• Về đầu trang
Minh Ngọc
Minh Ngọc

Huyền thoại về người... tự nguyện vào trại tập trung Auschwitz

Lịch sử

Bí ẩn của Auschwitz

Trại tập trung Auschwitz. Chữ ở trên cổng là "Lao động làm nên tự do".

Trong những năm đầu của chiến tranh, ít người biết về khu vực gần một thành phố của Đức có tên Auschwitz. Lúc này, Ba Lan đang trong tình trạng hỗn loạn: bị chia cắt bởi Đức Quốc Xã và Liên Xô. Tinh thần chống đối của Ba Lan cũng bị nghiền nát. Chính ở thời khắc ấy, Witold Pilecki đã quyết định thâm nhập vào trại Auschwitz, tuy nhiên ông đã gặp khó khăn trong việc được phê duyệt vì họ nghĩ rằng đó chỉ là một trại tù binh. Cuối cùng ông tự đưa mình vào đây bằng cách gọi những người Ba Lan khác đứng tụ tập trên đường phố vào ngày 19 tháng 4 năm 1940. Khi đến đó, ông nhận ra Auschwitz kinh khủng hơn những gì mọi người tưởng tượng rất nhiều.

Cuộc sống như một con số

Ảnh chụp trong trại của Đội trưởng Witold Pilecki.

"Cùng với hàng trăm người khác, tôi bị đưa đến phòng tắm," bản báo cáo của Pilecki viết. "Ở đây chúng tôi phải cho tất cả mọi thứ vào túi, theo số đánh tương ứng của từng người. Sau đó chúng tôi bị cắt tóc, cạo hết lông trên cơ thể rồi bị dội bằng nước lạnh. Tôi bị đánh vào hàm bằng một cái chày nặng. Về sau tôi phải nhổ ra hai cái răng. Nó bật máu. Từ thời điểm đó chúng tôi biến thành những con số - số của tôi là 4859."

"Mỗi người chỉ có khẩu phần ăn dành cho sáu tuần. Một tên lính Đức từng nói với tôi: "Ai mà sống lâu hơn - có nghĩa hắn ăn cắp. Mày sẽ ở trong một đơn vị đặc biệt, và mày sẽ chết sớm thôi." Điều này nhằm khiến tinh thần suy sụp nhanh nhất có thể ".

Tuồn ra ngoài những câu chuyện kinh khủng

Những tù nhân Do Thái đang làm việc khổ sai trong trại Auschwitz.

Pilecki được chỉ định làm một công việc nặng nhọc – chở đá trên những cái xe cút kít. Nhưng ông cũng cố gắng thu thập thông tin tình báo về trại và tuồn tin nhắn ra ngoài với những tù nhân đã trốn thoát. Lính SS đã chỉ định những người Ba Lan phải đưa quần áo của họ vào thị trấn, và đôi khi những tin nhắn có thể được chuyển tới quân Ba Lan ngầm.

Storozynski - chủ tịch kiêm giám đốc điều hành của Quỹ Kosciuszko giải thích: "Quân đội hoài nghi về những điều khủng khiếp đó. Về lò thiêu, phòng hơi ngạt, tiêm thuốc giết người – họ không tin ông. Họ nghĩ ông đã phóng đại."

Pilecki cũng hy vọng tổ chức một cuộc tấn công và chạy trốn khỏi trại. Nhưng không có lệnh nào cho phép một kế hoạch như thế từ tư lệnh cấp cao của Ba Lan.

Pilecki viết: "Chúng tôi đang chờ lệnh, dù biết rằng sẽ không có lệnh nào cả - mặc dù đó là một điều có thể gây bất ngờ cho thế giới và Ba Lan, nhưng chúng tôi không thể làm thế."

Trong hai năm rưỡi tiếp theo, Pilecki vẫn cần mẫn làm việc để đưa các báo cáo của ông đến tuyến mệnh lệnh Ba Lan tới London.

"Và ở London," Storozynski nói, "Chính phủ Ba Lan lưu vong đã bảo với người Anh và người Mỹ rằng họ cần phải làm gì đó, cần phải ném bom vào các trại này. Hay tất cả lính nhảy dù người Ba Lan – cho họ vào trại. Hãy cứu những người bên trong ra. Nhưng phía Anh và Mỹ không làm gì cả."

Vụ vượt ngục của Pilecki

Đội trưởng Witold Pilecki đang làm việc.

Cuối cùng, sau gần ba năm, Pilecki nói, "tiếp tục ở lại đây quá nguy hiểm và khó khăn đối với tôi."

Ông đã lên kế hoạch cho một cuộc tẩu thoát, thông qua cửa sau không bị canh giữ trong tiệm bánh nơi ông làm việc. Với một vài tù nhân khác, họ đã chạy trốn vào ban đêm.

"Đạn bắn ngay sau lưng chúng tôiChúng tôi đã chạy nhanh như thế nào, rất khó để nói. chỉ có thể hình dung rằng nhanh tới mức tưởng như tay chúng tôi xé gió ra."

Sau khi trốn thoát, Pilecki tiếp tục chiến đấu ngầm. Nhưng sau chiến tranh, người Đức đã bị thay thế bởi chế độ chiếm đóng mới - Liên Xô. Pilecki một lần nữa bị yêu cầu thu thập thông tin tình báo, lần này là về những việc làm của Liên Xô cũ. Công việc ông làm lần này đã khiến ông bị đánh dấu là kẻ thù của nhà nước.

Tháng 5 năm 1947 — hai năm sau khi Đức Quốc Xã đầu hàng — ”vỏ bọc” của Witold Pilecki bị lộ. Ông bị bắt và tra tấn trong nhiều tháng trước khi đưa ra xử tại một phiên tòa “dỏm” gọi là phiên tòa xử công khai (tháng 5 năm 1948). Ông bị buộc tội gián điệp và bị kết án tử hình.

Những lời cuối cùng của ông trước khi bị hành hình vào ngày 25 tháng 5 là “Ba Lan tự do muôn năm!” Lúc ấy ông mới 47 tuổi.

Câu chuyện chưa được tiết lộ

Đội trưởng Witold Pilecki trong phiên xét xử.

Có một lý do mà nhiều người chưa bao giờ nghe câu chuyện về Witold Pilecki. Chế độ thân Liên Xô ở Ba Lan đã kiểm duyệt mọi tài liệu đề cập đến tên của ông. Lệnh cấm này được giữ nguyên cho đến khi bức tường Berlin sụp đổ.Chỉ khi đó ta mới có thể biết đến câu chuyện của ông và cho phép Bugajski mô tả chính xác nó trong phim.

Ngày nay có một con phố và và một quảng trường ở Ba Lan mang tên của vị anh hùng này. Di sản ông để lại vô cùng to lớn. Đó là ở ngay giữa nơi địa ngục trần gian, tinh thần giải phóng dân tộc cũng không bao giờ bị khuất phục.

Theo: npr.org
  • Bình luận
  • Lưu tin xem sau
  • Bình luận
  • Copy link
  • Chia sẻ facebook

Bình luận (0)

Trở thành người đầu tiên bình luận trong bài viết này.