• Về đầu trang
Quang Niên 光年
Quang Niên 光年

Những khu bảo tồn thiên nhiên ấn tượng nhất thế giới, chỉ nhìn thôi cũng thấy bình yên

Du lịch

Bước chân vào một khu nhà kính và bạn sẽ tìm thấy những thực vật nhiệt đới phát triển mạnh mẽ ở vùng có mùa đông kéo dài sáu tháng, cùng hệ thực vật vùng sa mạc đang lớn lên tại những thành phố có mưa rơi mỗi ngày.

Những ngôi nhà kính với hiệu quả cao giúp cho người nông dân và thợ làm vườn có được lợi thế bắt đầu mùa vụ nghịch. Đây là một công việc quan trọng, nhưng hơn thế nữa là những khu bảo tồn công cộng được trang trí công phu, được xây dựng từ thời Nữ hoàng Victoria, thu hút trí tưởng tượng của mọi người.

Khu bảo tồn Rừng Mây (The Cloud Forest) ở công viên Gardens by the Bay của Singapore. Thác nước trong hình là thác nước trong nhà lớn nhất thế giới. Ảnh: Dutsadee/Shutterstock.

Khu bảo tồn Rừng Mây (The Cloud Forest) ở công viên Gardens by the Bay của Singapore. Thác nước trong hình là thác nước trong nhà lớn nhất thế giới. Ảnh: Dutsadee/Shutterstock.

Những khu vườn trong nhà từ thế kỷ 19 vẫn còn phổ biến đến ngày nay, và những ngôi nhà kính mới vẫn đang được xây dựng, một số có kiến trúc hiện đại trong khi một số khác được tái tạo lại phong cách giống những nhà kính năm 1800.

Đến khi nào người ta vẫn còn nghĩ có điều gì đó kỳ diệu khi bước ra khỏi cuộc sống thường ngày mà đi vào thế giới tự nhiên lạ lẫm, thì những nhà kính vẫn còn được ưa chuộng. Dưới đây là danh sách 10 khu bảo tồn tự nhiên hấp dẫn nhất trên thế giới.

Vườn Kew, Luân Đôn

Nằm trong khu phố Richmond dọc theo dòng sông Thames, vườn Kew tự hào với hơn 3.000 loại thực vật khác nhau và có ba khu bảo tồn chính.

Hai khu bảo tồn có từ thời Victoria. Khu Nhà Cọ (Palm House) được xây dựng vào những năm 1840, tập trung vào cây lá nhiệt đới. Khu Nhà Ôn đới (Temperate House) mới hơn (được xây dựng từ năm 1859 đến năm 1898) là ngôi nhà kính lớn nhất thế giới vẫn còn tồn tại từ thời Victoria tính theo diện tích.

Khu Nhà Cọ (Palm House), một trong ba khu bảo tồn của Vườn Kew, với các con đường của du khách đi xuyên qua những tán cây nhiệt đới xanh tươi. Ảnh: Kiev.Victo/ Shutterstock.

Khu Nhà Cọ (Palm House), một trong ba khu bảo tồn của Vườn Kew, với các con đường của du khách đi xuyên qua những tán cây nhiệt đới xanh tươi. Ảnh: Kiev.Victo/ Shutterstock.

Khu bảo tồn thứ ba, là một nhà kính hiện đại hơn. Khu Bảo tồn của Hoàng tử xứ Wales (Princess of Wales Conservatory) được mở cửa và đặt tên bởi Công nương Diana vào thập niên 1980. Nó nổi bật với hệ thống điều tiết các vi khí hậu bằng 10 máy tính, mỗi kiểu khí hậu sở hữu những giống cây trồng khác nhau.

Kew cũng có một nhà kính môi trường nước, là một trong những nhà kính lâu đời nhất, gần đây đã xây thêm một ngôi nhà với môi trường núi cao để trồng những thực vật vùng cao trong điều kiện được kiểm soát chặt chẽ.

Khu bảo tồn Muttart, Edmonton

Khu bảo tồn Muttart của Edmonton tại Canada nằm ở gần trung tâm thành phố, là một phần biểu tượng của cảnh quan thành phố với bốn nhà kính hình dạng kim tự tháp. Mỗi tòa nhà đều có từng chủ đề riêng.

Kim tự tháp Ôn đới (Temperate Pyramid) có cây cối đến từ vùng Đại Ngũ Hồ, nhưng cũng có từ những khu vực ôn đới khác như phần Châu Úc ôn đới và vùng núi cao Châu Á.

