• Về đầu trang
Bún riêu
Bún riêu

Nhân sự kiện George Floyd, cùng nhìn lại quyền công dân của người gốc Á tại nước Mỹ

Lịch sử

Lịch sử về người Mỹ gốc Á chưa bao giờ thuộc phần trọng tâm trong các chương trình giảng dạy tại các trường ở Mỹ. Tuy đã là một cộng đồng, họ vẫn bị coi là người nước ngoài mãi về sau mặc dù có nền lịch sử phong phú ở Hoa Kỳ có từ nhiều thế kỷ trước.

Mặc dù các bài học ở trường chỉ nói lướt qua về cách cư xử tồi tệ của công nhân đường sắt Trung Quốc trong những năm 1800, nhưng chỉ một vài câu chú thích trong một cuốn sách lịch sử sẽ không bao giờ đủ để mô tả chính xác sự tàn bạo mà người châu Á phải đối mặt ở Mỹ cũng như không được công nhận cho các anh hùng dân quyền trong cộng đồng của họ, những người đã chiến đấu chống lại những bất công này.

Dành cho những người tò mò về hoạt động của người Mỹ gốc Á và sự phân biệt đối xử mà cộng đồng của họ đã chống lại, dưới đây là 10 điều ngạc nhiên về lịch sử của quyền của công dân Mỹ gốc Á mà bạn có thể chưa từng được biết.

1. Sự kiện công nhân đường sắt Trung Quốc đình công vào năm 1867

Nguồn: Thư viện cộng đồng Vancouver

Lịch sử về việc người châu Á thực hiện quyền biểu tình của họ bắt nguồn từ những nhóm người nhập cư sớm nhất, việc này chứng minh rằng định kiến về sự ​​hiền lành và ngoan ngoãn xung quanh người châu Á chưa bao giờ dựa trên bằng chứng thực tế.

Trong thời gian thiếu lao động trầm trọng vào những năm 1860, giám đốc Trung tâm Thái Bình Dương Charles Crocker đã thử nghiệm thuê những người lao động Trung Quốc, những người trước đây đã từng làm việc tại trung tâm đường sắt California. Vì có định kiến với Trung Quốc nên nhiều người tin rằng người Trung Quốc không có đủ sức lực cho công việc, ý tưởng này đã phải đối mặt với một số phản ứng dữ dội. Tuy nhiên, tổng giám đốc xây dựng James Strobridge đã bắt đầu bằng cách thuê 50 công nhân Trung Quốc vào năm 1865 để thử nghiệm, sau đó thuê thêm 50 nhóm khi thử nghiệm được coi là thành công. Sau khi hết lao động Trung Quốc để thuê, nhóm đã sắp xếp đưa công nhân trực tiếp từ Trung Quốc bằng thuyền.

Trong khi công nhân da trắng kiếm được 40$ mỗi tháng thì công nhân người Trung Quốc chỉ nhận được khoảng 31$ khi phải làm việc trong điều kiện nguy hiểm, thời gian làm việc lâu hơn và thường phải đối mặt với bạo lực về thể xác. Không những thế, họ còn phải trả tiền cho chỗ ở, thực phẩm và các dụng cụ của họ, không giống như các công nhân da trắng.

Bắt đầu từ ngày 25 tháng 6, khoảng 3.000 lao động Trung Quốc đã biểu tình trong 8 ngày, họ yêu cầu mức lương công bằng, thời gian làm việc ngắn hơn và điều kiện làm việc tốt hơn so với trước đây, khiến đây trở thành cuộc đình công lớn nhất trong thời đại. Các cuộc đình công đã chấm dứt khi Crocker cắt đứt tất cả thực phẩm và đồ tiếp tế, thực sự bỏ đói các công nhân và buộc họ phải quay trở lại. Tuy nhiên, người lao động Trung Quốc đã được cung cấp mức lương cao hơn một chút theo như thỏa thuận trước khi cuộc đình công bắt đầu.

2. Teddy Roosevelt và định kiến với người châu Á

Nguồn: WhiteHouse.gov

Không có gì lạ khi vị tổng thống thứ 26 của Hoa Kỳ được nhớ đến trong sử sách với một hình ảnh tương đối tích cực và tốt đẹp. Roosevelt được biết đến với công việc bảo tồn, mở rộng các công viên và rừng quốc gia và sau đó giành giải thưởng Nobel Hòa bình vào năm 1906. Một số người thậm chí có thể nhớ đến ông với vai diễn được yêu thích của Robin William trong tác phẩm “Night at the Museum."

