• Về đầu trang
Treng
Treng

Những tên độc tài khét tiếng đôi khi cũng làm được điều tốt

Lịch sử

1. Adolf Hitler lãnh đạo chiến dịch chống hút thuốc lá đầu tiên trên toàn thế giới.

rsz bundesarchiv bild 101i 808 1238 05 berlin reichstagssitzung rede adolf hitler 1 e1461096738328

Dẫn dắt một chiến dịch y tế cứu sống 20.000 phụ nữ sẽ là một thành tự to lớn đối với bất kỳ vị chính trị gia nào. Trừ khi vị chính trị gia đó là Adolf Hitler, kẻ độc tài khét tiếng đã ra lệnh giết hại ít nhất 11 triệu người (bao gồm người Do Thái, người đồng tính, người khuyết tật,...).

Hitler cho rằng việc hút thuốc lá là mối đe dọa đối với sức khỏe của người dân Đức. Ông thường cảnh cáo rằng mỗi người Đức phải chịu trách nhiệm trước toàn bộ mọi hành vi và thiếu sót của mình và họ không có quyền hủy hoại cơ thể bằng thuốc lá.

Trong khi đó, các nhà khoa học ở Đức Quốc xã được khuyến khích nghiên cứu về sự nguy hiểm của việc hút thuốc. Đến năm 1943, các nhà nghiên cứu đã kết luận rằng hút thuốc lá có thể gây ung thư phổi. Đáng buồn thay, nghiên cứu quý giá này đã bị lãng quên do sự hỗn loạn chiến tranh. Hơn một thập kỷ sau, các bác sĩ người Mỹ mới bắt đầu nghiên cứu và đi đến những kết luận tương tự.

Tuy nhiên, chiến dịch chống hút thuốc lá của Đức Quốc xã ước tính đã cứu sống ít nhất 20.000 phụ nữ. Nhưng con số này lại quá nhỏ so với những thương vong mà Đức Quốc xã đã gây ra cho toàn thể nhân loại.

2. Thành Cát Tư Hãn ban hành luật pháp và thừa nhận tự do tôn giáo.

rsz 640px mural of siege warfare genghis khan exhibit tech museum san jose 2010 e1461090549141

Vào thế kỷ 13, đội quân của Thành Cát Tư Hãn đã gây nên nỗi kinh hoàng trên khắp lục địa Á - Âu. Các cuộc chinh phạt của Thành Cát Tư Hãn đã phá hủy nhiều đế chế cổ đại và giết chết khoảng 40 triệu người (11% dân số toàn cầu lúc bấy giờ).

Theo Julia Pongratz đến từ Viện nghiên cứu khoa học Carnegie, các vụ tàn sát của Thành Cát Tư Hãn đã giải phóng 700 triệu tấn carbon ra khỏi khí quyển. Hay nói cách khác, vị Đế vương Mông Cổ này đã giết nhiều người đến mức ảnh hưởng đáng kể đến hàm lượng carbon trên Trái Đất.

Tuy nhiên, Thành Cát Tư Hãn không chỉ là một kẻ điên cuồng chém giết mà còn là một nhà lãnh đạo thực thụ. Năm 1208, ông đã tạo ra bộ luật bằng chữ viết của người Mông Cổ và áp dụng nó lên toàn bộ đế chế của mình. Thành Cát Tư Hãn cũng nhấn mạnh rằng bản thân ông cần phải tuân thủ những đạo luật này. Trong một thời kỳ nơi các quốc vương được coi là vượt trên luật pháp thì đây chính là một bước tiến đáng kinh ngạc.

Thành Cát Tư Hãn cũng thừa nhận quyền tự do tôn giáo trên đế chế của mình, thậm chí còn miễn thuế cho những nơi thờ cúng. Ông được biết đến là một người rất duy tâm, thường cầu nguyện trước các trận chiến và thích thảo luận về tôn giáo và triết học. Dưới thời Thành Cát Tư Hãn, mọi cá nhân và tôn giáo đều bình đẳng trước pháp luật Mông Cổ.

3. Muammar Gaddafi xây dựng hệ thống thủy lợi lớn nhất thế giới.

640px muammar al gaddafi 12th au summit 090202 n 0506a 324 e1461090461364

Muammar Gaddafi lên nắm giữ chính quyền vào năm 1969 sau cuộc đảo chính lật đổ vua Libya. Trong suốt thời gian trị vì, Gaddafi bị cáo buộc là một nhà độc tài tàn nhẫn và cũng chính là người đã tài trợ cho các nhóm khủng bố trên toàn cầu. Đáng chú ý nhất, các đặc vụ Libya đã đánh bom chiếc máy bay Boeing 747-121 trên bầu trời Lockerbie ở Scotland khiến 270 người thiệt mạng.