Kim tự tháp Khô hạn (Arid Pyramid) có thực vật đến từ những sa mạc ở năm châu lục khác nhau, trong khi Kim tự tháp Nhiệt đới (Tropical Pyramid) thì nổi bật với thực vật từ rừng mưa nhiệt đới và cỏ xanh, cây xanh nhiệt đới và thác nước đổ.

Đây là nhà của hàng ngàn cây cối, bốn kim tự tháp ở Khu bảo tồn Muttart là một công trình trong cảnh quan của thành phố Edmonton. Ảnh: Harold Stiver/ Shutterstock.

Đây là nhà của hàng ngàn cây cối, bốn kim tự tháp ở Khu bảo tồn Muttart là một công trình trong cảnh quan của thành phố Edmonton. Ảnh: Harold Stiver/ Shutterstock.

Cả bốn kim tự tháp này đều được triển lãm theo mùa và thay đổi sau mỗi vài tháng. Ngôi nhà kính này được mở cửa vào năm 1976, được điều hành bởi thành phố Edmonton.

Đây là nơi được chọn làm nơi tổ chức tiệc cưới hay các sự kiện đặc biệt khác. Toàn bộ khu bảo tồn được trùng tu lại vào khoảng một thập niên trước với tổng chi phí hơn 6 triệu USD.

Gardens by the Bay, Singapore

Ở hầu hết các nơi trên thế giới, những khu bảo tồn được xây dựng để trồng cây nhiệt đới trong tại nơi có khí hậu lạnh hơn. Nhưng ở vùng Đông Nam Á nóng và ẩm, thì cây lá nhiệt đới không cần sự bảo vệ.

Thay vào đó, hai khu bảo tồn trong công viên Gardens by the Bay mang thiết kế tương lai được làm mát bên trong chứ không phải làm ấm. Rừng Mây (Cloud Forest) và Nhà vòm Hoa (Flower Dome) là những nhà kính ngoại cỡ với lối kiến trúc được ví như những vỏ sò bám trên cát.

Công viên Gardens by the Bay của Singapore được xây dựng trên một khu đất hoang. Ảnh: Allie Caulfield /Wikimedia Commons.

Công viên Gardens by the Bay của Singapore được xây dựng trên một khu đất hoang. Ảnh: Allie Caulfield /Wikimedia Commons.

Nhà vòm Hoa rộng ba mẫu với bảy khu vườn chủ yếu là hoa từ vùng bán khô hạn như Địa Trung Hải. Trong khi đó, Rừng Mây mờ ảo mô phỏng môi trường ở những ngọn núi nhiệt đới có độ cao hơn 3.300 feet (khoảng 1 km).

Khu bảo tồn này có diện tích nhỏ hơn, nhưng nó có nhiều khu vực với các chủ đề và loài thực vật khác nhau. Singapore cũng tự hào khi sở hữu thác nước trong nhà cao nhất thế giới.

Khu bảo tồn Enid A. Haupt, Vườn bách thảo New York

Khu bảo tồn Enid A. Haupt với phong cách thời Victoria, là công trình lớn nhất ở thời đại của nó tại đất nước này, nằm trong Vườn bách thảo New York ở quận Bronx. Nhà kính được xây dựng từ năm 1902 khi người sáng lập khu vườn bách thảo là Nathaniel và Elizabeth Britton được truyền cảm hứng sau chuyến thăm Vườn Kew của Anh Quốc.

Trong thực tế, nó đã dự kiến bị phá hủy vào năm 1970 nhưng được giữ lại bởi người hiện đang được đặt tên cho nó, Enid Haupt, một mạnh thường quân đóng góp hàng triệu đô la cho công việc cải tạo và thiết lập nhiều quỹ hoạt động cho tương lai.

Khu bảo tồn Enid Haupt ở quận Bronx, thành phố New York là nhà kính từ thời Victoria lớn nhất ở Mỹ. Ảnh: King of Hearts/Wikimedia Commons.

Khu bảo tồn Enid Haupt ở quận Bronx, thành phố New York là nhà kính từ thời Victoria lớn nhất ở Mỹ. Ảnh: King of Hearts/Wikimedia Commons.