Tuy nhiên, điều mà thế giới ít được nghe thấy là định kiến về người châu Á 1 cách mãnh liệt của ông. Roosevelt cũng là một người ủng hộ nhiệt tình cho việc loại bỏ người châu Á, ông đã từng nói rằng:

"Việc cho phép người Nhật vào đất nước chúng ta với số lượng lớn sẽ gây ra vấn đề về các chủng tộc và không đảm bảo an toàn cho các cuộc thi."

Roosevelt- người được biết đến là một trong những người ủng hộ thuyết ưu sinh, ông cũng tin rằng người da trắng sở hữu đạo đức và trí thông minh vượt trội. Do đó, về cơ bản họ văn minh hơn so với những người thấp kém hơn.

Các nhà sử học vào thời gian đó nhận thấy hành vi phân biệt chủng tộc của Roosevelt và mặc dù những lời nói và hành động của ông ta là sự phản ánh thời đại vào lúc ấy một cách rõ rệt, nhưng đó cũng không phải là lí do chính đáng để tiếp tục hành vi này.

3. Các trại tập trung người Nhật Bản

Cho đến nay, hầu hết các thành viên của cộng đồng người Mỹ gốc Á đều biết về sự tàn bạo liên quan đến các trại tập trung người Nhật Bản được thành lập bởi Franklin D. Roosevelt vào năm 1942. Tuy nhiên, hệ quả của việc này cũng đã khiến người Hoa Kỳ chán ghét hành động của chính phủ vì những hành động tàn bạo đó - chẳng hạn như gọi những trại này là trại giam.

Khi FBI bắt đầu đột kích vào nhà của những người nhập cư Nhật Bản, ngay cả các cựu chiến binh trong Thế chiến I- những người đã chiến đấu cho Hoa Kỳ cũng có thể bị vây bắt. Tài sản của bất kỳ ai có dính líu với Nhật Bản đều bị đóng băng, những gia tài quý giá của gia đình bị tịch thu và bất cứ ai cố giữ vật kỷ niệm gia đình đều bị bắt giữ.

Khi những "tù nhân" này đến các trại tập trung, các điều kiện sống họ phải đối mặt có thể được so sánh với cách đối xử đối với các tù nhân chiến tranh châu Âu. Những người Mỹ gốc Nhật này bị buộc phải ngủ trong chuồng gia súc hoặc gia cầm để lấy phân, chúng thường không có mái che trên đầu và chất lượng việc chăm sóc sức khỏe, thức ăn và vệ sinh rất kém. Không những thế, họ không được bảo đảm an toàn, bị buộc phải tắm và sử dụng nhà vệ sinh chung với khá nhiều người.

Bất kỳ người nào tìm cách trốn thoát hoặc chống lại mệnh lệnh cũng có thể bị trừng phạt bằng cái chết. Ví dụ, Ichiro Shimoda- một người đàn ông mắc bệnh tâm thần ở tuổi 40 vì cố gắng trốn thoát nên đã bị bắn chết ngay lập tức. Tương tự, Hirota Isomura và Toshiro Kobata đã bị bắn sau khi bị buộc tội cố gắng bỏ trốn, sau đó đã được chứng minh là vô tội.

Tuy nhiên, có rất ít người Mỹ gốc Nhật có thể thoát khỏi các trại này bằng cách di chuyển đến quần đảo Hawaii. Ở đó, người Hawaii địa phương được nhờ vả bảo vệ người Nhật vì nhiều người nhập cư này làm việc trên các đồn điền dứa và mía của họ.

4. Các cuộc biểu tình của sinh viên người Mỹ gốc Á

Ngày nay, các khóa học về văn hóa và các dân tộc rất phổ biến trong học đường nước Mỹ. Tuy nhiên, vào những năm 1960, các sinh viên người Mỹ gốc Á trong những trường đại học trên khắp tiểu bang California đã phải đấu tranh cho điều này. Khi còn trẻ, họ bắt đầu cảm thấy mình là người Mỹ nhiều hơn cha mẹ của họ và bắt đầu thiết lập bản sắc của chủng tộc châu Á, thậm chí tiếp cận với các nhóm dân tộc thiểu số khác trong sự đoàn kết mãnh liệt.

Cuộc bãi khoá được thực hiện bởi sinh viên dài nhất trong lịch sử Hoa Kỳ diễn ra tại San Francisco từ tháng 11 năm 1968 đến tháng 3 năm 1969. Đây cũng là cuộc biểu tình đầu tiên của sinh viên trong đó sinh viên người Mỹ gốc Á đóng vai trò chính. Trong suốt các cuộc đình công tại bang San Francisco, các sinh viên từ các dân tộc thiểu số khác nhau tại Đại học bang San Francisco và Đại học California đã chiến đấu để phát triển các chương trình nghiên cứu dân tộc cũng như quyền tự thiết kế các chương trình này.

Ngày nay, đại học bang San Francisco cung cấp hơn 175 khóa học khác nhau cũng như là một phần của trường cao đẳng Dân tộc học.

