• Về đầu trang
Minh Ngọc
Minh Ngọc

Các cụ ngày xưa cũng drama và có vô vàn plot twist bất ngờ chẳng kém gì hậu thế

Lịch sử

Tàu Anh "giả cầy" gặp phải tàu Anh xịn

Trong Chiến tranh Thế giới thứ nhất, tàu tuần dương SMS Cap Trafalgar của Đức đã cải trang thành tàu buôn RMS Carmania của Anh nhằm đánh lừa đối phương trước khi áp sát và tấn công. Không may thay, khi đang hạ thủy ở gần đảo Trinidade, họ đã gặp một chiếc tàu RMS Carmania hàng xịn và thuyền trường của tàu là Noel Grant lập tức hạ lệnh bắn chìm con tàu "fake" kia. Kết quả, chiếc tàu Đức bị trúng tổng cộng 73 phát đạn, gây ra 380 lỗ thủng với 16 thành viên thủy thủ đoàn thiệt mạng bao gồm cả thuyền trưởng, 279 người kịp thoát hiểm và bị quân Anh bắt làm tù binh.

Vị hoàng đế giận dữ biến một hòn đảo thành bán đảo

Ở thời điểm cuộc chiến giữa đế chế Roma và Ba Tư đang lên tới đỉnh điểm, Alexander Đại đế đã tỏ ý định muốn đến thờ cúng ở một ngôi đền trên đảo Tyre. Tuy nhiên, những người lãnh đạo đảo Tyre đã từ chối, nói rằng việc cho ông đến đây sẽ khiến người Ba Tư tin rằng đảo Tyre đang đứng về phe kẻ thù của họ.

Do vậy, họ đã khuyên ông nên đến một ngôi đền ở Old Tyre trên đất liền. Cho rằng mình bị xúc phạm, Alexander Đại đế lập tức ra lệnh chiếm đóng Old Tyre rồi xây dựng một cây cầu bắc sang đảo Tyre. Cây cầu này làm từ gỗ được tháo dỡ từ các công trình ở Old Tyre. Sau sáu tháng, cây cầu hoàn thành và đội quân của Alexander đã giành thắng lợi trong cuộc chiến với đảo Tyre. Hậu quả, đa phần người dân trên đảo Tyre đều bị đóng đinh và những người còn sống phải đi làm nô lệ.

Lời chào đón thô lỗ khiến cả đế chế diệt vong

Khi Đế quốc Mông Cổ đang ở thời hưng thịnh, Thành Cát Tư Hãn đã phái một đoàn lạc đà chở 500 người Hồi giáo tới Khwarezmia, một đế quốc ở Trung Đông, để thiết lập mối quan hệ thương mại chính thức.

Nhưng Inalchuq, người cai trị thành phố Otrar của Khwarezmia, đã bắt giam những thành viên người Mông Cổ của đoàn lạc đà, buộc tội đoàn này có âm mưu chống lại Khwarezmia. Sau đó Thành Cát Tư Hãn lại phái một đoàn thứ hai gồm 3 sứ thần tới đây để yêu cầu thả tự do cho đoàn lạc đà ở Otrar, và người cai quản thành phố này phải bị trừng trị.

Tuy nhiên, sứ giả và phái đoàn này đã bị sát hại. Những người Mông Cổ còn lại trở về với đầu bị cạo trọc, một dấu hiệu truyền thống của nô lệ và sự phục tùng trong văn hóa Mông Cổ. Cảm thấy bị xúc phạm, Thành Cát Tư Hãn bắt đầu lên kế hoạch trả thù. Bằng sức mạnh quân đội của mình, ông đã nhanh chóng xâm lược được nơi này, sát hại một cách có hệ thống lượng lớn dân cư ở đây và làm người đứng đầu phải bỏ chạy sang nước khác. Chỉ hai năm sau, đế quốc Khwarezmia đã diệt vong.

Vị vua hoang tưởng miễn nhiễm với thuốc độc

Mithridates VI là người cai trị Vương quốc Pontus vào khoảng năm 100 trước Công nguyên. Ông bị mắc chứng hoang tưởng, luôn cho rằng mình sẽ bị ai đó ám sát bằng thuốc độc. Do vậy, ngày nào ông ta cũng uống một lượng nhỏ thuốc độc để tăng cường khả năng chịu đựng. Không may thay, sau khi bị quân địch bắt, ông đã cố tự tử bằng thuốc độc nhưng không thành do cơ thể đã miễn dịch với chúng.

Hốt Tất Liệt gặp vận xui khi xâm lược Nhật Bản

Hốt Tất Liệt là Khả hãn thứ 5 của Đế quốc Mông Cổ. Ông đã có hai lần định xâm lược Nhật Bản, nhưng cả hai lần đều thất bại vì nhiều lý do khác nhau.

