• Về đầu trang
Spock
Spock

Chuyện như phim: Thiếu tá Đức Quốc xã liều mạng cứu sống hàng trăm người Do Thái trong Thế chiến II

Lịch sử

Ngày nay, khi nhắc đến Đức Quốc Xã, người ta sẽ nhớ ngay đến tổ chức chính trị tàn bạo nhất trong lịch sử, kẻ đứng đằng sau nhiều tội ác man rợ. Dưới sự lãnh đạo của Adolf Hitler, những tên này đã gây ra cái chết của hơn 6 triệu người Do Thái và những nhóm dân bị cho là "hạ đẳng" trong thời Thế chiến II.

Thế nhưng, bên trong hàng ngũ này, còn đó những con người vẫn giữ được lương tri và sự tỉnh táo của mình. Nhiều trong số đó đã mạo hiểm tính mạng của mình để cứu những người Do Thái vô tội khỏi nạn diệt chủng, mà nổi tiếng nhất có thể kể đến như Oskar Schindler (cảm hứng cho bộ phim Schindler's List). Hôm nay, Lost Bird sẽ giới thiệu cho các độc giả thêm một nhân vật khác cũng được biết đến với hành động cao thượng và anh hùng như. Đó là Thiếu tá Karl Plagge, đứng trong hàng ngũ Đức Quốc xã và chiến đấu cho quân đội Đức.

karlplagge 441x640

Chân dung thiếu tá Karl Plagge

Sinh ra tại Đức vào năm 1897, Karl Plagge bị tàn tật vĩnh viễn như di chứng của bệnh bại liệt mà ông mắc phải trong Thế chiến I.Khi hòa bình được lập lại, ông quay lại trường học và tốt nghiệp cử nhân ngành Kỹ sư rồi lấy bằng Thạc sĩ hóa học tại Đại học Frankfurt am Main vào năm 1932. Sau đó, ông điều hành một phòng thí nghiệm y tế của mẹ mình trong thời điểm kinh tế gia đình gặp khó khăn.

Là một cựu chiến binh trong Thế chiến I, ông ban đầu bị thu hút bởi những lời hứa của Adolf Hitler và Đảng Quốc xã về việc xây dựng lại nền kinh tế và niềm tự hào dân tộc của Đức sau những tổn thất nặng nề của nước này, như một phần của Hiệp ước Versailles.

7812180909020705g

Karl Plagge (mặc áo nâu, ngồi phía tay trái) chụp ảnh cùng gia đình mình

Plagge gia nhập Đảng Quốc xã vào năm 1931 và làm việc hết mình trong công cuộc đất nước. Tuy nhiên, trong thời gian này, ông bắt đầu mâu thuẫn với lãnh đạo đảng tại địa phương khi ông từ chối dạy các lý thuyết chủng tộc của Đức Quốc xã tại trường học. Theo quan điểm một người làm khoa học như Plagge, những điều này là rất phản khoa học.

Bên cạnh công việc là giảng dạy ở trường học, viên thiếu tá của Đức Quốc xã này cũng là sĩ quan chỉ huy của đơn vị HKP 562 (xưởng chế tạo xe) ở Vilnius, Lithuania. Tại đây, ông được tự do tuyển lao động làm việc trong xưởng mà không phải chịu bất kỳ xét hỏi nào. Nhận ra bản chất phản động, tàn bạo trong việc diệt chủng toàn bộ người Do Thái Lithuania, ông đã sử dụng quyền hạn nói trên để cấp các giấy phép lao động cho những người Do Thái và cho phép họ làm việc trong xưởng của mình.

hkp

Đơn vị HKP 562, nơi Plagge cứu sống hàng trăm người Do Thái bằng việc cho họ làm việc dưới quyền mình

Hai trăm năm mươi giấy phép được phát dưới quyền của Plagge đã cứu hơn 1000 người, bao gồm cả đàn ông, phụ nữ, trẻ em khỏi nguy cơ bị hành quyết không xét xử tại căn cứ Paneriai (Ponary) gần đó trong khoảng thời gian từ năm 1941 đến giữa năm 1944.

