• Về đầu trang
H.Khanh
H.Khanh

Đảo ăn thịt người Nazino: Phiên bản đời thực đáng sợ của 'Trò chơi sinh tồn'

Kinh dị

Những trại cải tạo lao động (Gulag) là một trong nhiều hình phạt điển hình nhất dưới thời của Stalin. Đây là những trại tập trung để các tên tội phạm cũng như kẻ chống đối chính phủ đón nhận những hình phạt dành cho mình. Tuy nhiên, nhiều người trong những trại cải tạo lại là người vô tội. Vào đầu những năm 1930, số lượng tù nhân trong các trại tập trung tăng lên rất nhanh. Có những người chỉ là nông dân không đồng tình với chính phủ Xô Viết, cũng có những người khá giả nhưng vì sự khá giả đó mà họ bị xem là “mối nguy hại đến an ninh đất nước”, lý do là vì họ sở hữu quá nhiều đất đai và thường xuyên thuê những người nghèo khác để làm ruộng cho mình.

gulag

Vào ngày 11/3/1933, hình thức trại cải tạo lao động mới được đề xuất với Joseph Stalin. Kế hoạch này được đề ra bởi Genrikh Yagoda, trưởng phòng mật vụ và cũng là người đứng đầu hệ thống các trại cải tạo lao động thời bấy giờ. Kế hoạch là đưa 2.000.000 tù nhân đến các khu vực Siberia và Kazakhstan. Ý tưởng đằng sau việc này là những tù nhân sẽ phải làm việc để quy hoạch hơn 1.000.000 ha đất cằn thành nơi có thể phát triển nông nghiệp. Ngoài ra, họ cũng sẽ phải tự làm việc để kiếm cái ăn trên những khu vực được chỉ định. Stalin nhanh chóng đồng tình với kế hoạch này và vào tháng Năm năm 1933, 5.000 tù nhân đầu tiên được đưa đến Nazino, một hòn đảo hẻo lánh ở phía Tây khu vực Siberia.

josef stalin

Theo như kế hoạch ban đầu, những người này sẽ làm việc trong vòng 2 năm và sau đó sẽ được đưa đến một trại cải tạo khác. Tuy nhiên, chỉ sau 13 tuần, kế hoạch đã đổ bể một cách ngoạn mục.

Những người tù nhân đầu tiên được chia ra trên 4 chiếc thuyền, đi cùng mỗi chiếc thuyền là 2 người đội trưởng cùng 50 người lính gác. Điều kiện thời tiết khắc nghiệt cũng như việc thiếu lương thực đã trở nên tệ hại đến mức khi đến nơi, đã có 27 người chết. Khi những tù nhân sống sót vừa đặt chân đến Nazino, tuyết bắt đầu rơi.

gulag work

Nazino là một hòn đảo khô cằn chỉ dài khoảng 3km và rộng 600m, không có đồ ăn cũng như nơi trú ẩn. Tệ hơn thế nữa, vào cuối tháng Năm, 1.200 tù nhân nữa đã được chuyển đến. Trong vòng 1 ngày đầu tiên sau khi đến đảo, đã có thêm 295 người chết.

screen shot 2018 09 11 at 13 40 19

Vì không có đồ ăn trên đảo, nên chính quyền bắt đầu gửi bột mì đến Nazino. Nhưng vào buổi sáng đầu tiên bột mì được đưa đến, tù nhân trên đảo xông ra và đe dọa những người giao bột mì. 1 ngày sau đó, việc này tiếp tục lặp lại, và chính quyền bắt những tù nhân phải lựa ra một người đứng đầu để ra nhận bột mì.

Nhưng những người đứng đầu thường là tù nhân và đã tham lam chiếm hết số bột mì, bắt những tù nhân khác phải trả tiền hoặc phục vụ mình để có bột mì. Không có bất cứ công cụ gì để nướng bánh hay làm bánh, những tù nhân bắt buộc phải trộn bột mì với nước sông và ăn sống, đương nhiên, điều này đã dẫn đến một đợt kiết lỵ lớn trên đảo. Chỉ vài tuần sau, đã có rất nhiều người chết.

Hòn đảo nhanh chóng trở nên cực kì hỗn loạn. Không có thức ăn và luật pháp để bảo vệ những kẻ yếu thế, những tù nhân bắt đầu chém giết lẫn nhau, nhiều người trong số đó còn bắt đầu ăn thịt người. Một nhân chứng kể lại rằng:

Trên hòn đảo lúc đó có một người lính gác tên Kostia Venikov, cậu này còn rất trẻ. Cậu yêu một cô tù nhân đã được gửi đến đó. Cậu đã rất muốn bảo vệ cô. Một ngày, cậu phải đi gác ở một khu vực khác và đã để cô lại một mình. Đám tù nhân bắt cô, tụi nó cắt xẻo ngực, các phần cơ, căn bản là mọi thứ có thể ăn được, và ăn sống chúng. Đám tù nhân đói đến điên loạn, chúng phải ăn bằng mọi giá. Khi Kostia quay lại, cô gái vẫn còn sống. Cậu đã cố cứu cô nhưng cô đã mất quá nhiều máu.

Quá tuyệt vọng, một vài tên tù nhân bắt đầu làm bè để trốn thoát, nhưng vì thiếu công cụ cần thiết, nên những chiếc bè nhanh chóng chìm. Những tên ngồi trên chiếc bè thì bị chìm, hoặc là bị trôi xác lại về đảo Nazino. Những ai may mắn vượt qua được đến Siberia cũng thường bỏ mạng bởi những con thú dữ sống ở đó, hoặc cũng sẽ bị lính gác săn lùng đến chết.

guards

Trong số hơn 6.000 người được gửi đến đây, chỉ có 2.000 người sống sót cho đến tháng Sáu. Trong tháng đó, những người sống sót được gửi đến một trại cải tạo lao động khác và cũng đầu hàng trước những điều kiện khắc nghiệt ở đó. Cuối cùng, 6.000 người này cũng chỉ là một phần nhỏ trong kế hoạch đại diệt của Stalin. Những kí ức đáng sợ về “Đảo ăn thịt người” sẽ luôn là một trong những minh chứng ghê rợn nhất của chế độ độc tài.

Theo: Tổng Hợp
  • Bình luận
  • Lưu tin xem sau
  • Bình luận
  • Copy link
  • Chia sẻ facebook

Bình luận (0)

Trở thành người đầu tiên bình luận trong bài viết này.