• Về đầu trang
Chim Điên
Chim Điên

21 sự thật ít người biết về nữ hoàng Nefertiti quyền lực của Ai Cập cổ đại (P1)

Độc lạ

Neferneferuaten Nefertiti là "Người vợ hoàng gia vĩ đại" của Pharaoh Akhenaten (danh hiệu Amenhotep IV). Nefertiti và chồng được biết đến với cuộc cách mạng tôn giáo, họ loại bỏ hết những vị thần cũ, thay vào đó chỉ thờ một thần duy nhất là Aten (Aton) - chiếc đĩa mặt trời. Bà cùng với chồng trị vì với tư cách Nữ chúa của Ai Cập, trong một thời kì mà được đánh giá là giàu có nhất của Ai Cập cổ đại.

Các nhà khảo cổ học đã tìm kiếm ngôi mộ của Nefertiti trong nhiều thập kỷ, họ phát hiện mộ bà nằm phía sau vua Tut. Một nhà khảo cổ học thuộc Đại học Arizona, Tiến sĩ Nicholas Reeves, có thể đã tìm thấy ngôi mộ của Nefertiti, ông nói rằng mộ bà đã lẩn khuất khỏi tầm nhìn bình thường. Đây là dấu hiệu cho thấy Nefertiti từng trị vì đất nước, điều này được giải thích bởi việc mộ của bà nằm ở một khu vực khá lớn kế bên mộ vua Tut, chứng minh bà từng có địa vị cao hơn cả vua Tut.

Hơn 3.000 năm sau đó, nữ hoàng Nefertiti vẫn khiến cho nhiều sử gia và người hâm mộ say mê tìm hiểu. Nữ hoàng Nefertiti là ai? Vợ, mẹ, nữ hoàng, biểu tượng của sắc đẹp, kẻ trừng phạt hay là pharaoh?

1. Nefertiti là nữ hoàng nắm giữ nhiều quyền lực nhất trong lịch sử Ai Cập

output 61

Trên thực tế, các nhà khảo cổ học hàng đầu về pharaoh đã tin rằng nữ hoàng Nefertiti có quyền lực ngang với vua Akhenaten, tương đương với một vị pharaoh. Bà ấy thậm chí còn cai trị Ai Cập một thời gian sau khi chồng qua đời, trước khi nhường ngôi lại cho vua Tutankhamun. Điều này được tìm thấy thông qua những dòng chữ điêu khắc miêu tả về nữ hoàng. Nefertiti còn được xem là nữ tu sĩ có địa vị cao, người đã tạo ra cuộc cách mạng tôn giáo thờ thần Aten.

2. Tượng nữ hoàng Nefertiti bị mất một mắt

output 62

Một trong những bức tượng điêu khắc Nefertiti nổi tiếng nhất miêu tả rằng bà bị mất một mắt, được coi như một vết thương trên khuôn mặt xinh đẹp của bà. Có rất nhiều suy đoán đã được đặt ra về việc mất đi một bên mắt trên bức tượng, trong đó có giả thuyết cho rằng người làm tượng này đã bất cẩn làm thiếu một bên mắt, có giả thuyết lại cho rằng nữ hoàng mắc bệnh mù lòa đường sông (Bệnh mù lòa giun chỉ o­nchocerca volvulus gây nên), hoặc đơn giản hơn chỉ là do bức tượng bị hư hại sau nhiều năm.

Một trong những giả thuyết hài hước nhất là nghệ nhân điêu khắc bức tượng này đã yêu nữ hoàng Nefertiti và sau khi những đề nghị của anh bị cự tuyệt, anh đã không tô điểm cho con mắt còn lại của nữ hoàng, biểu tượng cho việc không thể nhìn thấy bản chất thực sự của tình yêu của người nghệ sĩ.

3. Nefertiti và Akhenaten: Cặp đôi quyền lực

output 63

Nefertiti kết hôn với Amenhotep IV khi ông 16 tuổi còn bà vừa tròn 15. Họ có 6 đứa con gái và 1 người con trai - là vua Tut.  Họ có quyền lực ngang nhau, nữ hoàng và nhà vua cùng nhau cai trị Ai Cập trong những năm 1300 TCN.