5. Tạo ra thuật ngữ "Người Mỹ gốc Á" và ngừng sử dụng "Người phương Đông"

Nhà sử học và hoạt động dân quyền Yuji Ichioka được ghi nhận với việc tạo ra thuật ngữ "Người Mỹ gốc Á" vào những năm 1960. Ichioka bắt đầu công việc của mình như một nhà hoạt động khi còn là sinh viên tại Berkeley và tiếp tục giảng dạy lớp nghiên cứu người Mỹ gốc Á đầu tiên tại Đại học California, Los Angeles vào năm 1969. Cuối cùng, ông trở thành phó giám đốc của Trung tâm nghiên cứu người Mỹ gốc Á tại UCLA khi nó được thành lập vào tháng 7 năm 1969.

Thông qua việc thành lập nhóm Liên minh chính trị người Mỹ gốc Á, Ichioka đã giúp phổ biến thuật ngữ người Mỹ gốc Á như một thuật ngữ thống nhất cho người châu Á từ mọi nguồn gốc, trong khi loại bỏ các ngụ ý phân biệt chủng tộc với người phương Đông được đặt cho họ bởi người da trắng. Như Richard Aoki từng tuyên bố:

"Người phương Đông 'tấm thảm' mà mọi người đều có thể bước lên, vì vậy chúng tôi không phải là người phương Đông. Chúng tôi là người Mỹ gốc Á".

6. Peter Yew bị đánh đập dã man vào năm 1975

Nguồn: Corky Lee/Interference Archives 1975

Vào ngày 26 tháng 4 năm 1975, cảnh sát New York đã đánh đập một đứa trẻ 15 tuổi chỉ vì vi phạm giao thông nhỏ. Khi đám đông tụ tập tại hiện trường bên ngoài Fifth Precinct thì Peter Yew, một kỹ sư kiến ​​trúc trẻ, bước vào để yêu cầu cảnh sát dừng ngay những gì họ đang làm. Kết quả là màn bạo lực đã chuyển sang Yew, anh bị đánh đập dã man, bị kéo vào bên trong khu vực khác, lột sạch quần áo, sau đó vẫn còn liên tục bị đấm đá trước khi bị bắt.

Ngày 19 tháng 5, gần như tất cả các doanh nghiệp và nhà máy ở khu phố Trung Hoa ở Mỹ đã đóng cửa trong ngày với các tấm biển có nội dung: "Đóng cửa để chống lại đám cảnh sát tàn bạo". Ngày hôm đó, khoảng 15.000 đến 20.000 người Mỹ gốc Á đã xuống đường biểu tình phản đối sự tàn bạo của cảnh sát, yêu cầu sự buộc tội với Yew phải được bãi bỏ và kêu gọi chấm dứt sự phân biệt đối xử với cộng đồng người Trung Quốc. Sau vài tuần phản đối kịch kiệt, tất cả các cáo buộc chống lại Yew - bao gồm chống lại sự bắt giữ và tấn công một sĩ quan cảnh sát - đã bị loại bỏ.

7. Cuộc đình công của các công nhân may mặc vào năm 1982

Vào tháng 6 năm 1982, hơn 20.000 công nhân may mặc người Mỹ gốc Hoa, một nhóm gồm hầu hết là phụ nữ đã tham gia lực lượng hùng hậu để tổ chức một cuộc đình công ở khu phố Tàu New York, cuối cùng dẫn đến mọi chủ lao động ngành may mặc Trung Quốc tại thành phố New York ký hợp đồng liên minh chỉ trong vòng vài giờ.

Những người phụ nữ này bị buộc phải làm việc 10 giờ/ngày nhưng lại được trả lương thấp hơn mức tối thiểu 3,55$ . Thay vào đó, họ thường được trả lương ít hơn nhiều so với số lượng sản phẩm đầu ra của họ. Vào ngày đình công, hàng ngàn phụ nữ đã ra các dấu hiệu và đội mũ cho sự kiện này, họ đòi hỏi phải được gia hạn hợp đồng liên minh cũng như tiền lương và điều kiện làm việc tốt hơn.

Trong vòng vài giờ, những người phụ nữ Trung Quốc này đã giành thằng lợi trong việc đảm bảo lợi ích và tăng lương cho hàng ngàn lao động nữ trong thành phố.

8. Sự kiện Vincent Chin bị giết hại năm 1982

Vincent Chin đã bị tra tấn một cách tàn bạo đến chết chỉ một tuần trước đám cưới vào năm 1982. Michael Nitz, người gần đó đã bị đuổi việc cùng với cha dượng Ronald Ebens sau khi nổ ra một cuộc cãi vã với Chin. Ebens đã nói với Chin: "Chính vì thằng kh** n** như mày mà tụi tao đã phải mất việc." trong khi đó cũng ám chỉ anh ấy như là một "Jap" (Cụm từ thể hiện sự phân biệt chủng tộc với người Nhật).

