• Về đầu trang
Colima
Colima

Hitler và Stalin cùng là khách quen một quán cà phê hay câu chuyện về những trùng hợp ly kỳ trong lịch sử

Lịch sử

Hầu hết mọi người đều được trải nghiệm một vài sự trùng hợp ly kỳ trong cuộc sống. Việc gặp gỡ đồng hương khi đi du lịch là một ví dụ như vậy.

Những sự việc ngẫu nhiên đó là một phần trong cuộc sống của mỗi người. Tuy nhiên, một số sự kiện lịch sử lại có thể trùng hợp đến mức khó tin.

1. Lời nguyền của Thiếp Mộc Nhi

Thiếp Mộc Nhi (Timur) là một nhà cầm quân người Đột Quyết - Mông Cổ. Ông là người sáng lập nên triều đại Thiếp Mộc Nhi. Lên ngôi từ năm 1370, Thiếp Mộc Nhi đã trị vì đất nước trong hơn 35 năm cho đến khi qua đời vào năm 1405.

historical coincidences 6

Chân dung của Thiếp Mộc Nhi.

Mục đích của ông là khôi phục Đế Quốc Mông Cổ vĩ đại của Thành Cát Tư Hãn. Thiếp Mộc Nhi tự gọi mình là “Thanh gươm của đạo Hồi”.

Sau khi qua đời, ông được chôn cất trong một lăng mộ ở Samarkand (Uzbekistan). Tuy nhiên, nhà nhân chủng học người Liên Xô Mikhail Gerasimov đã khai quật lăng mộ và khảo sát hài cốt của ông vào năm 1941.

historical coincidences 16

Thiếp Mộc Nhi đang chỉ đạo trận Balkh (trái) và Thiếp Mộc Nhi tại buổi yến tiệc bên trong khu vườn của Samarkand (phải).

Người ta đồn đại rằng Mikhail Gerasimov đã phát hiện ra dòng chữ “Khi ta sống lại từ cõi chết, thế giới này sẽ run rẩy” được khắc trên lăng mộ của Thiếp Mộc Nhi. Bên cạnh đó, họ cũng tìm thấy câu nói “Bất cứ ai quấy rầy ngôi mộ này sẽ giải phóng một kẻ xâm lược còn khủng khiếp hơn ta” trên quan tài của vị vua đã chết.

historical coincidences 19

Nhóm khai quật bên cạnh hài cốt của Thiếp Mộc Nhi.

Chỉ ba ngày sau khi nhà khoa học khai quật ngôi mộ, đội quân của Adolf Hitller đã xâm chiếm Liên Xô trong khuôn khổ Chiến dịch Barbarossa, cuộc xâm lược quân sự lớn nhất lịch sử.

Vài ngày trước chiến thắng của Liên Xô trong trận Stalingrad năm 1942, Thiếp Mộc Nhi được chôn cất lần nữa trong một đám tang theo nghi thức Hồi giáo.

2. Những gã trai hư thành Viên (Áo)

Viên (Áo) từ lâu đã nổi tiếng khắp thế giới với những nét văn hóa độc đáo, trường dạy cưỡi ngựa Tây Ban Nha và cả lễ hội Carnival sang trọng. Tuy nhiên, nó cũng từng là nơi tạm trú của một số nhân vật nổi tiếng nhất trong lịch sử. Adolf Hitler, Josip Broz Tito, Leon Trotsky và Joseph Stalin đều cùng cư trú tại Viên vào mùa hè năm 1913.

historical coincidences 11

Chân dung của Adolf Hitler.

Từ năm 1908, Hitler đã cư ngụ tại Viên và chật vật kiếm sống bằng nghề họa sĩ. Trong khi đó, Stalin dành khoảng một tháng tại thành phố nước Áo để viết về chủ nghĩa Mác và gặp gỡ nhà cách mạng người Nga Trotsky (Ông đã sống ở Viên trong khoảng 7 năm và là người sáng lập báo báo Sự thật).

Joseph Stalin.

Trong khi đó, nhà cách mạng theo chủ nghĩa Cộng Sản người Nam Tư Tito thì hoạt động như một thợ máy tại nhà máy Daimler. Sau này, ông đóng vai trò khá quan trọng trong các phong trào khởi nghĩa tại khu vực nhà máy.

Café Central là một trong những địa điểm du lịch nổi tiếng tại thủ đô Viên.