Cặp đôi quyền lực này đã thay đổi nhiều thứ cho đất nước Ai Cập cổ đại, đầu tiên là cách mạng tôn giáo, họ tôn vinh thần mặt trời Aten, thay thế cho thần Amun trước đó. Họ xây dựng thủ đô mới - Akhet-Aten, hơn 100 dặm về phía bắc Thebes. Người dân không đồng thuận nhưng họ không có sự lựa chọn nào khác. Chống lại pharaoh sẽ khiến bạn bị giết cũng như việc nữ hoàng và nhà vua tự phong cho mình làm minh mục vì vậy các thần dân phải nghe theo và thờ thần Aten nếu không muốn mất mạng.

Giống như bất kỳ cặp đôi quyền lực khác, họ thay đổi tên của mình. Amenhotep trở thành Akhenaten còn Nefertiti trở thành Neferneferuaten-Nefertiti. Sự đổi tên hiệu không chỉ đánh dấu cuộc cách mạng độc tôn Aten của Amenhotep IV, mà còn chính thức xác nhận quyền lực và ảnh hưởng ngang bằng, thậm chí vượt trội của Nefertiti đối với chồng mình.

4. Lăng mộ của Nefertiti có thể nằm ẩn sau mộ vua Tut

output 64

Nefertiti có thể đã bị chôn tại Amarna nhưng có thể do sự hủy hoại của người kế nhiệm vua Akhenaten và sự tàn phá của thời gian nên không chắc rằng ngôi mộ hoàng gia này đã từng chứa thi thể của nữ hoàng Nefertiti. Tháng 8/2015, nhà khảo cổ học, tiến sĩ Nicholas Reeves đã phát hiện ra một phòng chứa bí mật lớn hơn nhiều so với lăng mộ của vua Tutankhamun.

Khám phá này có thể giải mã vị trí thật sự của Nefertiti trong lịch sử Ai Cập. Với kích thước của lăng mộ này, tiến sĩ Reeves phát hiện ra rằng vua Tut đã được chôn cất trong ngôi mộ của mẹ mình, theo đó Nefertiti có thể là mẹ kế của Tut, nhưng quan trọng hơn cả là bà nằm trong dòng dõi hoàng tộc và là người phụ nữ duy nhất nằm trong vị trí lăng mộ đặc biệt này. Theo Reeves, Tutankhamun qua đời đột ngột mà không có sự chuẩn bị trước, nên được chôn cất tạm thời trong lăng mộ vốn không phải dành cho nhà vua, mà cho mẹ kế của ông, bởi vì trước đó cánh cửa phòng của bà được đắp thạch cao lên trát và sơn phủ lại.

Một số nhà sử học cho rằng ngôi mộ và đồ trang sức của nữ hoàng Nefertiti đã được dùng để chôn cất vua Tut hoặc nữ hoàng đã được giấu trong ngôi mộ của vua Tut để kẻ thù của chồng bà không tìm thấy.

Ngoài ra, một bức tượng mô tả một nữ vương đã được tìm thấy trong ngôi mộ của vua Tut.

5. Nữ hoàng Nefertiti có đền thờ riêng

output 65

Gia đình hoàng gia Akhenaten (trước đây là Amenhotep IV) sống trong các công trình xây dựng ở Karnak. Một trong những công trình lớn nhất là Gempaaten. Ngoài ra Nefertiti còn được xây dựng riêng một ngôi đền bên trong cung điện.

Vào năm thứ 3 dưới triều đại của Nefertiti, bà cùng Akhenaten đã tổ chức một lễ hội hoành tráng được đầu tư tỉ mỉ tại đền thờ. Dòng chữ điêu khắc miêu tả lại đôi vợ chồng cầm quyền cùng với những người con gái và vương triều của mình đã có mặt tại đó, họ đứng ở những vị trí đặc biệt và xem biểu diễn cùng với đám đông.