Sau khi bị đuổi ra khỏi quán bar vì sự cãi vã, Ebens đã chộp lấy một cây gậy bóng chày và tiến hành săn lùng Chin. Khi Ebens và Nitz tìm thấy Chin, họ đè anh ấy xuống và đánh gãy chân của anh ấy trước khi đập vỡ hộp sọ. Hai gã này chỉ bị kết án ba năm tù treo và phạt hành chính, sau đó cũng không phải ngồi tù theo lời thẩm phán tuyên bố:

"Tội danh của họ chưa đủ để đưa vào tù."

Trong khi Chin không bao giờ nhận được công lý mà anh ấy xứng đáng được nhận thì vụ giết người bi thảm này đã đánh thức cộng đồng người Mỹ gốc Á và hợp nhất lại với nhau vì một lý do chung. Các tộc người Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Philippines và Ấn Độ đã cùng nhau tham gia một liên minh dân tộc lần đầu tiên để đấu tranh cách thành lập Liên minh công lý cho Vincent Chin.

9. Richard Aoki - thành viên người Mỹ gốc Á của đảng Báo Đen

Richard Aoki mới chỉ 4 tuổi khi gia đình ông bị ép vào trại tập trung Nhật Bản Topaz ở Utah, nơi ông và gia đình buộc phải sống mà không có hệ thống nước hoặc sưởi ấm trong nhà. Sau khi được giải thoát ra khỏi các trại này, gia đình ông chuyển đến Oakland, California, nơi ông lớn lên trong một cộng đồng đa sắc tộc. Trong những năm đầu tiên, ông đã chứng kiến được ​​sự tàn bạo của cảnh sát mà cộng đồng người Mỹ gốc Phi phải đối mặt và nhận ra sự đối xử kinh khủng với những người da màu -là một trong những tộc người phổ biến ở Mỹ.

Sau khi tốt nghiệp trung học, Aoki quyết định gia nhập quân đội Hoa Kỳ, phục vụ trong quân đội trong 8 năm cho đến khi chiến tranh Việt Nam leo thang. Ông quyết định chấm dứt sự nghiệp trong quân đội sau khi ông không thể nào ủng hộ việc giết chóc và bạo lực đối với thường dân Việt Nam.

Sau cùng, Aoki đã gặp Bobby Seale và Huey Newton, những người đã đề nghị ông ấy tham gia Đảng Báo Đen mới thành lập với tư cách là một tướng quân và sử dụng kinh nghiệm quân sự của mình để giúp bảo vệ cộng đồng. Sau đó, Aoki cũng đóng một vai trò quan trọng trong việc phát triển Liên minh chính trị người Mỹ gốc Á (AAPA) hỗ trợ đảng này và phản đối chiến tranh Việt Nam.

10. Nhà hoạt động nhân quyền Yuri Kochiyama

Yuri Kochiyama là một cựu tù nhân trong Thế chiến II, người sau này đã cống hiến cả cuộc đời mình để chiến đấu không mệt mỏi vì sự bình đẳng và công bằng xã hội.

Khi bà còn nhỏ, Kochiyama đã chứng kiến ​​cha mình vừa mới phẫu thuật xong thì bị bắt giam trong bệnh viện vì là người Nhật. Ở đó, một tờ giấy có dòng chữ "Tù nhân chiến tranh" được treo lên rồi cha bà đã chết. Không lâu sau kỉ niệm đau thương này, Kochiyama và gia đình đã được chuyển từ California đến một trại tập trung ở Jerome, Arkansas trong 2 năm.

Sự tham gia của bà với tư cách là một nhà hoạt động bắt đầu từ những năm 60 tại Harlem, nơi cô thành lập tổ chức Hành động vì người Mỹ gốc Á, tham gia các cuộc biểu tình phản đối chiến tranh Việt Nam, đấu tranh cho nhân quyền và tham gia vào các nhóm như Lãnh đạo trẻ và Tự vệ vì cộng đồng người Harlem. Cô cũng đã gặp Malcolm X vào năm 1963, người mà cô đã có một tình bạn bền chặt. Kochiyama đã ở bên cạnh ông ấy vào thời điểm bị ám sát năm 1965 và tiếp tục dành phần còn lại của cuộc đời mình cho các hoạt động dân quyền khác nhau.

Theo: Nextshark
  • Bình luận
  • Lưu tin xem sau
  • Bình luận
  • Copy link
  • Chia sẻ facebook

Bình luận (0)

Trở thành người đầu tiên bình luận trong bài viết này.