Hitler, Trotsky, Tito và Stalin đều yêu thích Café Central tại Viên và thường xuyên lui tới (Hitler và Trotsky là hai vị khách hàng thân thiết của cửa hàng). Quán cà phê này đóng cửa vào cuối chiến tranh thế giới thứ hai và mở cửa trở lại vào năm 1975. Đây là một trong những địa điểm du lịch nổi tiếng tại thủ đô nước Áo.

3. "Cô gái không bao giờ chìm" Violet Jessop.

Violet Jessop là một nữ y tá kiêm tiếp viên hàng hải rất có duyên với các thảm họa trên biển.

Nữ y tá Violet Jessop.

Vào năm 1911, cô phục vụ như một tiếp viên trên tàu RMS Olympic sang trọng khi nó va chạm với một tàu chiến của Anh. May thay, Olympic đã an toàn cập bến mà không hề có bất kỳ vụ tử vong nào.

Tàu RMS Olympic.

Vụ tai nạn trên không hề làm chùn bước cô gái trẻ. Nữ tiếp viên Jessop tiếp tục lên tàu RMS Titanic nổi tiếng vào năm 1912. Cô là một trong số những người may mắn sống sót sau thảm kịch huyền thoại.

Tàu RMS Titanic trứ danh.

Vào năm 1916, cô gái trẻ tiếp tục ra khơi với vai trò là y tá của Hội Chữ thập đỏ Anh trên chiếc tàu HMHS Britannic. Con tàu nhanh chóng được chuyển thành một bệnh viện. Không may thay, nó bị chìm sau một vụ nổ đã cướp mất 30 sinh mạng ở Biển Aegean.

Tàu HMHS Britannic.

Về phần Jessop, cô bị chấn thương đầu trong khi nhảy ra khỏi thuyền cứu sinh để tránh cánh quạt của tàu.

Vào năm 1920, Jessop trở lại làm việc cho tàu White Star Line và thường được gọi là "Cô gái không bao giờ chìm".

Hình ảnh Violet Jessop vào năm 2011 trong một bài phỏng vấn về thảm kịch Titanic.

4. Joseph Figlock

Joseph Figlock là một nhân viên quét dọn đường phố ở thành phố Detroit, bang Michigan.

Thành phố Detroit thuộc tiểu bang Michigan.

Vào tháng 10/1938, trong khi anh đang dọn dẹp tại một con hẻm thì một em bé rơi ra khỏi cửa sổ tầng 4 của một căn hộ và đáp xuống trúng người của Joseph. Dù cả hai người đều bị thương, cô bé đã may mắn sống sót.

Anh chàng nhân viên vệ sinh rất có duyên với các em bé.

Một năm sau, trong khi đang quét dọn ở một con hẻm khác, một cậu bé (lại) té khỏi cửa sổ và rơi xuống người của anh nhân viên vệ sinh. Đây quả là những sự trùng hợp vô cùng may mắn.

5. Sự trả thù hay quả báo?

Henry Ziegland là một người đàn ông sống tại Honey Grove, Texas. Vào năm 1893, anh chàng chia tay với bạn gái của mình và khiến cô gái phải tự tử vì quá đau lòng.

Cô gái trẻ đã tự tử vì quá đau buồn. (Ảnh minh họa)

Mất mát này đã gây ảnh hưởng nặng nề lên gia đình cô. Người anh trai quẫn trí quyết định tự mình trả thù cho cô em gái đồng thời bảo vệ danh dự của gia đình.

Anh đã tấn công gã sở khanh bằng súng nhưng viên đạn may mắn chỉ sượt qua mặt Ziegland và trúng vào một cái cây gần đó. Tuy nhiên, người anh trai tin rằng mình đã giết kẻ phụ bạc và sau đó tự kết liễu đời mình.

Viên đạn chỉ sượt qua mặt Ziegland và trúng vào một cái cây gần đó.

20 năm sau, Ziegland quyết định đốn hạ cái cây bằng cách sử dụng thuốc nổ. Vụ nổ không chỉ tàn phá thân cây mà còn gây ra cái chết của Ziegland. Viên đạn vốn vẫn ở trên thân cây từ vụ án năm xưa phóng thẳng vào đầu Ziegler và giết chết anh ta chỉ trong tích tắc.

Theo: The Vintage News
  • Bình luận
  • Lưu tin xem sau
  • Bình luận
  • Copy link
  • Chia sẻ facebook

Bình luận (0)

Trở thành người đầu tiên bình luận trong bài viết này.