• Về đầu trang
Chim Mỏ Rộng
Chim Mỏ Rộng

Daisugi - Kỹ thuật lâm nghiệp cổ đại tạo ra nhiều thân gỗ chỉ từ một cây

Lịch sử

Daisugi là một kỹ thuật lâm nghiệp đã có từ cách đây hàng thế kỷ và được phát triển ở Nhật Bản. Kỹ thuật này được đánh giá cao vì có thể giúp trồng rất nhiều gỗ nhưng lại không thực sự tốn quá nhiều đất. Tuy nhiên, ngày nay, kỹ thuật này gần như đã thất truyền và chỉ có thể thấy được ở các khu vườn quốc gia.

Hình ảnh chân thật về kỹ thuật nông nghiệp daisugi.

Có niên đại từ thế kỷ 14, kỹ thuật daisugi đã giúp các nông dân trồng được cây tuyết tùng Kitayama, một loài cây được biết đến là đặc biệt thẳng và nhẵn mịn, trong điều kiện thiếu đất. Tương tự như nghệ thuật trồng cây cảnh Bonsai, daisugi về cơ bản là cách cắt tỉa rất nhiều chồi non trên cây tuyết tùng mẹ và chỉ có những chồi thẳng nhất mới được phép phát triển. Việc cắt tỉa cẩn thận này được tiến hành vài năm một lần và chỉ để lại những cành cây mạnh khoẻ, đẹp nhất.

Sau khoảng 20 năm, những chồi cây này sẽ mọc lên khổng lồ và có thể thu hoạch dưới dạng gỗ tuyết tùng đặc biệt hoặc sẽ được trồng lại để tái sinh rừng.

Hai thập kỷ có vẻ rất dài, nhưng cây tuyết tùng được trồng bằng kỹ thuật daisugi thực sự phát triển với tốc độ nhanh hơn nhiều so với cây trồng trên đất. Không chỉ vậy, kỹ thuật lâm nghiệp khéo léo này cũng cho ra những cây gỗ Kitayama linh hoạt gấp 140% gỗ tuyết tùng thông thường, cũng như 200% chất gỗ đậm đặc.

Daisugi được phát triển vào thế kỷ 14, khi phong cách kiến ​​trúc Sukiya-zukuri thường sử dụng các vật liệu tự nhiên, đặc biệt là gỗ bắt đầu lên ngôi và trở nên phổ biến. Các khúc gỗ tuyết tùng thẳng và không sần sùi được sử dụng làm trụ cột trong nhà, nhưng đất đai lại không đủ để phục vụ nhu cầu cao trong thời gian này nên daisugi đã ra đời.

Một ngôi nhà theo phong cách Sukiya-zukuri truyền thống.

Theo người dùng Twitter Wrath of Gnon, tài khoản đã tweet về kỹ thuật lâm nghiệp cổ đại của Nhật Bản gần đây, người này khẳng định những khúc gỗ mọc ra từ chồi non của cây mẹ rất cứng cáp, nó có thể duy trì 200 đến 300 năm trước khi bị hao mòn, gãy đổ. Những cây tuyết tùng mẹ này vẫn có thể được tìm thấy ở những khu vực nhất định của Nhật Bản và một số thân cây thậm chí có đường kính khoảng 15 mét.

Nhu cầu về gỗ tuyết tùng Kitayama đã giảm xuống vào thế kỷ 16, do đó, sự phổ biến của kỹ thuật lâm nghiệp daisugi cũng dần dần thất truyền. Tuy nhiên, vì sự sáng tạo nổi bật của người Nhật, daisugi vẫn được lưu giữ ​​trong các khu vườn trang trí trên khắp Nhật Bản.

Theo: Odditycentral
  • Bình luận
  • Lưu tin xem sau
  • Bình luận
  • Copy link
  • Chia sẻ facebook

Bình luận (0)

Trở thành người đầu tiên bình luận trong bài viết này.