• Về đầu trang
[+ +]
[+ +]

46 người bị lây COVID-19 tại Hàn Quốc khi cùng nhau 'diệt trùng' chung bằng bình nước muối

Kinh dị

Mới đây, tại một nhà thờ ở tỉnh Gyeonggi, phía nam thành phố Seoul đã xảy ra một câu chuyện vô cùng bi hài: gần 46 người bị phơi nhiễm COVID-19 khi cùng nhau xịt chung một chiếc bình chứa đầy dung dịch được xác định là... nước muối.

Với niềm tin sai lầm rằng nước muối có thể sát trùng, tiêu diệt và ngăn chặn sự lây lan của virus corona, mục sư đứng đầu nhà thờ công cộng Dòng sông Phước Lành (River Of Grace) đã quyết định đổ muối trắng vào trong một chiếc lọ và xịt vào miệng của những người tham gia cầu nguyện.

Theo đó, dựa trên CCTV được cung cấp, vị mục sư này (tạm gọi là A) và vợ của mình đã cầm bình phun nước muối vào miệng của hơn 100 tín đồ tham gia buổi lễ xưng tội vào sáng 16/3/2020.

Sau đó, A tiếp tục... hướng vòi xịt về phía miệng của mình và vợ để tiếp tục hành vi "khử khuẩn" vô cùng ấu trĩ và phản khoa học này.

Và kết quả thì ai cũng biết! Trong số 46 người nhiễm COVID-19 từ nhà thờ trên, có nhiều người còn chẳng hề hay biết là đã rước bệnh về nhà cho gia đình và người thân.

Bên cạnh đó, mục sư A và vợ cũng đã có kết quả xét nghiệm dương tính với COVID-19 và hiện đang được cách ly tại bệnh viện tỉnh Gyeonggi.

Nhà thờ Dòng sông Phước Lành đã ngay lập tức đóng cửa và bị phong tỏa cách ly, phun thuốc khử khuẩn.

Trả lời phỏng vấn nhanh với báo chí, ông Lee Hee-young - người đứng đầu tổ phản ứng nhanh phòng chống dịch COVID-19 của tỉnh Gyeonggi đã cho biết:

Hiện tại đã xác định được bệnh nhân đầu tiên mang mầm bệnh. Có vẻ như mục sư A sau khi "khử trùng" xong đối tượng này đã không làm sạch vòi xịt và tiếp tục... bơm tiếp vào miệng của người tiếp theo.

Chúng ta đều biết là dịch COVID-19 do virus corona gây ra có nguồn lây nhiễm chính nằm ở những giọt nước bọt và dịch thể trong miệng của người bị nhiễm virus trước đó.

Thế nhưng không hiểu tại sao nhà thờ Dòng sông Phước Lành có thể có cách xử lý như muốn lấy đi mạng người như vậy?

Thậm chí đến tận bây giờ, vắc-xin phòng ngừa COVID-19 vẫn còn đang ở giai đoạn thử nghiệm thì thực sự không hiểu mục sư A lấy căn cứ ở đâu mà cho rằng nước muối pha loãng có thể ngăn chặn và tiêu diệt được virus corona.

Hay vốn dĩ tất cả những hô hào phòng chống lây nhiễm COVID-19 của chính phủ và các nhà khoa học ngoài kia chỉ là nước đổ lá khoai đối với những tín đồ tôn giáo cuồng tín mà thôi?

Tuy đã trải qua đỉnh dịch, vậy nhưng Hàn Quốc vẫn là một điểm đen nhức nhối trên thế giới về số ca mắc và tử vong vì COVID-19. Tính tới thời điểm hiện tại, đã có hơn 8.236 số ca mắc bệnh mới tại đất nước xứ Kim Chi.

Bất chấp những nỗ lực phòng tránh dịch COVID-19 của chính phủ, nhiều người dân Hàn Quốc vẫn cứ tổ chức đi du lịch, tụ tập hội họp hay thậm chí còn "quẩy" trên các quán bar như bình thường.

Mặt khác, các nhà thờ công giáo tại nơi đây cũng được xác định là các ổ bệnh có nguy cơ lây nhiễm cao. Trong cùng ngày, còn có thêm hai nhà thờ khác ở Hàn Quốc (bên cạnh nhà thờ tỉnh Gyeonggi) xác nhận có lây nhiễm COVID-19 trong tập thể.

Trước thông tin này, tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in đã có nhiều động thái khuyên người dân nên hạn chế tụ tập ở nơi đông người và đặc biệt là ở các nhà thờ.

Ông Moon Jae-in hi vọng rằng, người dân Hàn Quốc sẽ có thể cùng nhau sát cánh và chung sức chống lại dịch COVID-19 đang hoành hành tại xứ củ sâm.

Tuy nhiên mặc cho nhà nước khản cổ tuyên truyền, với nhiều người Hàn Quốc, việc đi nhà thờ có khi còn quan trọng hơn tính mạng của bản thân và mọi người xung quanh.

Hi vọng rằng, chính phủ Hàn Quốc sẽ có những biện pháp cứng rắn hơn trong việc ngăn chặn và răn đe những hành vi gây hại cho cộng đồng.

Dù sao, sau hàng loại những pha xử lí như đi vào... lòng đất của người dân đất nước này, nhiều người chỉ có thể biết thở dài mà thôi.

Đọc thêm: Nữ diễn viên Hàn Quốc khiến người Việt nổi giận khi lên tiếng than thở bị 'kì thị' tại Việt Nam vì COVID-19

Theo: South China Morning Post
  • Bình luận
  • Lưu tin xem sau
  • Bình luận
  • Copy link
  • Chia sẻ facebook

Bình luận (0)

Trở thành người đầu tiên bình luận trong bài viết này.