• Về đầu trang
Trần Thị Thuý Linh
Trần Thị Thuý Linh

x: Những pha gian lận thi cử 'đi vào lòng đất' của cổ nhân

Lịch sử

Quy chế thi cử khắc nghiệt

Lều chõng từng là hình ảnh quen thuộc của những sĩ tử thời kỳ phong kiến. Hình ảnh nam nhân vác lều vác chõng trên vai từng được khắc họa trong tác phẩm nổi tiếng Lều Chõng của cố nhà văn Ngô Tất Tố, nay đã lùi xa vào dĩ vãng và bị lãng quên. Ở thời kỳ đó, một nam nhân muốn làm nên nghiệp lớn tất phải trải qua những lần thi cử hết sức hà khắc để đạt được thành tích khoa bảng.

Quy chế thi cử dưới thời nhà Nguyễn cũng tương đối khắc nghiệt. Ví dụ, thí sinh không được phép mang tài liệu, ngồi sai chỗ, không có dấu bài thi, trong bài không được thiếu nét, thừa nét, phạm húy,... Nếu vi phạm, họ sẽ bị phạt rất nặng. Điều này cũng được áp dụng cho giám khảo chấm thi, nếu không suy xét kỹ những trường hợp phạm húy kị trong bài cũng sẽ bị phạt nặng. Tuy vậy không ít người vẫn vi phạm quy chế nghiêm ngặt này.

Cao Bá Quát "thiên vị" cho thí sinh

Chân dung Cao Bá Quát

Cao Bá Quát, tên thật là Chu Thần, hiệu là Cúc Đường. Ông là một trong những nhà văn, nhà thơ, nhà giáo lớn của dân tộc và nổi tiếng với tài thi ca cũng như chữ viết. Năm 1841, dưới thời vua Nguyễn là Thiệu Trị, ông được bổ nhiệm là Sơ khảo tại trường thi ở Thừa Thiên Huế. Trong quá trình chấm bài, nhận thấy có nhiều bài hay nhưng phạm húy kị, Cao Bá Quát đã âm thầm cùng Phan Thời Nhạ tìm cách sửa lại một số nét chữ để tránh vi phạm nhằm không muốn đánh trượt người có tài.

Ông đã sửa tất cả 24 bài thi của thí sinh. Tuy nhiên sự việc bị phát giác và Cao Bá Quát nhận án trảm. Thế nhưng nhờ nhiều công lao, ông được giảm nhẹ án và bị giam vào ngục thất. Hai năm sau, Cao Bá Quát được thả và phải đảm bảo lấy công chuộc tội.

Lê Quý Kiệt tráo bài thi với bạn

Lê Quý Kiệt được biết đến là con trai của Lê Quý Đôn. Năm 1775, Lê Quý Kiệt cùng Đình Thi Trung cùng tham gia kì thi Hội. Sử cho biết, Trung vốn là người hay học và học giỏi, mọi áng văn thơ đều hay biết cả. Lê Quý Kiệt có phần kém hơn bạn dù cùng thầy dạy là cha đẻ Lê Quý Đôn.

Trong ngày đi thi, Kiệt đổi bài thi của Trung và đỗ đầu bảng năm ấy. Kết quả đến tai chúa Trịnh Sâm khiến chúa sinh nghi bèn cho điều tra, Trung bị đi đày đến vùng Yên Quảng và chết bí ẩn sau đó 2 năm. Còn Kiệt bị nhốt vào ngục, tuy nhiên đến thời chúa Nguyễn lập công nên được thả. Người đời, đặc biệt là các sĩ tử vẫn bất bình với hình phạt đối với Kiệt và mỉa mai Kiệt về chuyện gian lận trên.

Ngô Sách Tuân bị trảm vì gian lận

Cùng với Cao Bá Quát, Ngô Sách Tuân cũng chịu án trảm vì gian lận trong thi cử. Tuy nhiên, Cao Bá Quát thoát tội và chỉ bị giam còn Ngô Sách Tuân thì chịu án tử thật sự. Ngô Sách Tuân từng đỗ đến bậc Tiến sĩ, đến năm 1696 thì được cử vào Thanh Hóa làm giám khảo trường thi. Tương truyền, trên đường đến trường thi, Ngô Sách Tuân gặp tể tướng Lê Hy và được người này nhờ giúp đỡ con trai ông năm nay dự thi. Ngô Sách Tuân làm theo lời nhờ cậy và bị Phan Tự Cường phát giác. Kết quả, sĩ tử được ông giúp bị đánh trượt, bản thân Ngô Sách Tuân dù công trạng đầy mình vẫn không thoát khỏi cái chết.

Bên cạnh những cái tên nổi tiếng trên, còn rất nhiều trường hợp gian lận khác, khi bị phát giác đều có chung một kết cục: giám khảo bị án tử hoặc nhẹ thì lưu đày; thí sinh thì bị hủy kết quả hay vĩnh viễn không được tham gia thi, nặng hơn nữa cũng sẽ bị đòn roi hoặc án trảm.

  • Bình luận
  • Lưu tin xem sau
  • Bình luận
  • Copy link
  • Chia sẻ facebook

Bình luận (0)

Trở thành người đầu tiên bình luận trong bài viết này.