Tuy nhiên, một số người ủng hộ Gaddafi lại cho rằng ông là một vị lãnh đạo tuyệt vời. Dưới thời của Gaddafi, người dân Libya nhận được sự giáo dục, chăm sóc sức khỏe và điện miễn phí. Vào thời điểm đó Libya là một quốc gia có 6 triệu dân và doanh thu từ dầu hàng năm lên tới 32 tỷ đô la, tuy nhiên 30% dân số lại thất nghiệp và nghèo đói lan rộng khắp mọi nơi. Trong bối cảnh đó, việc cung cấp mức phúc lợi tốt cho người dân dường như chỉ để nhằm xoa dịu họ.

Mặc dù vậy, Gaddafi vẫn có quyền tự hào về dự án thủy lợi ấn tượng của mình. Libya là một trong những quốc gia khô cằn nhất trên thế giới. Vì vậy, Gaddafi đã phát triển dự án sông nhân tạo để cung cấp nước cho các thành phố ở miền bắc Libya, vùng Benghazi trên bờ biển Địa Trung Hải, Tripoli, Benghazi, Sirte và những nơi khác. Công trình khổng lồ này bao gồm 1.300 đường ống cung cấp nước ngọt cho 70% dân số Libya.

4. Chính sách của Augusto Pinochet vẫn ảnh hưởng đến nền kinh tế Chile.

640px pinochet 11 09 1982 e1461090479380

Dưới thời Augusto Pinochet, hơn 3.000 người dân Chile đã vĩnh viễn biến mất trong các vụ trấn áp chính trị. Nhà độc tài khét tiếng này còn bắt giam và tra tấn hàng chục nghìn người chống đối mình.

Trong thời gian Salvador Allende cầm quyền, ông đã áp dụng chính sách quốc hữu hóa các ngành công nghiệp và tập thể hóa. Đến năm 1972, nền kinh tế bắt đầu trì trệ và lạm phát lên tới 500% vào thời kỳ cao điểm. Năm 1973, Augusto Pinochet lên nắm quyền bằng cuộc đảo chính đẫm máu dẫn đến cái chết của Allende.

Sau đó, Augusto Pinochet đã tuyển dụng các nhà kinh tế từ Đại học Chicago để khôi phục sự ổn định cho Chile. Họ đã đề xuất các chính sách kinh tế mới, xóa bỏ các rào cản thương mại. Tuy nhiên, những chính sách này cũng gây khá nhiều tranh cãi.

Một số người đã gọi thời kỳ này là giai đoạn kinh tế kỳ diệu của Chile khi lạm phát giảm từ 375% (năm 1975) xuống còn 9,9% vào năm 1982. Năm 1977, GDP của Chile tăng 8% và tiếp tục tăng đến 10% vào năm 1989. Mặt khác, những kẻ chống đối Pinochet thì cho rằng đây là một cuộc khủng hoảng kinh tế xóa sổ khu vực tài chính của Chile. Họ còn chỉ ra rằng GDP thực sự đã giảm 16% trong cả hai năm 1982 và 1983. Ngoài ra, sự tăng trưởng kinh tế hầu như chỉ mang lại lợi ích cho giới thượng lưu, làm gia tăng sự chênh lệch thu nhập, phân hóa giàu nghèo.

Tuy nhiên, sau tất cả cải cách kinh tế của Pinochet đã dẫn đến sự tăng trưởng kinh tế nói chung và phần lớn chính sách của ông vẫn được giữ nguyên cho đến ngày nay.

5. Rafael Trujillo khuyến khích sự ổn định và thịnh vượng.

trujillo tie

Rafael Trujillo là nhà độc tài của Cộng hòa Dominica từ năm 1930 cho đến khi bị ám sát năm 1961. Những người dám chống lại Rafael Trujillo đều bị cầm tù, tra tấn và giết hại. Cơ thể của họ thường bị biến mất, và nhiều giả thuyết cho rằng họ đã thành thức ăn cho cá mập. Năm 1937, Rafael Trujillo ra lệnh giết chết khoảng 20.000 người Haiti sống ở Cộng hòa Dominica.

Bất chấp những chính sách tàn bạo, Rafael Trujillo vẫn có nhiều người ủng hộ ở Dominica. Họ cho rằng chính Rafael Trujillo đã đem lại sự phồn vinh, ổn định cho đất nước. Ông đã xây dựng nhiều bệnh viện, đường và trường học. Không chỉ vậy, Rafael Trujillo còn thanh toán hết mọi khoản nợ quốc gia. Với năng lực nhạy bén trong kinh doanh, Rafael Trujillo đã mang lại sự ổn định và thịnh vượng cho nền cộng hòa mà trước đây nó chưa từng được hưởng.

Theo: Tổng hợp
  • Bình luận
  • Lưu tin xem sau
  • Bình luận
  • Copy link
  • Chia sẻ facebook

Bình luận (0)

Trở thành người đầu tiên bình luận trong bài viết này.