• Về đầu trang
H.Khanh
H.Khanh

Những câu chuyện có thật trong lịch sử còn đáng sợ hơn cả phim kinh dị (P2)

Kinh dị

6. Thí nghiệm tàn nhẫn với những đứa trẻ vô gia cư

Ivan Pavlov là một nhà khoa học điên nổi tiếng với những thí nghiệm kiểm soát trí não lên những con chó, nhưng đó không phải là thí nghiệm đáng sợ nhất. Một học trò của Pavlov, Nikolai Krasnogorsky, đã mở rộng thí nghiệm này ra và thực hiện chúng trên con người. Thu nhận những đối tượng thử nghiệm từ các trại trẻ mồ côi địa phương, Krasnogorsky đã mang về một nhóm trẻ nhỏ để thoải mái thí nghiệm mà không phải đối mặt với pháp luật.

Lặp lại thí nghiệm nổi tiếng của Pavlov là một việc rất khó, vì con người không có thói quen ăn mỗi lần được gọi. Nên để làm cho việc này dễ dàng hơn, ông đã dùng đến những biện pháp có thể nói là khá cực đoan: Dùng dây da và mão kim loại để giữ đầu những đứa trẻ, buộc chúng mở miệng ra. Một vài thiết bị khác cũng được nối bên trong miệng những đứa trẻ để đo lượng nước bọt của chúng.

Đệm điện tử sẽ đập vào tay chúng mỗi lần thức ăn chuẩn bị đến. Những đứa trẻ được cho ăn cả bánh quy và đồ ăn ôi thiu. Phản ứng của chúng trước những mẫu đồ ăn được ghi hình lại và lưu giữ để nghiên cứu. Thí nghiệm này mặc dù cực kỳ phi đạo đức nhưng cũng đã chứng minh được những hiểu biết khoa học về phản ứng có điều kiện của con người.

Không như những chú chó của Pavlov, con người thường ít mẫn cảm hơn với những thay đổi trong kích thích. Nhờ sự đau khổ của những đứa trẻ, Krasnogorsky đã đặt nền móng cho những thuyết học hiện đại về trị liệu hành vi nhận thức. 

7. Bảo tàng kinh dị của Minik Wallace

Robert Peary thường được biết đến nhờ những chuyến du ngoạn đến Bắc Cực vào năm 1909. Trước đó không lâu, Peary cùng đoàn thám hiểm đã dành nhiều năm tháng và công sức để nghiên cứu châu Nam Cực. Vào tháng Chín năm 1897, ông đi thuyền đến New York cùng với 6 người Eskimo đến từ Greenland. Bảo tàng Lịch sử Tự nhiên Hoa Kỳ đã có những kế hoạch dành cho họ. Trong số những người Eskimo đó có Minik, một cậu bé 7 tuổi và bố cậu, Qisuk.

Sống dưới thân phận hàng trưng bày, du khách trồ mắt nhìn Minik và Qisuk trong buổi triển lãm về Nam Cực. Nhưng vì không quen được với không khí ở New York, Qisuk và 4 người khác đã qua đời không lâu sau đó. Cách xa gia đình mình hàng ngàn cây số, Minik Wallace giờ chỉ còn một thân một mình.

Bảo tàng sau đó có tổ chức một đám tang cho Wisuk. Minik nhìn cha mình yên nghỉ tại khu vườn xanh mát của bảo tàng mà nào biết bảo tàng chỉ chôn một khúc gỗ được bọc lông. Cơ thể của Qisuk cùng với 3 người Eskimo khác đã được mổ xẻ và tẩy trắng tại Bệnh viện Bellevue cách viện bảo tàng vài bước chân.

Chuyện này thật ra không có gì lạ lẫm lắm với Peary, ông thường xuyên cướp mộ người Eskimo để lấy xương và những món đồ quý giá của họ. Trong suốt nhiều năm liền, Minik nài nỉ van xin bảo tàng hãy trả xác của bố cậu bé về nhưng những lời van xin này đều vô ích. Dù vậy Minik đã đe dọa được Peary bằng cách nói rằng ông đã làm cho 2 người phụ nữ Eskimo mang thai. Cuối cùng, Peary để Minik quay trở lại châu Nam Cực.