Nhà kính tổ chức các sự kiện theo mùa như buổi diễn hoa lan và các buổi triển lãm vào dịp nghỉ lễ. Tất cả chúng cùng một khu vườn vĩnh cửu được đặt trong 11 khu nằm xung quanh một cấu trúc hình mái vòm được gọi là Nhà Cọ. Bên cạnh các chương trình biểu diễn theo chủ đề, Haupt còn nổi tiếng với bộ sưu tập các loài cây cọ, vườn nhiệt đới và triển lãm xương rồng, thực vật sống trong môi trường dưới nước và thực vật ăn thịt.

Khu bảo tồn Bicentennial, Adelaide

Khu bảo tồn Bicentennial là một trong ba nhà kính thuộc Vườn bách thảo Adelaide của Úc. Nhà Cọ nơi đây là một nhà kính từ thời Victoria, cây cối được nhập trực tiếp từ Đức vào thế kỷ 19, trong khi đó, Khu Bông súng Amazon (Amazon Waterlily Pavilion) được xây dựng vào năm 2007 để nuôi trồng loài thực vật cùng tên trong môi trường hiện đại và tiết kiệm năng lượng.

Khu bảo tồn Bicentennial là khu nổi bật nhất bởi kích thước và thiết kế dạng cong độc đáo. Với điểm cao nhất là 27 mét, tòa nhà đặc biệt đã được khen ngợi về thiết kế kiến trúc của nó. Đúng như tên gọi của nó, nó được xây dựng vào năm 1988 để kỷ niệm 200 năm hạm đội tàu tuần dương đầu tiên của Anh Quốc cập cảng Sydney vào năm 1788.

Những con đường uốn cong băng qua các khu rừng ở Khu bảo tồn Bicentennial của Úc. Ảnh: Sean Heatley/ Shutterstock.

Những con đường uốn cong băng qua các khu rừng ở Khu bảo tồn Bicentennial của Úc. Ảnh: Sean Heatley/ Shutterstock.

Nhà kính bảo tồn những loài thực vật từ những khu vực quanh Châu Đại Dương, một số loài trong đó có nguy cơ bị tuyệt chủng trong môi trường sống tự nhiên của chúng.

Ban quản lý của khu vườn đã có những thay đổi lớn vào năm 2012 khi họ quyết định ngừng hệ thống kiểm soát khí hậu để giảm chi phí ngân sách và giảm khí thải carbon của nhà kính. Mặc dù gây nhiều tranh cãi, nhưng quyết định này đồng nghĩa với việc giảm phí vào cổng và giờ đây du khách có thể tham quan miễn phí.

Nhà cọ Schönbrunn, Vienna

Cung điện Schönbrunn của Vienna là nơi cư trú của những người đứng đầu Đế quốc La Mã. Cung điện và khu vườn đã trở thành điểm du lịch lớn kể từ những năm 1950.

Nhà cọ Palmenhaus là một trong bốn nhà kính của cung điện. Được xây dựng vào khoảng từ năm 1880 đến năm 1882, khu nhà có ba vùng riêng biệt, một nhà lạnh, một nhà ôn đới và một nhà nhiệt đới hay nhà nóng. Cấu trúc thép khung của nó chứa 45.000 cửa sổ, là nhà kính lớn nhất ở Châu Âu.

Nhà cọ Schönbrunn được xây dựng vào thập niên 1800, có đến 4.500 cửa sổ. Ảnh: Shchipkova Elena/ Shutterstock.

Nhà cọ Schönbrunn được xây dựng vào thập niên 1800, có đến 4.500 cửa sổ. Ảnh: Shchipkova Elena/ Shutterstock.

Nhà cọ này có 4.500 loài thực vật khác nhau, khiến nó là một trong những vườn thực vật cổ điển lớn nhất trên thế giới. Một số đặc điểm nổi bật của nơi đây (ngoài lối kiến trúc) là cây ô liu 350 năm tuổi - món quà từ Tây Ban Nha, một bộ sưu tập cây cọ và cây Coco de Mer quý hiếm chỉ nở hoa hàng chục năm một lần.

Vườn bách thảo Copenhagen

Vườn bách thảo Copenhagen là nơi có ngôi nhà kính sở hữu số lượng bộ sưu tập thực vật lớn nhất nhì thế giới, tổng cộng có 27 bộ sưu tập. Điểm nổi bật là khu bảo tồn rộng 32.000 foot vuông (khoảng 2.970 mét vuông) bao quanh khu Nhà cọ.

Mái vòm của ngôi nhà cũng trồng nhiều loại cây khác nhau, bao gồm một số cây cổ thụ đã được trồng từ một thế kỷ trước và một cây cọ được trồng từ năm 1824. Một cầu thang giữa khu nhà dẫn lên nơi ngắm cảnh gần mái nhà cao 14 mét.

