• Về đầu trang
Chim Điên
Chim Điên

Lần đầu tiết lộ những chuyện 'thâm cung bí sử' trên bàn ăn của Hoàng gia Anh

Ẩm thực

Nhiều người nghĩ được sinh ra trong gia đình Hoàng gia đồng nghĩa với việc sẽ được ăn bất kỳ món gì trên đời. Nhầm rồi, đó chỉ là những gì bạn thấy trên phim ảnh thôi. Thực tế, Hoàng gia Anh khá khắt khe trong chế độ và cung cách ăn uống. Sau khi biết những điều này bạn sẽ thầm cảm ơn vì trước giờ mình vẫn là "dân thường" đấy!

Nói không với động vật có vỏ

Nếu là người đam mê hải sản thì đừng nên bước chân vào gia đình Hoàng gia vì bạn sẽ không được đụng đến món ăn này lần nào trong suốt phần đời còn lại. Các loài động vật có vỏ như nghêu, sò, ốc, tôm, cua... nằm đầu danh sách bị cấm trong lịch trình công tác của các thành viên trong hoàng tộc. Nó có khả năng khiến người ăn bị đau bụng, tiêu chảy hoặc ngộ độc. Do đó, họ buộc phải "nhịn" để đảm bảo chuyến đi không gặp sự cố. Đặc biệt là những thành viên đứng đầu, ngoài thức ăn có vỏ, họ cũng không được ăn đồ tái.

Luật lệ đặt ra là để phá vỡ, nhưng tất nhiên không phải Nữ hoàng Elizabeth II vì bà là người tuân thủ tuyệt đối. Thái tử Charles là người lâu lâu phá luật một chút, vì ông thích thưởng thức những món ngon này.

Không uống nước máy

Ở nước ngoài, người dân có thói quen uống nước tại các vòi công cộng vì nguồn nước khá sạch nhưng gia đình Hoàng gia tuyệt đối không được uống. Ký sinh trùng và vi khuẩn trong nước có thể dẫn đến một số bệnh như tiêu chảy và điều này không hề tốt nếu họ đang đi công tác. Trước đây, Nữ hoàng Anh đã đến thăm các nước như Oman, UAE, Thái Lan, Nepal, Morocco, Tunisia, Bahrain, Kuwait và một số nước không có nguồn nước sạch khác.

Đừng nhắc đến tỏi

Đúng vậy, củ tỏi "thần thánh" có thể "bắt ma" này là loại gia vị bị xóa sổ khỏi thực đơn của Hoàng gia. Không phải vì vấn đề sức khỏe mà chính là vì sự tinh tế trong giao tiếp. Tỏi để lại mùi hôi khó chịu sau khi dùng, theo cựu đầu bếp John Higgins tại Cung điện Buckingham, họ không thể phục vụ bữa trưa hay bữa tối với nhiều gia vị nặng mùi như tỏi hoặc hành. Tỏi không chỉ bị cấm trong khẩu phần của Nữ hoàng Elizabeth II, mà những thành viên còn lại trong gia đình cũng không được thưởng thức loại gia vị này để tránh những tình huống khó xử khi giao tiếp với khách, các quan chức trong và ngoài nước.

Chế độ ăn uống lành mạnh

Bạn có thể dễ dàng thấy Nữ hoàng lúc nào trông cũng tràn đầy sức sống và năng động, hoạt bát dù bà đã 91 tuổi. Được như vậy, phần lớn nhờ vào chế độ ăn uống giàu dinh dưỡng và lành mạnh của bà. Theo cựu đầu bếp Darren McGrady, gia đình Hoàng gia đều là những người sống lành mạnh, ông còn cho biết Thái tử Charles ăn uống lành mạnh đến nỗi "sử dụng những thực phẩm hữu cơ trước khi thực phẩm hữu cơ ra đời". Ngày trước khi còn sống, Công nương Diana cũng giữ chế độ ăn uống nghiêm ngặt. Bà chủ yếu ăn những nguyên liệu tươi mới. Mì ý, bánh mì, mayonnaise hay là kem phải đều là những sản phẩm vừa mới ra lò.

Nữ hoàng không phải là người đam mê ẩm thực

Một thông tin thú vị cho hay Nữ hoàng không thật sự quan tâm quá nhiều đến ăn uống. Theo McGrady, bà là người ăn để sống chứ không phải tuýp người sống để ăn. Khi dùng bữa một mình, bà thích món cá nướng với một số loại rau củ và salad.

Không có tinh bột trong bữa ăn trưa

Đối với bữa trưa của mình, Nữ hoàng Elizabeth II quy định không được có bất kỳ loại thực phẩm chứa tinh bột nào được xuất hiện. Nghĩa là mì ống, cơm, khoai tây sẽ không có mặt khi bà dùng bữa một mình. Cũng chính vì vậy mà món cá nướng được Nữ hoàng ưa thích vì nó không phải là tinh bột. Tuy nhiên, Nữ hoàng cũng khá thích ăn sandwich (với dưa leo, cá hồi, trứng và mayonnaise). Đặc biệt bà chỉ ăn phần ruột, không ăn phần vỏ bánh.

Bánh mousse và quả xoài

Tỏi, động vật có vỏ, tinh bột đều bị gạch tên khỏi danh sách, vậy món ăn gì được Hoàng gia ưa thích?

Nữ hoàng "khá cuồng" các món sô cô la. Bánh mousse sô cô la là món khoái khẩu của Nữ hoàng và cả gia đình. Theo đầu bếp John Higgins, mỗi khi có món bánh mousse thì y như rằng mọi chén dĩa đều sạch sẽ. Ngoài ra ông còn cho biết Nữ hoàng là người cực kỳ thích ăn xoài. Bà thích đến nỗi tại bất kỳ thời điểm nào, bà cũng biết rõ trong tủ lạnh còn bao nhiêu trái.

