• Về đầu trang
Mee
Mee

Ba lăng mộ bí ẩn vẫn chưa được khai quật của Trung Quốc (Phần 1)

Lịch sử

Lăng mộ Võ Tắc Thiên

Hoàng đế duy nhất của triều đại Võ Chu là nữ vương nổi tiếng nham hiểm và độc ác bậc nhất lịch sử Trung Quốc. Võ Tắc Thiên sinh năm 624 sau CN. Năm 637 sau CN, bà nhập cung và trở thành phi tần của Đường Thái Tông Lý Thế Dân. Sau khi Đường Thái Tông qua đời, con trai ông là Lý Trị đem lòng say mê Võ Mị Nương và quyết định đưa bà từ Cảm Nghiệp tự về hậu cung của mình.

0109phn001 01

Chân dung Võ Tắc Thiên.

Năm 683 sau CN, Đường Cao Tông qua đời, con trai Lý Hiển nối ngôi hiệu là Đường Trung Tông. Tuy làm vua nhưng mọi quyền lực của ông đều nằm trong tay mẹ là Võ Tắc Thiên. Sau 7 năm trị vì, Lý Hiển bị Võ Tắc Thiên truất ngôi. Trong 15 năm ngồi trên ngai vàng, Võ Tắc Thiên đã mở rộng lãnh thổ Trung Quốc và có nhiều thành tựu lớn.

w020170508351417477630

Quần thể khu mộ hoàng gia nhà Lý.

Năm 705 sau CN, bà qua đời và được hợp táng với Đường Cao Tông trên đỉnh núi Lương Sơn tại Càn Lăng (nay thuộc huyện Càn, Thiểm Tây, Trung Quốc). Bia mộ của bà là một tấm bia để trống (Bia vô tự) với ý nghĩa để đời sau phán xét. Nơi an nghỉ của Võ Tắc Thiên vẫn là một trong những lăng tẩm vẫn còn nguyên vẹn cho đến hiện nay với nhiều giai thoại kỳ bí.

wkgbz1m3lvkacgfjaaauac3pbl8811

Bia vô tự - bia mộ của Võ Tắc Thiên.

Càn Lăng từng bị đục phá ít nhất 17 lần, trong đó có 3 lần nghiêm trọng nhất. Lần đầu tiên diễn ra vào khoảng cuối thời Đường khi nghĩa quân Hoàng Sào tạo phản. Theo sử sách, người cầm đầu binh đoàn này đã huy động 400.000 người để đào xới khu lăng mộ hoàng gia họ Lý. Tuy nhiên, cho dù đã vạt hơn nửa quả đồi nhưng nghĩa quân này vẫn không thể tìm thấy lối vào chính xác mộ Võ Tắc Thiên và chồng.

50ed000536cd4e3336e1

Tượng người tại Càn Lăng.

Lần tiếp theo xảy ra vào thời Ngũ đại thập quốc do tiết độ sứ Ôn Thao là chủ mưu. Người này là một tên trộm mộ "khét tiếng" với thành tích đào thành công 17 ngôi mộ của hoàng gia nhà Đường. Có giai thoại truyền lại rằng, khoảng thời gian Ôn Thao cùng tùy tùng đến đào bới mộ nữ hoàng đế họ Võ, nhiều hiện tượng kỳ lạ.

2012030109200289

Họa tiết cổ được vẽ ở các bức tường bên trong mật đạo.

Tương truyền, bầu trời khi ấy đang trong vắt nhưng khi đám người Ôn Thao bắt đầu đào xới liền nổi gió, mây đen kéo đến mù mịt chỉ đến khi tất cả dừng tay, trời mới trong xanh trở lại. Nhiều người trong nhóm khai quật từng liều mạng để đào mộ của Võ Tắc Thiên nhưng đều nhận phải kết cục không tốt đẹp. Đa số tùy tùng của Ôn Thao đều bị tai nạn, bệnh tật hoặc chết một cách không rõ nguyên nhân. Sau này, vì quá sợ hãi trước những sự việc không thể giải đáp, đám người Ôn Thao đã "bỏ của chạy lấy người".

59470000eac310beed14

Các nhà khảo cổ tiến hành khai quật lăng mộ.

Vào thời kỳ dân quốc, Tôn Liên Trọng và đội quân của ông ta là chủ mưu của cuộc công phá lăng mộ nghiêm trọng lần thứ ba. Vị tướng họ Tôn lấy cớ diễn tập quân sự để điều động binh lính và vũ khí đến Càn Lăng. Tuy nhiên cũng giống Ôn Thao, Tôn Liên Trọng cùng đội quân cũng gặp phải những hiện tượng kỳ lạ. Ghê rợn nhất là việc 7 binh sĩ đang đào bới tại Càn Lăng thì đột nhiên hộc máu mồm và chết tại chỗ. Chứng kiến vụ việc trên, đám người của vị tướng này cũng từ bỏ ý định đào mộ mà bỏ trốn.

Hiện nay, lăng mộ của Võ Tắc Thiên cùng chồng là Đường Cao Tông vẫn là một trong những thánh địa bất khả xâm phạm. Trải qua hơn thiên niên kỷ với nhiều biến động nhưng nơi an nghỉ của hai người vẫn hoàn toàn nguyên vẹn.

(còn nữa)

  • Bình luận
  • Lưu tin xem sau
  • Bình luận
  • Copy link
  • Chia sẻ facebook

Bình luận (0)

Trở thành người đầu tiên bình luận trong bài viết này.