• Về đầu trang
Mai Mèo
Mai Mèo

Những sự kiện lịch sử xứng đáng được dựng thành phim (Kỳ 2): Hai ngày ngừng bắn để xem bóng đá và cuộc chiến tranh bắt nguồn từ một con lợn

Lịch sử

Trận cầu giữa chiến tranh

the most beautiful game 1549052500

Chiến tranh Biafra là một thảm kịch của thế kỷ 20 mà ngày nay chẳng mấy ai nhớ đến. Nó nổ ra năm 1967, khi người Igbo thuộc miền đông Nigeria đơn phương đòi ly khai. Sau đó là một chuỗi chiến tranh mà số lượng người chết ở giữa 500 nghìn và 3 triệu – chủ yếu là trẻ em Igbo chết đói.

Nghe như một cuốn phim đáng buồn và bi kịch, nhưng không hoàn toàn như thế. Chiến tranh Biafra là xung đột tồi tệ của thế kỷ, nhưng giữa những đau thương và bắn giết đó lại là một hành động hết sức nhân văn. Năm 1969, huyền thoại bóng đá Pele cùng câu lạc bộ của mình đến Nigeria để chơi một trận giao hữu. Sức ảnh hưởng của ông vô cùng lớn, và trong hai ngày, cuộc chiến đẫm máu nhất Nigeria đạt được thỏa thuận ngừng bắn để hai bên đối lập có thể cùng nhau xem trận cầu có sự góp mặt của Pele.

Sự kiện này luôn được nhắc đến trong mọi quyển sách về lịch sử bóng đá, và bạn có thể dễ dàng thấy lí do của nó – khi một trận bóng đá có thể tạm dừng tất cả những tiếng súng, máu và nước mắt để mang kẻ thù lại gần nhau hơn. Kết hợp với kịch bản tốt, khán giả sẽ có thể đi sâu vào nhưng suy nghĩ của Pele vào thời điểm đó - một nhân vật được xây dựng hoàn hảo trên cả phương diện thể thao và đời thật.

Chiến tranh nổ ra chỉ vì…một con lợn

rally round the pig 1549052500

Chiến tranh đôi lúc thật phi lý và vô nghĩa. Nói về khoảng thời gian mà các thế lực trên thế giới lúc nào cũng ngứa ngáy muốn khiêu chiến, bạn nghĩ thế nào về một bộ phim kịch tính hóa cuộc chiến lố bịch nhất nhất mọi thời đại?

Ngày 15/6/1859, người Mỹ nọ sống ở Đảo San Juan thuộc biên giới Mỹ-Canada đã bắn chết một con lợn “xâm phạm trái phép” vườn nhà của mình. Ấy thế mà cái chết của con lợn kia lại dẫn đến cả chuỗi sự kiện và suýt chút nữa gây ra một cuộc quyết chiến giữa Washington và London.

Ở thời điểm đó, Đảo San Juan là vùng lãnh thổ đang tranh chấp của Mỹ và Canada (khi đó là thuộc địa Anh). Khoảng 18 người Mỹ sống cùng với một nhóm người Anh-Canada, và hai bên rất ghét nhau. Khi con lợn bị bắn chết, họ lấy lí do đó để khiêu chiến. “Cuộc chiến con lợn” lên đến đỉnh điểm khi hải quân hai bên đối đầu và thiếu đúng một cú bóp cò thôi là thảm họa sẽ nổ ra.

Chúng ta hoàn toàn đồng ý rằng câu chuyện về con lợn chết dẫn đến chiến tranh giữa các chính trị gia ở Washington và London vốn dĩ rất buồn cười. Đưa kịch bản vào tay ai đó, chẳng hạn như Armando Iannucci – người đã tạo nên những tác phẩm hài chính trị như Veep hay Death of Stalin – và bạn sẽ có một bộ phim hài hước, châm biếm tuyệt vời về mấy chính trị gia hiếu chiến và một con lợn.

