• Về đầu trang
PG
PG

x Năm 536 sau Công Nguyên có gì khủng khiếp mà bị xem là năm tồi tệ hơn cả 2020

Lịch sử

Năm 2020 sẽ là năm cực kỳ khó quên với nhân loại bởi những tin tức tồi tệ liên tục kéo đến. Tuy vậy, trước đây đã từng có những thời điểm thế giới phải trải qua giai đoạn khốn khó không kém.

Cụ thể, năm 1349, nhân loại chứng kiến ​​Cái chết Đen giết chết một nửa dân số châu Âu.

Cái chết Đen: khi những mạch máu trong các hạch bị vỡ, máu khô lại và biến thành những cục màu đen cản trở sự lưu thông khí huyết.

Năm 1520, bệnh đậu mùa đã tàn phá châu Mỹ và giết chết khoảng 60% - 90% cư dân gốc của lục địa này.

Bệnh đậu mùa đã huỷ diệt người da đỏ bản địa ở châu Mỹ

Năm 1918, dịch cúm mùa Tây Ban Nha đã dẫn đến cái chết của hơn 50 triệu người.

Binh sĩ được cách ly chờ hồi phục sau khi mắc cúm Tây Ban Nha tại một doanh trại ở Kansas, năm 1918

Năm 1933, sự trỗi dậy của Hitler cùng Phát xít Đức được coi là bước ngoặt trong lịch sử đương đại.

Adolf Hitler

Tuy nhiên, các nhà sử học đều nhất trí dành danh hiệu năm tồi tệ nhất lịch sử nhân loại thuộc về năm 536 sau Công Nguyên. Nhà sử học Trung Cổ, Michael McCormick đã nói rằng “Năm 536 là khởi đầu cho một trong những thời kỳ tồi tệ nhất đối với tồn tại của con người nếu không muốn nói là năm tồi tệ nhất”. (Tạp chí Khoa học, Ann Gibbons, 2018).

Michael McCormick, nhà khảo cổ học Đại học Harvard và sử gia nghiên cứu về thời Trung Cổ, đã công bố kết quả nghiên cứu đáng chú ý về thảm kịch toàn cầu xảy ra vào năm 536

Năm 536 bắt đầu với một màn sương mù dày đặc trải dài khắp thế giới khiến châu Âu, Trung Đông và các khu vực châu Á chìm vào bóng tối suốt 24 giờ một ngày, trong gần 2 năm.

Theo giáo sư McCormick, năm 536, châu Âu, Trung Đông và một phần châu Á chìm trong bóng tối vì lớp sương mù dày đặc

Do đó, nhiệt độ toàn cầu giảm mạnh và thời điểm đó được ghi nhận là thập kỷ lạnh nhất trong hơn 2.000 năm. Nạn đói hoành hành, mùa màng thất bát khắp châu Âu, châu Phi và châu Á. Thật không may, năm 536 sau Công Nguyên dường như chỉ là khúc dạo đầu cho sự khốn khổ. Thời kỳ lạnh giá và đói kém này đã gây ra thảm họa kinh tế ở châu Âu và vào năm 541 sau Công Nguyên, một đợt bùng phát bệnh dịch hạch tiếp tục dẫn đến cái chết của gần 100 triệu người và gần một nửa dân số của Đế chế Byzantine.

Đại dịch hạch đầu tiên xảy ra khoảng năm 541-542 chính là hậu quả kéo dài từ chuỗi thảm hoạ năm 536

Thời điểm này (trong thế kỷ VI) được nhiều người gọi là thời kỳ đen tối, nhưng các bậc học giả vẫn chưa biết đến nguồn gốc thực sự của sự đen tối này. Cho đến mãi gần đây, một nhóm các nhà nghiên cứu được dẫn đầu bởi McCormick và nhà băng học Paul Mayewski mới phát hiện ra rằng một vụ phun trào núi lửa ở Iceland vào đầu năm 536 đã dẫn đến một lượng lớn tro bụi vô cùng lớn lan rộng toàn cầu, tạo ra sương mù khiến thế giới chìm trong bóng tối. Vụ phun trào này lớn đến mức nó đã làm thay đổi khí hậu Trái Đất, ảnh hưởng xấu đến các kiểu thời tiết và việc canh tác cây trồng trong nhiều năm tiếp theo.

Việc gắn nhãn "năm tồi tệ nhất trong lịch sử" đang trở thành xu hướng thời gian gần đây. Và quả thật nếu so sánh thời điểm hiện tại (năm 2020) với những giai đoạn khốn khổ của nhân loại trong quá khứ, đặc biệt là năm 536 sau Công Nguyên thì chúng ta vẫn may mắn hơn khi không phải sống trong một thế giới bị bao phủ bởi bóng tối!

Theo: Medium
  • Bình luận
  • Lưu tin xem sau
  • Bình luận
  • Copy link
  • Chia sẻ facebook

Bình luận (0)

Trở thành người đầu tiên bình luận trong bài viết này.