Nhưng chuyến quay về của Minik cũng buồn vui lẫn lộn. Khi đặt chân lại lên mảnh đất khi xưa, anh mới biết rằng ngôn ngữ quê hương của mình gần như là đã chết. Buồn chán và thất vọng, anh quay về nơi đất khách xứ người là Mỹ. Vào năm 1916, Minik kiếm được việc làm là một thợ xẻ gỗ ở Pittsburg nhưng cũng sớm qua đời trong dịch cúm Tây Ban Nha. Lúc đó Minik chỉ mới 28 tuổi tròn.

8. John Scott Harrison

John Scott Harrison thật sự là một người độc nhất vô nhị, ông là con trai của một cựu tổng thống (William Henry Harrison) và cũng là bố của một tổng thống tương lai (Benjamin Harrison). Nhưng cái sự độc nhất vô nhị của ông chưa dừng lại ở đó.

Là một nghị sĩ lâu năm ở Ohio, nhiệm kỳ của John Scott Harrison rất thành công, vậy nên khi ông qua đời, đã có rất nhiều người đến để đưa tang và bày tỏ lòng biết ơn cũng như tiếc nuối đối với ông vào ngày 25/5/1878.

Trong buổi lễ, nhiều người nhận thấy có kẻ đã cướp ngôi mộ của Augustus Devin gần đó. Lo lắng rằng John Harrison có thể chịu chung số phận bị cướp mộ, con trai ông đã đặt ba tảng đá lớn và đắp xi măng lên quan tài. Phải mất đến 16 người mới có thể nâng được 1 viên đá lên. Vì muốn kĩ tính, một người bảo vệ cũng đã được thuê để theo dõi ngôi mộ trong suốt 1 tháng sau đám tang. Về chuyện gì đã xảy ra với cái xác của Devin, những nghi ngờ bắt đầu nổi lên với trường Đại học Y Ohio gần đó.

Lấy được lệnh khám xét từ tòa, cuộc điều tra chính thức bắt đầu. Trong đó, cảnh sát đã phát hiện ra một chiếc hộp chứa các bộ phận cơ thể bị xé toang ra và xác chết của một em bé chỉ mới 6 tháng tuổi. Kinh dị hơn nữa là một xác chết đeo mặt nạ được treo trên sợi dây thừng. Họ gỡ chiếc mặt nạ ra, đằng sau chính là khuôn mặt vô hồn của John Scott Harrison. Thi thể của ông bị cướp chưa đầy 24 tiếng sau khi được chôn cất, nhưng không ai hiểu làm thế nào có người lại lấy được xác của ông kể cả với những biện pháp phòng ngừa rất kỹ lưỡng.

Cuộc tìm kiếm này được mở ra là để tìm kiếm Augustus Devin, thế thì ông đang ở đâu? Không lâu sau đó, người ta cũng phát hiện ra xác ông đang được ngâm ướp tại Đại học Michigan.

9. Tên sát nhân của London Blitz

Đó là khoảng thời gian mà Anh Quốc phải cố gắng đứng vững chống chọi với sức mạnh của Đức Quốc Xã. Cuộc sống trong thành phố bị đánh bom mỗi ngày thật sự rất gian nan và khó khăn, nhưng Gordon Frederick Cummins chỉ làm cho điều đó càng thêm tệ hại.

Thừa nước đục thả câu, Gordon Frederick Cummins đã khiến London chìm trong sợ hãi khi thực hiện một chuỗi những vụ giết người kéo dài 6 ngày. Tổng cộng có 7 phụ nữ bị tấn công, 4 người trong số họ đã không qua khỏi.

Từng gia nhập Không quân Hoàng gia, Cummins đóng quân tại Trung tâm tiếp nhận máy bay ở phía Bắc London. Hắn chủ yếu tấn công những cô gái bán thân trên cả địa bàn thành phố.

Nạn nhân đầu tiên là Evelyn Hamilton, bị Cummins cướp, tấn công tình dục sau đó giết hại và bỏ xác trong máng xối. Chỉ gần một ngày sau, thi thể của Eveylyn Oately được tìm thấy.

Bên cạnh xác chết đã bị chặt nhỏ, người ta tìm thấy dụng cụ mở lon, thứ mà Cummins đã dùng để giết cô gái.

Ngày hôm sau, thi thể của Margaret Florence Lowe được tìm thấy trong tình trạng nội tạng bi xé toạc ra khỏi bụng.

