• Về đầu trang
Roger
Roger

Chuyện chưa kể về vị lương y một mình dập tắt đại dịch lấy mạng 60.000 người ở Trung Quốc 100 năm trước

Lịch sử

Trong khi đại dịch corona virus vẫn chưa dừng lại và ngày càng lan rộng ra nhiều quốc gia, câu chuyện về một vị bác sĩ đã một mình chấm dứt đại dịch cúm giết chết 60000 người ở Đông Bắc Trung Quốc 100 năm trước đã lập tức được nhắc lại như một bài học lịch sử quý giá cho công tác giải quyết và ứng phó với dịch bệnh hiện tại hiện tại.

Vị bác sĩ trong câu chuyện nói trên là Wu Lien-teh, một bác sĩ đến từ đảo Penang, Malaysia. Trong thời kỳ bùng phát dịch cúm ở Cáp Nhĩ Tân, tỉnh Hắc Long Giang, Trung Quốc, Wu đã đến đây và đóng góp phần quan trọng trong việc ngăn chặn dịch bệnh ra cả nước.

Thành phố Cáp Nhĩ Tân sầm uất vào những năm đầu thế kỷ 20

Lúc này, thành phố Cáp Nhĩ Tân đang là trung tâm tài chính- kinh tế miền Đông Bắc Trung Quốc. Hàng ngàn doanh nhân từ nhiều quốc gia trên thế giới như Nga, Nhật đến đây mở ngân hàng, nhà xưởng, ... Sự phát triển nhanh chóng của thành phố đã thách thức hệ thống y tế công cộng. Vụ dịch hạch phổi tồi tệ nhất từng được ghi nhận đã được lan truyền đến Cáp Nhĩ Tân thông qua tuyến đường sắt xuyên Mãn Châu từ cảng thương mại biên giới Mãn Châu Lý.

Các khu cách ly bệnh nhân nhiễm dịch
Các nhân viên y tế ở Cáp Nhĩ Tân hiện tại

Bệnh dịch kéo dài từ cuối mùa thu năm 1910 đến mùa xuân năm 1911 và giết chết 1.500 người dân Cáp Nhĩ Tân (chủ yếu là người Trung Quốc), hoặc khoảng năm phần trăm dân số của nó vào thời điểm đó. Điều này hóa ra là sự khởi đầu của đại dịch viêm phổi lớn của Mãn Châu và Mông Cổ, cuối cùng đã cướp đi 60.000 nạn nhân.

Tranh biếm họa của Nga về dịch bệnh ở Cáp Nhĩ Tân (lúc này thuộc Mãn Châu Quốc)
Nhân viên y tế chôn xác bệnh nhân

Vào mùa đông năm 1910, tiến sĩ Wu Lien-teh (sau này là người sáng lập Đại học Y khoa Cáp Nhĩ Tân) đã được chỉ thị từ Văn phòng Ngoại giao ở Bắc Kinh, đến Cáp Nhĩ Tân để điều tra bệnh dịch hạch. Vào những năm đầu thế kỷ 20, thuốc kháng sinh vẫn chưa phổ biến như hiện tại, ý thức người dân phòng chống bệnh rất thấp, trong khi chính quyền sở tại vẫn lúng túng trước dịch bệnh. Lúc này, tiến sĩ Wu đã cho áp dụng những biện pháp như cách ly bệnh nhân tại những cơ sở y tế, tạm ngưng các hoạt động di chuyển, bao gồm cả cho cấm các chuyến tàu từ Nhật Bản và Nga đi qua khu vực này.

Tiến sĩ Wu khi mới đến Cáp Nhĩ Tân vào năm 1911

Vào tháng Ba năm 1911, dịch bệnh đã được khống chế hoàn toàn, nhờ có vị bác sĩ 32 tuổi. Thành tích của ông trong công tác dập dịch ở Cáp Nhĩ Tân đã đem lại cho ông một đề cử Nobel Y học vào năm 1935 và Wu cũng là người Malaysia đầu tiên được đề cử cho giải thưởng danh giá này.

Bác sĩ Wu là một trong những người tiên phong trong việc dập dịch truyền nhiễm

Câu chuyện của Wu đến nay vẫn để lại nhiều bài học đắt giá cho các nhà quản lý y tế toàn cầu. Theo lời Chủ tịch Hội thảo Y khoa về Sinh học và Nhiễm khuẩn Châu Á - Thái Bình Dương, Paul Tambyah, các biện pháp của Wu là rất tiến bộ, đặc biệt là khi cho đóng cửa các vùng dịch và sắp xếp lại những nguồn lực cần thiết. Những chuyến tàu xuyên Viễn Đông của Nga, với những sản phẩm như lông sóc đất Siberia, một loài gặm nhấm bản địa có thể là nguồn trung gian cho virus dịch hạch. "Rất có thể, một hành khách, hay nhân viên phục vụ trên các tàu này đã bị nhiễm virus từ đây", theo lời ông Tambyah

Đến năm 1937, Wu rời khỏi Trung Quốc trong thời kỳ Nhật chiếm đóng Trung Quốc và chuyển đến Ipoh, miền Đông Bắc Malaysia và mở phòng khám riêng. Bác sĩ Charles Toh, một bác sĩ người Singapore cũng từng là một bệnh nhân của tiến sĩ Wu.

Cứ mỗi khi nào tôi bị đau họng hay bị ốm nhẹ, bố mẹ lại đưa tôi đến gặp ông ấy. Vào những ngày ấy, kiến thức về các bệnh truyền nhiễm vẫn còn hạn chế, kháng sinh thì thiếu hụt. Ông ấy quả là phi thường khi cứu sống nhiều người như thế ở Cáp Nhĩ Tân. Phòng khám của ông ở Ipoh luôn bị quá tải bệnh nhân đến vì danh tiếng và kiến thức sâu rộng của ông trong lĩnh vực này.

Tượng tiến sĩ Wu Lien - Teh ở Cáp Nhĩ Tân

Wu sau đó qua đời ở Penang vào năm 1910. Tại Cáp Nhĩ Tân, người ta còn xây tưởng niệm ông một viện bảo tàng và một bức tượng đồng lớn ở Đại học Y khoa Cáp Nhĩ Tân. Rất nhiều trường đại học danh tiếng thế giới đã trao tặng ông bằng danh dự như Đại học Hong Kong, Đại học Tokyo và Đại học John Hopkins để ghi nhận những đóng góp to lớn của ông với ngành y thế giới.

Theo: SCMP

Bình luận (0)

Trở thành người đầu tiên bình luận trong bài viết này.