Chủng tộc thượng đẳng Lebensborn

we were the lebensborn 1549052500

Trong những năm 1930, Đảng Quốc Xã bắt đầu một chương trình “phối giống” bí mật giữa các sĩ quan của mình với những phụ nữ Aryan. Tất cả mọi nữ giới Đức thuần chủng đều có thể tình nguyện mang thai với các sĩ quan Đức Quốc Xã để đổi lấy tiền. Đứa trẻ - được gọi là Lebensborn - sẽ được đưa đi nuôi dưỡng theo đúng chương trình mà phía phát xít vạch ra.

Ước tính có khoảng 20,000 trẻ em Lebensborn ra đời, và phần lớn trong số họ không hề biết về gốc gác của mình cho đến tận cuối thế kỷ 20 hoặc đầu thế kỷ 21. Sau chiến tranh, những em bé này được nhận nuôi và bị giấu đi nguồn gốc thật sự. Phần lớn họ sống xa rời chiến trận ở những vùng nông thôn Na Uy hoặc thậm chí là nước Mỹ.

Mãi cho đến những năm 1990, khi cả thế giới biết về chương trình Lebensborn, nhiều người bắt đầu ngờ vực và đi tìm gốc gác của mình. Hàng nghìn con người bình thường bỗng bị sốc khi tìm ra sự thật về quá khứ bản thân.

Câu chuyện về những đứa trẻ Lebensborn đã được nhắc đến trong vài bộ phim Đức và Czech, nhưng các tác phẩm này chủ yếu nói về Đức Quốc Xã. Chúng ta hãy nghĩ về bộ phim nào đó lấy bối cảnh khoảng năm 2006, theo bước một người Mỹ bình thường bỗng dưng phát hiện ra sự thật về nguồn gốc của mình. Hẳn đó sẽ là một tác phẩm mang tông màu trầm ngâm về ai đó vô tình phát hiện cả cuộc đời mình hóa ra chỉ là tòa lâu đài xây trên nền cát.

Fatty Arbuckle: Khi quyền phán quyết nằm trong tay truyền thông

fatty arbuckle making a monster 1549052500

Tuy đôi lúc gây khó chịu nhưng một “tội ác có thật” lúc nào cũng dẫn đến những làn sóng giận dữ. Trong trường hợp này, “tội ác có thật” kia lại chính là cú plot twist khi thật ra chẳng có tội ác nào cả. Đây sẽ là cuốn phim về sự sa sút của nam diễn viên phim câm Roscoe "Fatty" Arbuckle – một ngôi sao mũm mỉm từng nổi tiếng hơn cả Charlie Chaplin và Buster Keaton gộp lại.

Tai họa đến với Arbuckle vào năm 1921, khi cô người mẫu trẻ tên Virginia Rappe chết trong một bữa tiệc. Đây dường như chỉ là một tai nạn, nhưng phía truyền thông cho rằng Arbuckle có liên quan đến cái chết của Virginia Rappe, và tạo ra cả làn sóng phản đối mạnh mẽ nam diễn viên này với số lượng gần một nửa nước Mỹ.

Truyền thông lại thêu dệt nên những câu chuyện không hề được chứng thực, rằng Arbuckle đã…đè chết Rappe khi đang cưỡng bức cô người mẫu. Cộng thêm việc đồ uống có cồn được phục vụ trong bữa tiệc đó, càng có nhiều chỉ trích chung chung về nhân cách của nam diễn viên, và tên tuổi của ông bị kéo xuống bùn lầy.

Sau cùng thì tòa cũng xử Arbuckle được trắng án, thế nhưng sự nghiệp của ông coi như đã đi tong. Có thể sẽ là một niềm an ủi cho nam diễn viên nếu câu chuyện của ông được dựng thành một bộ phim, để thấy được quyền phán quyết hầu như luôn nằm trong tay phía truyền thông chứ không phải tòa án.

