• Về đầu trang
H.Khanh
H.Khanh

Những phi vụ vượt ngục 'không tưởng' nhất từng được thực hiện (P2)

Lịch sử

Đọc phần trước tại đây.

6. Yoshie Shiratori

Yoshie Shiratori nổi tiếng với việc trốn thoát khỏi 4 nhà tù trong 11 năm sau khi bị kết án chung thân cộng thêm nhiều năm tù giam.

Đầu tiên, Yoshie trốn thoát khỏi nhà tù Aomori vào năm 1936, bị bắt lại và trốn thoát khỏi nhà tù Akita vào năm 1942. Đến năm 1944, ông làm rỉ còng tay bằng món súp miso, sau đó trốn khỏi nhà tù Abashiri. Yoshie tiếp tục bị tóm vào năm 1946, tòa án quận Sapporo tuyên án tử hình ông, khiến Yoshie tuyệt vọng tìm cách trốn thoát. Vào năm 1947, ông đào một đường hầm và thành công vượt ngục lần thứ tư.

Vào năm 1948, Yoshie bị bắt giữ sau khi thú nhận với một cảnh sát rằng ông là một kẻ vượt ngục. Bản án tử hình của Yoshie đã bị hủy bỏ và ông thụ án 26 năm, sau đó được tha bổng vào năm 1961.

7. John Dillinger

John Herbert Dillinger Jr. là một tên cướp ngân hàng trong thời kỳ kinh tế khó khăn ở Mỹ, chiến tích của hắn là từng càn quét 14 ngân hàng lớn nhỏ cùng 4 đồn cảnh sát.

Hắn từng trốn thoát hai lần khỏi nhà tù. Trong thời gian ngồi tù ở Indiana, Dillinger kết bạn với một nhóm cướp ngân hàng chuyên nghiệp, họ dạy Dillinger cách để cướp ngân hàng thành công và dễ dàng hơn. Sau khi được thả ra ở đỉnh điểm của cuộc Đại suy thoái, Dillinger ngay lập tức quay lại con đường phạm tội của mình.

Sau khi cướp hai ngân hàng, Dillinger đã bị bắt và giam tại Lima vào mùa thu năm 1933, Dillinger dùng thời gian ngồi tù của mình để giúp một nhóm tù nhân khác trốn thoát. Nhóm tù nhân này sau đó tuồn súng vào trại giam, cải trang thành cảnh sát và giúp Dillinger đào tẩu.

Sau một loạt vụ cướp ngân hàng khác, Dillinger lại bị bắt vào năm 1934 và bị gửi đến nhà tù Crown Point. Cảnh sát khoe khoang với giới truyền thông rằng nhà tù này không thể nào trốn thoát được. Tuy nhiên Dillinger đã tự chế một khẩu súng lục giả bằng gỗ khi dùng giá đỡ và dao cạo râu để khắc thành hình súng. Sau khi lừa một nhân viên bảo vệ mở phòng giam và bắt thêm 17 người lính gác làm con tin, nhốt họ trong phòng giam của mình, Dillinger đã chạy trốn.

Dillinger né tránh cảnh sát trên khắp bốn tiểu bang, nhưng may mắn thay, một người dân sau khi thấy hắn đã báo cảnh sát. Một vụ xả súng xảy ra, Dillinger trúng ba phát đạn và được tuyên bố là đã chết không lâu sau đó.

8. Nhóm Texas Seven

Một nhóm tù nhân với cái tên Texas Seven đã trốn thoát khỏi nhà tù John B. Connally vào ngày 13/12/2000. Một âm mưu gần như hoàn hảo đã được vạch ra. Theo kế hoạch, nhóm tù nhân sẽ áp đảo và giam giữ tổng cộng 16 người, bao gồm các sĩ quan, cai ngục và ba tù nhân không liên quan gì đến vụ việc này.

Sau khi đã giành được quyền kiểm soát, những nạn nhân sẽ bị lột quần áo cùng với thẻ tín dụng và thẻ ID, những thứ này sẽ được nhóm tù nhân dùng để giả dạng thành thường dân ở cổng sau của nhà tù. Bốn người được phân công ở lại để gọi điện thoại cho những người đang làm việc ở tháp canh và thông báo tình hình cũng như đánh lạc hướng họ. Trong khi đó, những người còn lại lẻn vào tháp, lấy trộm vũ khí và một chiếc xe tải dùng để vận chuyển tù nhân. Khi mọi thứ đã xong xuôi êm đẹp, cả bảy người sẽ cùng lái chiếc xe đó tiến về phía hoàng hôn.