Vườn bách thảo Copenhagen ngày nay là một phần của Đại học Copenhagen. Ảnh: Pelikh Alexey/ Shutterstock.

Vườn bách thảo Copenhagen ngày nay là một phần của Đại học Copenhagen. Ảnh: Pelikh Alexey/ Shutterstock.

Khu vực này ngày nay là một phần của Đại học Copenhagen, bao gồm một nhà kính trồng xương rồng, cây lan và nhiều loài thực vật khác. Bên trong khu nhà thậm chí còn có một khu vực làm mát nhân tạo, mô phỏng điều kiện sống cho những loài thực vật đến từ Bắc Cực.

Eden Project, Cornwall

Eden Project rất khác với những ngôi nhà kính cổ điển và thậm chí khác với các khu bảo tồn hiện đại. Tọa lạc tại Cornwall, nước Anh, nó bao gồm một cấu trúc mái vòm chứa hai khu thực vật khác nhau.

Du khách đôi khi liên tưởng với ngoại thất của tòa nhà như một bong bóng lớn vì các cửa sổ bằng nhựa nhiệt dẻo hình lục giác bao phủ kín mái vòm. Có các tác phẩm điêu khắc bao gồm một chú ong khổng lồ và tác phẩm “Eve” được tạo ra từ đất sét ở địa phương và có khuôn mặt như những gương cầu, tạo cảm giác rất khác thường.

Những sinh cảnh của Eden Project được sử dụng chất dẻo để bao bọc thay vì thủy tinh. Ảnh: Cornwall/ Shutterstock.

Những sinh cảnh của Eden Project được sử dụng chất dẻo để bao bọc thay vì thủy tinh. Ảnh: Cornwall/ Shutterstock.

Mặc dù có ngoại thất khá kỳ lạ, nhưng Eden được thiết kế rất hài hòa. Khu sinh thái Rừng mưa (Rainforest Biome) nổi bật với lối đi bộ bên dưới tán lá và đi sâu vào môi trường như ở các vùng nhiệt đới trên khắp thế giới. Các cây trồng nông nghiệp như cà phê, chuối, dứa, gạo, tre và cao su cũng được trồng ở đây, trong khi đó các loài chim nhiệt đới bay trên cao.

Khu sinh thái Địa Trung Hải (Mediterranean Biome) có các vườn nho từ nơi cùng tên của khu vườn, cũng như các giống cây trồng đến từ Úc, California và Nam Phi. Eden lấy rất nhiều nước để tưới tiêu từ những cơn mưa.

Khu bảo tồn Các loài hoa, San Francisco

Hầu hết các nhà kính cổ điển đều có cấu trúc khung kim loại. Một phần vẻ đẹp của Khu bảo tồn Các loài hoa đến từ cấu trúc những bộ khung bằng gỗ của nó. Trong thực tế, nó được xem là một trong những nhà kính lâu đời nhất để bảo tồn hoa ở đất nước này (và là nhà kính trong thành phố lâu đời nhất được xây dựng bằng gỗ ở Mỹ).

Mặc dù nó đã bị hư hỏng do cháy, bão và các vụ nổ nồi hơi trong suốt chiều dài lịch sử của nó, nhưng cấu trúc vào những năm 1870 có thể giúp nó chịu được động đất bao gồm trận Đại địa chấn năm 1906. Một dự án lớn để trùng tu khu bảo tồn này đã được thực hiện vào năm 2003.

Khu bảo tồn Các loài hoa là tòa nhà lâu đời nhất trong Công viên Cổng Vàng. Ảnh: PixHound/ Shutterstock.

Khu bảo tồn Các loài hoa là tòa nhà lâu đời nhất trong Công viên Cổng Vàng. Ảnh: PixHound/ Shutterstock.

Ngày nay, nhà kính được liệt kê trong Sổ bộ Địa danh Lịch sử Quốc gia Hoa Kỳ, nó có nhiều loài thực vật quý hiếm, bao gồm các khu triển lãm nhiệt đới ở đồng bằng hay cao nguyên. Địa điểm này cũng tổ chức các sự kiện theo mùa và những buổi triển lãm ngắn ngày.

Theo: MNM
  • Bình luận
  • Lưu tin xem sau
  • Bình luận
  • Copy link
  • Chia sẻ facebook

Bình luận (0)

Trở thành người đầu tiên bình luận trong bài viết này.