6. Quy tắc của nữ hoàng là vừa làm rình rang vừa sinh ra lợi nhuận cho Ai Cập

Những quy tắc của nữ hoàng Nefertiti cùng với pharaoh Amenhotep IV (Akhenaten) đã giúp thời kỳ họ trị vì trở nên thịnh vượng, giàu có trong lịch sử Ai Cập. Giống như việc họ sắp xếp biểu tượng mặt trời đặt ở trung tâm của triều đại cũng đã làm tốn khá nhiều loại lông vũ của những con chim, mọi thứ dưới thời của nữ hoàng Nefertiti đều được làm long trọng, tỉ mỉ.

7. Bức tượng nữ hoàng Nefertiti vẫn còn đang bị tranh chấp giữa Ai Cập và Đức

17658750 002b 11e8 8651 33050e64100a

Các nhà khảo cổ người Đức đã khai quật bức tượng bán thân Nefertiti vào năm 1912 và mang nó về Đức dưới sự cho phép của chính phủ Ai Cập, trong thời gian đó Ai Cập bị Anh đô hộ, còn người Pháp thời điểm đó lại đứng đầu bảo tàng sưu tập cổ vật của Ai Cập. Có nhiều báo cáo khác nhau cho rằng người Đức đã đem bức tượng bán thân này ra khỏi Ai Cập.

Bức tượng bán thân của Nefertiti được trưng bày tại Bảo tàng Mới (New Museum) ở Berlin vào năm 1913. Khi Chủ nghĩa Quốc xã lên nắm quyền, họ đã chiếm đa số cổ vật và giấu nhiều tác phẩm nghệ thuật lịch sử có giá trị từ khắp nơi trên thế giới. Hitler nói: "Ta sẽ không bao giờ từ bỏ thủ cấp của Nữ hoàng". Bức tượng bán thân được các lực lượng Mỹ phát hiện tại một mỏ muối trong thời gian chiếm đóng. Nefertiti được trưng bày tại bảo tàng ở Tây Berlin và sau đó được chuyển đến Bảo tàng Mới vào năm 2009.

8. Nefertiti và Akhenaten xây dựng thành phố riêng

egypte tell el amarna maison jc golvin

Họ đã xây dựng một thành phố tên là Tell El Amarna để thờ phụng thần Aten. Họ cũng yêu cầu các tín hữu di chuyển đến thành phố mới nếu họ muốn tỏ lòng thành với nữ hoàng Nefertiti và pharaoh. Các vị thần cũ đã được loại bỏ, đền thờ cũ cũng bị đóng cửa, các linh mục cũng đã phải tuân thủ theo các quy định mới của nữ hoàng và pharaoh đưa ra.

9. Nefertiti giữ nhiều chức vụ trong thời gian trị vì Ai Cập

Có lẽ nữ hoàng Nefertiti là người có nhiều tên gọi nhất trong số những nữ hoàng thời cổ đại ở Ai Cập.

- Hereditary Princess - Great of Praises - Lady of Grace - Sweet of Love - Lady of the Two Lands - Main King’s Wife - Great King’s Wife - Lady of all Women - Mistress of Upper and Lower Egypt.

Với nhiều tên gọi như vậy, chứng tỏ thời bấy giờ bà nhận được rất nhiều tình cảm của pharaoh và dân chúng.

10. Ay có thể là cha của Nefertiti

Không ai hoàn toàn chắc chắn được cha mẹ của Nefertiti, nhưng một số người nói rằng bà ấy là con gái của cố vấn gia hàng đầu là Ay và một y tá tên là Tey. Ay cũng là người sau này cầm quyền khi Tutankhamun qua đời.

(Còn tiếp)

Theo: Ranker
  • Bình luận
  • Lưu tin xem sau
  • Bình luận
  • Copy link
  • Chia sẻ facebook

Bình luận (0)

Trở thành người đầu tiên bình luận trong bài viết này.