Vào ngày tiếp theo đó, cảnh sát tìm thấy thi thể của một cô gái khác, Doris Jouannet. Để cho đúng mô típ của những bộ phim kinh dị, Cummins đã dừng lại một ngày để có thể quay trở lại vào đúng thứ Sáu ngày 13.

Tuy nhiên, điểm đặc biệt ở đây là Cummins đã không giết được ai vào đêm đó. Mary Haywood, 32 tuổi được cứu khi một người khuân vác chiếu đèn pin vào Cummins trong lúc hắn đang hành sự. Trong vụ ẩu đả, Cummins bỏ lại chiếc khẩu trang chống độc hắn thường dùng. Cảnh sát lần theo số sê-ri của chiếc khẩu trang để tìm đến Cummins. Sau khi bị cảnh sát truy lùng, Cummins đã phải nhận bản án tử hình vào ngày 25/6/1942. Báo chí thời đó còn đặt cho Cummins biệt danh nghe rất kêu The Blackout Ripper.

10. Nạn nhân bị lãng quên trong vụ ám sát Lincoln

Vụ ám sát Lincoln là một trong những sự kiện đáng buồn nhất của lịch sử Hoa Kỳ. Các thành viên cấp cao của chính phủ Mỹ bao gồm Phó tổng thống Andrew Johnson và Bộ trưởng Ngoại giao William Seward cũng đã bị nhắm đến bởi John Wilkes Booth, kẻ đã ám sát tổng thống Lincoln. Nhưng vào đêm đó, đã có một nạn nhân khác không được nhắm đến nhưng cũng đã phải nằm xuống: Clara Harris. Một sự liên quan nhẹ đến vụ ám sát Lincoln đã dẫn đến cái chết của bà.

Clara Harris đáng lẽ đã không có mặt tại nhà hát Ford vào đêm tháng Tư định mệnh năm 1865. Bà và thiếu tá Henry Rathbone lúc đó được Đệ nhất phu nhân Mary Todd Lincoln triệu tập đến rạp hát. Sau khi chiến thắng cuộc Nội chiến, những người ở rạp hát đêm đó có vẻ như đang rất vui vẻ và tận hưởng không khí thắng lợi này. Nhưng như sử sách ghi lại và chúng ta cũng đã biết, niềm vui thì thường không kéo dài được lâu trước khi tai họa ập xuống. John Wilkes Booth xông vào khu vực tổng thống ngồi và bắn chết ông. Ngay lập tức, Rathbone liền lao ra áp chế Booth nhưng cũng bị hắn đâm cho một nhát. Với con dao găm đẫm máu trong tay, Booth thành công chạy thoát.

Clara và Henry.

Nhiều năm sau sự kiện này, Clara Harris và Henry Rathbone kết hôn. Lúc đó, Clara vẫn còn giữ chiếc váy đẫm máu từ đêm định mệnh đó vì bà không dám bỏ đi những ký ức kinh hoàng đó. Bà tin rằng nhờ chiếc váy này mà hồn ma của Lincoln có thể liên lạc với bà, nhưng xui xẻo thay, chiếc váy đẫm máu đó là một kỷ niệm mà Rathbone không bao giờ muốn nhớ lại. Suốt những năm tháng tiếp theo của cuộc hôn nhân, Rathbone liên tục bị ảo tưởng, những hồn ma, những bức tường như sống dậy để tất cả đổ lỗi cho Rathbone vì đã không kịp thời ngăn chặn vụ ám sát và cứu lấy tổng thống. Giọt nước tràn ly, Rathbone quyết định kết thúc tất cả. Vào đêm Giáng Sinh năm 1883, ông diễn lại vụ ám sát tổng thống Lincoln, với mục tiêu lần này là vợ mình. Rathbone rút khẩu súng ra và bắn thẳng vào đầu Clara, sau đó rút dao ra và tự sát. Ông cũng đã cố giết luôn những đứa con của mình, nhưng những người bảo vệ đã kịp thời ngăn chặn ông. Henry Rathbone sống hết phần đời còn lại của mình trong nhà thương điên.

Theo: Tổng hợp
  • Bình luận
  • Lưu tin xem sau
  • Bình luận
  • Copy link
  • Chia sẻ facebook

Bình luận (0)

Trở thành người đầu tiên bình luận trong bài viết này.