Nhưng không may thay (cho nhóm Texas Seven), cảnh sát đã bắt được bọn họ chỉ sau hơn một tháng. Sáu trong số bảy người bị lên giàn, còn người thứ bảy (Larry James Harper) đã tự sát ngay trước khi bị bắt lại.

9. Ronnie Biggs

Ronald Arthur Biggs, thường được biết đến với cái tên Ronnie, là một trong số những người tham gia vào vụ cướp tàu hỏa năm 1963 và trong 36 năm sau đó đã sống như một kẻ chạy trốn cho đến khi tự thú vào năm 2001.

Ban đầu bị bắt và tống vào tù vì tội cướp của, Biggie chỉ thụ án 19 tháng sau đó trốn khỏi nhà tù Wandsworth vào ngày 8/7/1965 bằng cách leo lên một bức tường bằng thang dây và thả mình vào một chiếc xe tải đang chờ sẵn.

Hắn chạy trốn đến Brussels bằng thuyền, tiếp đến là Paris. Tại đó Biggie phẫu thuật thẩm mỹ và tạo cho mình một danh tính mới. Biggie dành hầu hết 36 năm chạy trốn ở Úc và Brazil.

Vào ngày 7/5/2001, Ronnie quay trở lại Vương quốc Anh và ngay lập tức bị bắt. Hắn ngồi tù trong 8 năm và được thả ra vào năm 2009. Cuối cùng, Ronnie qua đời vào tháng 12 năm 2013.

10. Cuộc đào thoát vĩ đại

Được lên kế hoạch bởi Phi đội trưởng Roger Bushell vào mùa xuân năm 1943, cuộc đào thoát vĩ đại diễn ra tại trại Stalag Luft III vào đêm 24/3/1944.

Kế hoạch đơn giản là xây dựng ba đường hầm siêu sâu siêu dài ngay bên dưới trại. Những đường hầm này được đặt tên là Tom, Dick và Harry. Nếu như một trong số những đường hầm này bị phát hiện bởi người Đức thì cũng không ai nghĩ rằng còn có hai đường hầm khác.

Hơn 600 tù nhân đã tham gia vào kế hoạch xây dựng những đường hầm, với mục tiêu là 200 người sẽ trốn thoát được. Những đường hầm kéo dài 9 mét sâu xuống lòng đất và chỉ rộng khoảng chưa tới 1 mét. Các bức tường được che chắn bằng những mảnh gỗ chủ yếu lấy từ giường của tù nhân.

Các tù nhân cũng rất thông minh và sáng suốt trong chiến dịch này, hộp thiếc được dùng làm đồ xúc đất và lọ giữ nến, nến được tạo ra bằng cách lọc mỡ trong món súp của nhà tù, và những mảnh quần áo cũ thì được dùng làm bấc. Số cát đào ra để làm đường hầm được những tù nhân rải đều trong khi đi bộ quanh trại.

200 tù nhân được chia thành hai nhóm, mỗi nhóm gồm 100 người, nhóm đầu tiên bao gồm những người biết nói tiếng Đức hoặc thành thục kỹ năng chạy trốn. 70 người trong nhóm này được chọn bởi họ đã góp công nhiều nhất cho đường hầm. Nhóm thứ hai là 100 người còn lại thì được chọn ngẫu nhiên.

Vào thứ Sáu, ngày 24/3, cuộc đào tẩu bắt đầu. Vào lúc 10h30 tối, người đầu tiên nhảy vào đường hầm đã nhận ra một sai lầm tai hại: Đường hầm quá ngắn. Thay vì thông đến một cánh rừng, đường hầm chỉ kéo dài đến một tháp canh. Ngay cả với bất lợi này, đã có 76 người bò được đến tự do, người thứ 77 bị lính canh phát hiện vào lúc 4h55 sáng ngày 25/3.

Trong số 76 người trốn thoát, đã có 73 người bị bắt lại. Hitler ra lệnh xử tử tất cả bọn họ để làm gương răn đe những người khác.

Theo: Tổng hợp
  • Bình luận
  • Lưu tin xem sau
  • Bình luận
  • Copy link
  • Chia sẻ facebook

Bình luận (0)

Trở thành người đầu tiên bình luận trong bài viết này.