• Về đầu trang
MMim
MMim

Người da đen đã là một phần lịch sử Trung Hoa từ rất lâu rồi (Kỳ cuối)

Lịch sử

8. Phòng bệnh ở Phúc Châu

Bức ảnh gồm 2 y tá cùng người mẹ và đứa trẻ sơ sinh được chụp vào tháng 10 năm 1919 tại bệnh viện Magaw Memorial của thành phố Phúc Châu. Đây là thủ phủ của tỉnh Phúc Kiến nằm ở miền Đông Nam Trung Quốc. Tỉnh Phúc Kiến có chung đường biên giới với  4 tỉnh khác là: Chiết Giang ở phía Bắc, Giang Tây ở phía Tây, đảo Đài Loan về phía Đông và tỉnh Quảng Đông ở phía Nam.

Trong bức ảnh có thể thấy 2 nữ y tá có màu da rất tối và khi mặc đồng phục của bệnh viện thì nó lại càng nổi bật hơn

9. Sự tương phản trong các sắc tộc ở Trung Quốc

Trong nỗ lực giáo dục về sự xuất hiện của người da đen ở Trung Quốc thời tiền hiện đại, thì các bức ảnh về những người phụ nữ được chụp bởi John Thomson lại có vẻ hợp lý khi nó có sự tương phản trong đó. Người phụ nữ bên phải đại diện cho người dân tộc Hán – là dân tộc chiếm đa số hiện nay tại Trung Quốc. Bên trái là cô gái trẻ người Phúc Châu, được gọi là “người phụ nữ lực điền” - đại diện cho những thổ dân sống ở tỉnh Phúc Kiến. Các ý tá ở bệnh viện Magaw Memorial ở Phúc Châu cũng là kiểu người tương tự.

Theo một số nghiên cứu của ngành nhân chủng học, thì một số thổ dân Trung Quốc là những người “họ hàng xa” của dân tộc Melanesian (hay còn gọi là “dân đảo da đen”) ngày nay cư trú trên các đảo ở phía Nam Thái Bình Dương. Hàng ngàn năm trước, trước khi di cư đến các hòn đảo phía Nam, tổ tiên người Melanesians đã dựng nhà trên lục địa châu Á

10. “Người da đen…và sự dã man”

Trong cuốn sách The Boxer Uprising năm 1902 của mình, nhiếp ảnh gia người Mỹ James Ricalton đã tiết lộ một bức ảnh có hàng chục người đàn ông và nhiều người trong số họ có thể bị hành quyết vào ngày hôm sau vì đã tham gia vào cuộc nổi dậy Boxer. Về sau nó là cuộc chiến đẫm máu chống ngoại xâm và Kitô giáo diễn ra từ năm 1899 đến 1901. Bộ phim Fearless của Jet Li năm 2006 được lấy cảm hứng từ những sự kiện diễn ra cuộc nổi dậy, và bộ phim Fist of Fury của Lý Tiểu Long năm 1971 cũng vậy. Tuy nhiên, không có diễn viên nào trong các bộ phim nói trên, và cũng không có bất kì bộ phim võ thuật nào diễn tại Trung Quốc trước thời hiện đại.

11. Bữa ăn ở Thiên Tân

Nếu không có những bức ảnh trước thì chúng ta khó mà có thể biết được bữa ăn của gia đình này kì cục thế nào khi nó nằm giữa đống đổ nát của cuộc nổi dậy Boxer. Nhà của những người dân này đã bị phá huỷ, họ cùng nhau ngồi ăn uống một cách “vui vẻ” theo lời miêu tả của Ricalton – tác giả của bức ảnh này. Tác giả cũng bày tỏ sự ngạc nhiên của mình: “Họ ngồi dưới ánh mặt trời đầy nóng bức của mùa hè, và tất cả trông như những người ở tầng lớp thấp kém mà chúng ta đã từng được biết, họ cũng không có gì che chắn trên đầu”.

12. Hai nhạc sĩ người Trung Quốc

Hai nghệ sĩ trong bức ảnh này đang chơi đàn Nguyệt và đàn Nhị của Trung Quốc, đã cho thấy một sự tương phản và khác biệt về màu da của hai người. Bức ảnh này đã được in ra và được xuất bản trong cuốn “Minh hoạ về Trung Hoa và con người” - bộ sách ảnh gồm 4 tập của John Thomson trong thời gian ông ở Trung Quốc.

Bức ảnh chụp vào năm 1869 tại thành phố Canton (còn gọi là Quảng Châu), thuộc tỉnh Quảng Đông

13. Người chơi đàn Tỳ Bà và đứa trẻ

Mặc dù các bức ảnh được chụp riêng biệt, nhưng bức hình người phụ nữ chơi đàn Tỳ Bà cùng đứa trẻ bên cạnh cũng nằm trong cuốn sách ảnh “Minh hoạ về Trung Hoa và con người” của John Thomson. Người phụ nữ chơi đàn Tỳ Bà và 2 người nghệ sĩ trong bức ảnh bên trên đều là thành viên của cùng một đoàn kịch.

Nếu để ý kĩ, người phụ nữ và đứa trẻ trông như có cùng đặc tính thể chất với người đàn ông chơi đàn Nhị trong bức ảnh bên trên, điều đó như ám chỉ về một liên kết gia đình

14. Trà đen ở Quảng Đông

Đây cũng là một bức ảnh được chụp ở Quảng Đông và nằm trong “Minh hoạ về Trung Hoa và con người” của John Thomson, nhưng tác giả đã che đi công việc trồng chè ở đây. Một phần quan trọng trong khi trồng chè là phân loại thủ công những lá trà và cây trà không tốt. Quá trình này thường được làm bởi phụ nữ hoặc trẻ em. Hình ảnh thật cho thấy 4 người phụ nữ, nhưng một trong những người ngồi bên trái đã được chọn ra vì lý do người này có hình ảnh rõ nét.

Các bức ảnh trên được chụp bởi 6 nhiếp ảnh gia trong vòng 50 năm, từ năm 1869 đến năm 1919. Và vị trí của những bức ảnh này được trải dài khắp Trung Quốc: từ một thị trấn nhỏ từng bị Trung Quốc chiếm giữ “An Nam”, đến thủ đô Bắc Kinh ở phía Bắc. Những người Trung Hoa da đen phần lớn đã bị lãng quên trong các chương lịch sử của Trung Quốc, nhưng hình ảnh "quý giá" của các nhiếp ảnh gia đã mang đến cho các nhà sử học một “khởi đầu mới”.

Theo: nextshark
  • Bình luận
  • Lưu tin xem sau
  • Bình luận
  • Copy link
  • Chia sẻ facebook

Bình luận (0)

Trở thành người đầu tiên bình luận trong bài viết này.