giải thích hiện tượng này là vì những con người đó có bộ gen được sắp xếp giống hệt nhau. Chúng ta đều biết gen có tính đa dạng nhưng đồng thời cũng chỉ có một số lượng nhất định, tình huống hai bộ gen đến từ những con người xa lạ giống hệt nhau này, giống như khi chơi bài ta không ngừng tẩy bài, mãi đến khi nào đó, bộ bài trên tay ta sẽ có thứ tự hệt như lúc đầu.

Những người trong trường nhanh chóng phát hiện Bobby và Eddy không chỉ có ngoại hình giống nhau mà còn có chung một ngày sinh, tháng sinh, năm sinh. Duyên phận hiếm thấy thế này làm người ta khó mà tin được rằng đây chỉ là sự trùng hợp.

Quả nhiên, sau khi điều tra và chứng thực, Bobby và Eddy là một cặp song sinh đến từ cùng một trung tâm nhận nuôi trẻ em, họ thật sự là anh em ruột đã thất lạc nhau 19 năm. Sự việc này nhanh chóng được truyền thông phóng đại và đưa tin, họ lan truyền câu chuyện đoàn tụ của cặp song sinh này khắp phố lớn ngỏ nhỏ.

Lúc này một thanh niên tên David Kellman vô tình đọc được bài báo về cặp song sinh này, cậu ta vô cùng chấn động, bởi vì cậu ta phát hiện mình và hai người trên báo không khác gì một khuôn đúc ra. Khi xem kỹ lại thông tin, David còn phát hiện ngày tháng năm sinh của mình giống hệt hai người trên báo, thậm chí họ còn đến từ cùng một trung tâm nhận nuôi trẻ. Vì thế David và cha mẹ đã chủ động liên hệ với truyền thông, nói rõ tình huống của mình.

Sau một phen trắc trở kiểm chứng, người ta cho ra kết luận cả ba là em em ruột thịt 100%, xác suất cho ra tam bào thai cùng trứng cao tới tới khó tin này đã xảy ra với họ.

Câu chuyện kì tích về tam bào thai gặp lại nhau sau 19 năm nhanh chóng trở thành chủ đề bàn tán của người Mỹ. Không ít truyền thông còn mời cả ba anh em tham gia các Talkshow, kể lại câu chuyện về cuộc đời mình và những chuyện lý thú khác.

Cho dù đã bị chia rẽ suốt 19 năm dài, nhưng cả ba người đều có rất nhiều điểm tương đồng, tỷ như họ đều thích ăn món Trung, thích cùng một màu, thích cùng loại hình phụ nữ.

Thế nhưng trong lúc tất cả mọi người đều vui mừng vì sự tái ngộ của họ, thì các cặp cha mẹ nuôi của họ đang vô cùng nghi hoặc.

Tại sao lúc ấy trung tâm nhận nuôi phải tách ba anh em ra rồi đưa cho những gia đình khác nhau nhận nuôi? Dựa vào đâu họ dám cướp đi cái quyền được nhận biết người thân và biết được thân thế, bối cảnh của những đứa trẻ này?

Lewis Riise – người đại diện của trung tâm nhận nuôi cho biết, họ xuất phát từ mục đích mang lại lợi ích lớn nhất cho ba anh em nên mới quyết định chia rẽ chúng, dù sao không mấy gia đình đủ sức nhận nuôi cùng lúc ba đứa trẻ.

Tuy có hơi gượng ép, nhưng lời giải thích này phần nào ổn định được lòng người. Ba anh em và ba gia đình đều rất vui vẻ khi được kết nối với nhau thế này.

Mãi khi Lawrence Wright – một tác gia của Mỹ ngẫu nhiên phát hiện được một bài luận văn phân tích về trạng thái tinh thần của trẻ em, bên trong luận văn trích dẫn một thực nghiệm xã hội cực kì bí mật, thực nghiệm này được thực hiện bằng cách chia rẽ các đa bào thai để tiến hành nghiên cứu. Càng trùng hợp là hầu hết những đứa trẻ bên trong đều đến từ trung tâm nhận nuôi trẻ em của Lewis Riise.

Trên thực thế giới khoa học gọi những nghiên cứu thực nghiệm về các đa bào thai thế này gọi là Twins study, nó là một công cụ nghiên cứu quan trọng trong di truyền học. Thông qua so sánh đặc thù riêng trong quá trình phát triển của của các sặp song sinh, người ta biết được mức độ ảnh hưởng của di truyền và hoàn cảnh sống lên những cặp song sinh.

Đến tận ngày nay các nhà khoa học vẫn đang không ngừng nghiên cứu xem gen và hoàn cảnh trưởng thành thứ nào ảnh hưởng lên sự phát triển của trẻ nhiều hơn.

Nếu nghiên cứu trên những đa bào thai bằng cách tách chúng ra và cho chúng lớn lên trong hoàn cảnh khác nhau, rất có thể câu hỏi này sẽ được giải đáp. Bởi vì các đa bào thai cùng trứng thường có gen giống nhau ở mức độ rất cao.

Nhưng thực nghiệm này vi phạm đạo đức khoa học nghiêm trọng, không một ai có quyền biến cả cuộc đời những con người khác thành loài chuột trong phòng thí nghiệm.