Trong lần đầu vào năm 1274, khi mới tiến đánh, đội quân của ông đã bị đánh bại nên họ buộc phải rút về Trung Quốc để bảo toàn quân lực và lên kế hoạch xâm chiếm khác. Không may, trên đường trở về Trung Quốc, hạm đội của ông đã bị một cơn bão đánh chìm.

Năm 1281, quân Mông Cổ đi đánh lần hai và khi đến bờ biển Nhật Bản, họ phát hiện ra rằng người Nhật đã chặn các bãi biển của họ bằng đê biển. Hạm đội này tiếp tục đi vòng quanh bờ biển Nhật Bản nhằm tìm kiếm một nơi thả neo nhưng lại bị một cơn bão khác đánh chìm.

Đùa với Julius Caeser và cái kết

Vào năm 75 TCN, Julius Caesar, khi ấy 25 tuổi, từng đi qua biển Aegea - vùng vịnh thuộc Địa Trung Hải. Trong cuộc hành trình này, ông đã bị một nhóm cướp biển bắt cóc. Ban đầu, bọn chúng yêu cầu gia đình ông phải trả 20 talent bạc (khoảng 684 kg) để chuộc người. Thấy bị xúc phạm bởi số tiền nhỏ này, Ceasar đã yêu cầu chúng tăng tiền chuộc lên, thành 50 talent bạc (khoảng 1,7 tạ).

Trong thời gian bị nhóm hải tặc bắt cóc đòi tiền chuộc, ông thường xuyên đùa rằng sau khi bọn cướp biển nhận được tiền chuộc và thả ông đi, ông sẽ ra lệnh xử tử tất cả bọn chúng. Ngay sau khi được trả tự do, ông liền ra lệnh bắt hết bọn này và đóng đinh tất cả.

Một lần "lỡ lời" khiến bức tường Berlin sụp đổ

Trong buổi tối ngày 9/11/1989, chính quyền Đông Đức đã tổ chức một buổi họp báo để nói về chính sách đi lại mới. Theo đó, người dân Đông Berlin được phép đi lại thông qua biên giới nếu được cấp giấy tờ phù hợp và quy định này sẽ có hiệu lực từ trưa ngày hôm sau để có thời gian phổ biến cho lực lượng biên phòng.

Tuy nhiên, trong buổi họp báo diễn ra cùng ngày, bí thư Đông Berlin là ông Günter Schabowski đã tuyên bố rằng: “Hôm nay, chúng tôi đã quyết định sẽ thi hành quy định cho phép mọi công dân Đông Đức rời Đông Đức thông qua mọi cửa khẩu”. Không chỉ có vậy, khi được hỏi về thời điểm có hiệu lực của quyết định, Schabowski còn nhấn mạnh rằng: “Theo tôi biết là ngay lập tức, không chậm trễ”.

Tin tức nhanh chóng lan ra khắp Berlin và hàng trăm, hàng nghìn người Đông Berlin đổ đến các cửa khẩu ở bức tường, đòi được thông qua. Trước biển người như vậy, lực lượng biên phòng không thể giữ được nữa liền mở cửa và hàng ngàn người Đông Đức đã băng qua Tây Berlin, đánh dấu ngày bức tường Berlin sụp đổ.

Bí ẩn về giới tính của điệp viên Pháp

Chevalier d’Eon là một nhà ngoại giao kiêm gián điệp người Pháp. Khi được điều sang Nga hoạt động, ông đã phải đóng giả thành phụ nữ vì vào thời điểm đó, chỉ có phụ nữ và trẻ em mới được vào nước Nga. Từ đó, d’Eon luôn phải chịu những tin đồn về giới tính thật và phải chờ đến khi Vua Louis XV qua đời, d’Eon mới trở về Pháp và yêu cầu được công nhận như là một phụ nữ.

Tòa án của Vua Louis XVI đã chấp thuận công nhận d’Eon là phụ nữ với điều kiện là phải mặc quần áo phụ nữ và tự trả chi phí cho những bộ quần áo này. Sau đó, d’Eon đã sống cuộc đời như một quý bà. Nhưng sau khi ông lìa đời, các bác sĩ tiến hành kiểm tra tử thi và phát hiện ra d'Eon thực chất là đàn ông.

Cú ngoặt của cách mạng Anh

Vào năm 1649, người dân Anh quyết định nổi dậy để lật đổ Vua Charles I. Họ đã thành công khi hành quyết được ông ta và đưa một người mới là Oliver Cromwell lên ngôi. Nhưng khi có được quyền lực trong tay, Cromwell ngày càng tàn bạo và đặt ra nhiều điều luật hà khắc. Tức giận, người dân Anh lại nổi dậy lần nữa và lật đổ hắn thành công. Con trai của Charles I, Charles II, được đưa lên làm vua và khôi phục lại vương triều trước đó của cha mình.

Theo: Listverse
  • Bình luận
  • Lưu tin xem sau
  • Bình luận
  • Copy link
  • Chia sẻ facebook

Bình luận (0)

Trở thành người đầu tiên bình luận trong bài viết này.