Tự cung, tự cấp

Phần lớn các loại rau củ quả được dùng để nấu cho Hoàng gia ăn là đồ nhà trồng. Cựu đầu bếp Carolyn Robb cho biết Thái tử Charles rất thích đi săn còn nữ Công nương Diana quá cố thì thích trồng trái cây, rau củ. Không chỉ vậy, thịt cừu non cũng được lấy trong bầy đàn họ có, sữa được vắt từ những con bò trong vườn, nấm được thu hoạch trong sân. Nữ hoàng Elizabeth II thường xuyên ăn thịt bò, hươu nai, cá trê và cá hồi - những con vật này được nuôi, được săn bắt ngay tại Sandringham hoặc Balmoral.

Không bỏ mứa thức ăn

Thái tử Charles là người cực kỳ chấp hành "quy định" dùng hết thức ăn thừa vì ông cho rằng không nên lãng phí đồ ăn. Nếu ăn không hết đồ ăn, họ cất vào trong hộp nhựa và dùng lại trong bữa ăn ngày hôm sau.

Công nương Kate nấu ăn

Nghe thật lạ lẫm nhưng Hoàng gia không có đầu bếp chính. Công nương Kate thay đảm nhận việc nấu nướng và Hoàng tử William thỉnh thoảng có giúp một tay. Cựu đầu bếp Carolyn Robb cho biết Kate xuất thân là dân thường nên cô có thể tự nấu ăn. Hoàng tử William ngày trước cũng thường đến nhà vợ dùng bữa và nấu cho nhau như những cặp đôi bình thường khác. Sau này, cặp đôi cũng sẽ làm điều tương tự cho gia đình nhỏ của mình.

Trứng luộc của Thái tử Charles phải phục vụ đúng giờ

Mervyn Wycherley - một cựu đầu bếp riêng của Hoàng gia cho biết, Thái tử yêu cầu trứng gà của mình phải được luộc chính xác trong 4 phút. Không 5 phút hay 3 phút, phải tuyệt đối chính xác 4 phút. Quy tắc về món trứng nghiêm khắc đến nỗi lực lượng an ninh sẽ phát thanh thông báo với nhà bếp để họ biết rằng Thái tử đang trên đường về, 3 cái nồi trong bếp luôn luôn được đun sôi để phòng những trường hợp Thái tử yêu cầu dùng bữa sớm hơn.

Sẽ không ai được ăn trước khi Nữ hoàng dùng bữa

Bên cạnh những bữa ăn thân mật với gia đình, Hoàng gia cũng tổ chức các đại tiệc với nhiều quy định nghiêm ngặt phải tuân theo. Cựu quản gia Paul Burrell cho biết bạn sẽ không được ăn cho đến khi Nữ hoàng dùng bữa. Và bạn cũng phải dừng ăn khi Nữ hoàng dùng xong.

Nhìn chung, bạn phải theo dõi nhất cử nhất động của Hoàng tộc dù lúc đó bạn đang đứng hay ngồi. Vì thế nên nắm rõ quy tắc và cẩn thận nếu bạn không muốn làm mọi thứ rối tung lên.

Trao đổi trong bữa ăn

Trong bữa ăn với Hoàng tộc, trò chuyện là một nghệ thuật mà bạn cần lĩnh hội để có thể trao đổi với Nữ hoàng. Năm 2015, tay đua xe Công thức 1 Lewis Hamilton đã thất bại trong nghi thức thanh nhã của cung điện khi anh chọn sai thời điểm để bắt chuyện với nhà vua cũng là người ngồi bên phải.

Trong thực tế, Nữ hoàng Elizabeth II thường trò chuyện với khách tham dự, người ngồi bên phải của bà, trong lượt trao đổi đầu tiên. Những người phụ nữ khác cũng sẽ làm trò chuyện với người bên phải tương tự với Nữ hoàng. Sau đó, Nữ hoàng sẽ quay sang trò chuyện với người ngồi bên trái.

Tất cả "mọi người" đều được ăn ngon

Đúng thế đấy, bất cứ ai sống trong Hoàng gia đều được đối xử tốt kể cả là một chú chó hay một con ngựa. Như mọi người đã biết, Nữ hoàng là người nổi tiếng yêu thương động vật nên việc chăm sóc chúng chu đáo là điều hiển nhiên. Những con vật sống trong Cung điện Buckingham đều có khẩu phần ăn đầy đủ giống như con người. Đầu bếp Hoàng gia Owen Hodgson cho biết ông từng chế biến một con thỏ, nấu món gà để những con chó corgi của Nữ hoàng ăn.

Hãy để ý túi xách của Nữ hoàng

Không phải chiếc túi quá đắt tiền đến nỗi bạn phải luôn trông chừng đâu. Giả sử bạn may mắn được vào Cung điện và dùng bữa với Hoàng gia, trong lúc trò chuyện (tất nhiên với người bên phải trước, bên trái sau) thì bạn nên để ý khi nào Nữ hoàng đặt chiếc túi của mình lên bàn. Đó là dấu hiệu thông báo Nữ hoàng sẽ kết thúc bữa ăn trong vòng 5 phút nữa. Hãy tranh thủ ăn hoặc uống nước và chuẩn bị kết thúc việc dùng bữa để tránh tình trạng Nữ hoàng dừng ăn rồi mà bạn vẫn ngồi "hì hục" ăn uống.

Theo: Mashed
  • Bình luận
  • Lưu tin xem sau
  • Bình luận
  • Copy link
  • Chia sẻ facebook

Bình luận (0)

Trở thành người đầu tiên bình luận trong bài viết này.