Nhưng vào những năm 50-60 của thế kỷ trước, các nghiên cứu về tâm lý học đang trong thời kì phát triển điên cuồng. Các ngành học không có hệ thống rõ ràng, rất nhiều nhà nghiên cứu bỏ lại tất cả đạo đức luân lý để hoàn thành thực nghiệm của mình. Những thực nghiệm như Milgram, Stanford đều xuất hiện trong thời kì này. Thí nghiệm chia rẽ đa bào thai cũng bắt đầu từ đây và được bác sĩ tâm thần nổi tiếng của Mỹ Peter Neubaur đứng ra thực hiện

Peter hợp tác với trung tâm nhận nuôi trẻ của Lewis, chia các đôi song bào thai hoặc đa bào thai ra, cho các gia đình khác nhau nhận nuôi, rồi cử các nghiên cứu viên đi theo giám sát từ một nơi bí mật.

Như ba anh em kể trên được đưa đến ba gia đình thuộc tầng lớp xã hội khác nhau: Cha mẹ Bobby là bác sĩ và kiểm sát trưởng là một gia đình thượng lưu giàu có điển hình; cha mẹ Eddy là giáo sư đại học – gia đình trí thức điển hình; cha mẹ David thì kinh doanh một cửa hàng tạp hoá – gia đình bình dân điển hình.

Khi mới được nhận nuôi, cả ba đều bị giám sát và ghi lại mọi hoạt động để phục phụ cho thực nghiệm. Ngoại trừ khống chế hoàn cảnh sống của những đứa trẻ, họ còn dùng những tài liệu này để nghiên cứu sự phát triển qua gen di truyền của chứng trầm cảm. Do mẹ ruột của cặp sinh ba này từng mắc bệnh trầm cảm một thời gian dài, cuối cùng tự sát chết.

Không ít người nổi tiếng mắc chứng bệnh trầm cảm dẫn đến tự sát

Sau khi sự thật đằng sau cuộc hội ngộ của cặp sinh ba được vạch trần, những đứa trẻ được nhận nuôi từ trung tâm nhận nuôi trẻ trên lần lượt tìm lại được anh chị em thất lạc nhiều năm của mình.

Đến tận ngày nay người ta vẫn chưa xác định được có bao nhiêu song bào thai và đa bào thai đã bị chia lìa thế này.

Vào năm 1980 khi ba anh em gặp lại nhau, thực nghiệm này đã bị đóng lại hoàn toàn.Thành phố New York còn ra quy định nghiêm cấm các trại mồ côi, trung tâm nhận nuôi chia tách các đa bào thai.

Kết quả nghiên cứu của thực nghiệp kể trên chưa bao giờ được công khai, cũng không có bất kì bài luận văn hoặc phát biểu khoa học chính thức nào. Số liệu thực nghiệm được đưa vào thư viện đại học Yale khoá lại.

Để tránh làm tổn thương đến đương sự trong thí nghiệm, tất cả những tư liệu hiện hữu của thực nghiệm chỉ được công bố khi tất cả đương sự đều đã qua đời.

Tuy nhiên từ ba anh em trên ta có thể nhận ra rất nhiều điểm tương đồng của họ, có vẻ như gen di truyền đã chiếm ưu thế, thế nhưng câu chuyện của họ còn chưa dừng lại ở đây.

Sau khi nổi tiếng, họ mở một nhà hàng ở New York lấy tên là Tam bào thai. Ngay từ đầu việc buôn bán khá thuận lợi, nhưng rồi chẳng mấy chốc tình hình đã thay đổi.

Thực tế, tính cách ba người không giống nhau, Bobby khá bảo thủ, David bình tĩnh, Eddy thì hay đa sầu đa cảm. Quan trọng hơn, ba anh em chưa bao giờ lớn lên cùng nhau không biết cách chung sống với nhau thế nào. Khi cả ba cùng mở nhà hàng, vô số mâu thuẫn không thể điều tiết đã nảy sinh. Cuối cùng Bobby không chịu nổi quyết định rời khỏi.  

Sự ra đi của Bobby mang đến đả kích không nhỏ cho Eddy, chẳng bao lâu sau Eddy mắc bệnh trầm cảm, rồi qua đời vì tự sát. Cuối cùng David đóng cửa nhà hàng trở thành một người tư vấn bảo hiểm.

Có người nói Eddy qua đời là vì đã xảy ra mâu thuẫn với anh em và sự ra đi của Bobby thành cọng rơm đè chết lạc đà. Nhưng không ai dám cam đoan chuyện này có liên quan tới việc anh bị bắt rời xa anh em của mình ngay từ khi còn nhỏ không.

Không chỉ riêng Eddy nhiều người có liên quan nhận thấy hầu hết những đứa trẻ bị kéo vào thực nghiệm này đều có một ít vấn đề về tâm lý khi còn nhỏ.

Người ta cho rằng những đứa trẻ song bào thai hoặc đa bào thai bị tách nhau ra rất dễ mắc chứng rối loạn lo âu, thường có những cảm xúc lo lắng, bất an hoặc có những cảm xúc tiêu cực. Tỷ như khi còn nhỏ David thường hỏi cha mẹ nuôi anh em của mình đâu, hay cả ba anh em đều từng có triệu chứng của bệnh rối loạn lo âu như cảm xúc thường xuyên mất khống chế, tự đập đầu vào tường,...

Chính vì thế ngay từ đầu việc chia rẽ các đa bào thai hoặc đa bào thai đã mang tới ảnh hưởng không nhỏ trong quá trình phát triển của chúng, sự thiếu hụt này không cách nào bù lại được.

Chỉ vì tìm kiếm câu trả lời cho việc liệu ảnh hưởng của gen di truyền lớn hơn hay hoàn cảnh sống lớn hơn ấy mà đã cuộc đời của bao nhiêu người đã bị huỷ hoại, liệu có đáng hay không?

Theo: zhihu
  • Bình luận
  • Lưu tin xem sau
  • Bình luận
  • Copy link
  • Chia sẻ facebook

Bình luận (0)

Trở thành người đầu tiên bình luận trong bài viết này.