Cuộc tấn công ở Itter

attack on itter 1549052500

Có không thiếu những câu chuyện kỳ cục về chiến tranh, và một trong số đó xảy ra ở Lâu đài Itter, nước Áo, vào năm 1945. Vào những ngày suy tàn của Thế chiến thứ hai, lâu đài này là nhà tù giam giữ những nhân vật quan trọng người Pháp, mà trong đó có hai nguyên thủ tướng.

Khi Berlin thất thủ và lính gác ở Itter chạy trốn, tính mạng những tù nhân trong lâu đài này phó thác hẳn vào tay các toán lính phát xít cuồng tín – khi đó đang lùng sục khắp nước Áo để tranh thủ giết bất kỳ ai không phải phát xít trước khi chiến tranh kết thúc. Tù nhân chính trị thuộc loại “VIP” liền cầu cứu, và sau đó, lực lượng bảo vệ cho Lâu đài Itter được tập hợp từ các sĩ quan Mỹ và những binh lính sức cùng lực kiệt thuộc quân đoàn Wehrmacht của Đức Quốc Xã.

Chắc hẳn đây là một trường hợp duy nhất khi mà người Mỹ và người Đức sát cánh trên cùng chiến tuyến. Phía Wehrmacht là những người nhập ngũ cưỡng chế đang mong muốn đầu hàng thay vì chiến đấu cho một đế quốc phát xít đang sụp đổ. Phía Mỹ được chỉ huy bởi Trung úy John C. "Jack" Lee Jr, chỉ muốn đảm bảo để không ai trong hàng ngũ của mình trở thành quân Đồng minh cuối cùng thương vong trong cuộc chiến.

Với sự giúp sức từ các tù binh Pháp, họ đã bảo vệ Itter khỏi cuộc tấn công kéo dài 24 giờ của quân phát xít. Cảnh tượng chiến thắng sau cuộc chiến, mời bạn xem lại ảnh trên. Chuyện này mà dựng thành phim thì không chừng lại thắng cả giải Phim hay nhất của Oscar.

Vị hầu tước anh hùng

marquis hero of two worlds 1549052500

Hầu tước de Lafayette là một trong những nhân vật nổi bật nhất cuối thế kỷ 18, đầu thế kỷ 19. Khi mới 19 tuổi, ông rời khỏi Pháp và gia nhập đội quân cách mạng Mỹ, và sau đó trở thành con trai thay thế của George Washington (người con trai không được nhận nuôi nhưng vẫn xem Washington như cha mình).

Rời khỏi Mỹ, Hầu tước hoạt động hết sức sôi nổi trong ba sự kiện vĩ đại nhất lịch sử châu Âu. Bỏ lại Cách mạng Mỹ phía sau, ông dấn sâu vào cuộc Cách mạng Pháp – chính xác là khoảng thời gian đầu, khi mà những người tham gia chưa bị đem lên máy chém. Mặc dù phải chạy trốn khi đội quân của Robespierre triệt tiêu Triều đại khủng bố, Hầu tước de Lafayette vẫn chưa xong việc.

Trong lúc lưu vong, ông trở thành bạn qua thư từ và chỉ dẫn Simon Bolivar cách để lãnh đạo dân Mỹ Latin đấu tranh giành tự do. Trở về Pháp, ông lại tham gia vào một cuộc đấu tranh khác và trở thành nhân vật quan trọng trong cuộc khởi nghĩa lật đổ chế độ quân chủ Bourbon, tháng 7 năm 1830.

Trên đây chỉ là một vài sự kiện tiêu biểu mà Hầu tước từng tham gia vào, nhưng bộ phim dựa trên cuộc đời ông chắc hẳn phải có khá nhiều “cameo” như George Washington, Simon Bolivar,…và phía sản xuất có thể xem xét vài diễn viên nổi tiếng vào các vai khách mời này.

Theo: www.grunge.com

Bình luận (0)

Trở thành người đầu tiên bình luận trong bài viết này.