800px memorial to the jews victims of nazi germany in vilnius2 640x480

Tượng đài tưởng niệm những nạn nhân Do Thái của Đức Quốc xã ở Vilnius

Dưới quyền hạn của mình, những người Do Thái này được ông cung cấp quần áo ấm, vật tư y tế và củi - tất cả các mặt hàng khan hiếm để họ có thể sinh tồn trong hoàn cảnh khắc nghiệt của chiến tranh. Đôi khi, anh và các sĩ quan cấp dưới đã giúp bảo vệ của một số công nhân hoặc các thành viên gia đình họ khi những người này bị bắt trong các cuộc càn quét SS tại các khu ổ chuột cho dân Do Thái.

Do từ chối ủng hộ các giáo lý phân biệt chủng tộc của Đức Quốc xã, Plagge đã bị cách chức khỏi các vị trí lãnh đạo trong bộ máy đảng địa phương, sau khi ông bị lãnh đạo Quốc xã ở thành phố Darmstadt cáo buộc là “có quan hệ với bọn Do Thái và Tam Điểm”.

Vào mùa hè năm 1944, sau nhiều chiến thắng quan trọng trước Đức Quốc xã ở mặt trận phía Đông, Hồng quân Liên Xô đã tiến đến ngoại ô thành phố Vilnius. Điều này khiến cho những người Do Thái còn sống sót của trại HKP cảm thấy vô cùng mừng rỡ, nhưng cũng không ít người lo sợ về việc bị SS thủ tiêu trước khi Đức rút lui. Nhưng Plagge cũng đã kịp trấn an và bảo vệ những người này trước nguy cơ kể trên, khi “phân công lại” cho họ vào những địa điểm an toàn được ông sắp xếp từ trước.

800px pearl righteous wall 640x579

Một người Do Thái được Plagge cứu trong chiến tranh đặt tay bên cạnh tên của ông trên bảng tôn vinh các nhân vật đã bao che, giúp đỡ người Do Thái

Sau chiến tranh, Karl Plagge bị xét xử vào năm 1947 như một tội phạm chiến tranh ở Darmstadt, Đức. Một số tù nhân cũ của ông, lúc này đang ở trong trại di tản ở Stuttgart đã nghe đến những cáo buộc chống lại ông. Như một cách để trả ơn ân nhân của mình, người này đã cử đại diện đến phiên tòa để làm chứng cho ông.

3123166469 f438a6ff65 b

Một tấm bảng dành tặng cho Karl Plagge vì những hành động nhân đạo của ông từ những người Do Thái sống sót trong trại tập trung HKP (1941-1944)

Bất ngờ, lời khai của họ đã có những tác động tích cực đến quá trình xét xử của Plagge. Nhờ vào lời khai của những người làm trước kia, Plagge được xóa bỏ tội trạng và quay về sống một cách lặng lẽ tại quê nhà Darmstadt cho đến khi qua đời vào tháng 6 năm 1957.

Giống như Oskar Schindler, Karl Plagge được tôn vinh như anh hùng của dân Do Thái khi dũng cảm chống lại Đức Quốc xã để bảo vệ những sinh mạng vô tội. Trong đợt thanh lọc của Đức Quốc xã ở Vilnius, tỉ lệ sống sót của người Do Thái chỉ vào khoảng 3-5%.

800px lgg karl plagge bueste 480x640

Tượng bán thân Karl Plagge tại một trường trung học tại Darmstadt -quê nhà của ông

Tuy nhiên, trong trại HKP dưới thời kỳ chỉ huy bởi Plagge, tỉ lệ này được tăng lên 20-25%, tương đương với khoảng 250-300 người Do Thái, tạo nên nhóm những người sống sót sau chiến tranh lớn nhất tại thành phố này. Ngày nay, người ta đã cho dựng biển tưởng niệm người đàn ông anh hùng này và những thành tựu vĩ đại của ông trong việc đấu tranh bảo vệ lẽ phải và chính nghĩa.

Theo: The Vintage News
  • Bình luận
  • Lưu tin xem sau
  • Bình luận
  • Copy link
  • Chia sẻ facebook

Bình luận (0)

Trở thành người đầu tiên bình luận trong bài viết này.