• Về đầu trang
Thanh Yên
Thanh Yên

Những truyền thuyết thú vị xoay quanh lăng mộ của các hoàng đế ở Trung Quốc

Lịch sử

Vàoi thờ phong kiến, quyền uy của thiên tử là tối thượng nên sau khi qua đời, lăng mộ cũng trở thành thứ tượng trưng cho lăng mộ và địa vị của họ. Dù là ngoại hình hay bố cục bên trong, thậm chí là những vật bồi táng đều ẩn chứa rất nhiều tâm tư và ý tưởng của các hoàng đế.

Ngày nay, dù khoa học hiện đại đã phát triển vượt bậc, khi đối diện với những lăng mộ được gây dựng nên bởi bàn tay và trí tuệ của người xưa đại diện cho đỉnh cao quyền lực của phong kiến này, chúng ta vẫn còn phát hiện được vô vàn chuyện đáng kinh ngạc và không cách nào giải thích được.

Hầu hết các lăng mộ và quan tài của các hoàng đế ở Trung Quốc đều được xây theo dạng hình vuông, chắc hẳn điều này có liên quan đến quan niệm trời tròn đất vuông của họ, cùng với niềm tin rằng người chết có thể sống một cuộc sống an ổn dưới suối vàng.

Tuy nhiên vẫn có một ngôi mộ khác biệt:

Mộ tam giác của Việt Vương

Khác với truyền thống thường xây mộ thành hình vuông như đã nói ở trên, ngôi mộ mộ dài 30m, cao 6m này có mặt cắt là hình tam giác. Phần ngoài lăng mộ được phủ hơn 140 lớp cây gỗ, những lớp cây gỗ này đều được nhuộm thành màu đen, xếp chồng lên nhau, cuối cùng còn phủ thêm một lớp sơn đen bên ngoài. Nếu nhìn từ xa trong nó không khác gì một toa tàu, đây cũng là trường hợp xây đựng phòng quách, lăng mộ hình tam giác đầu tiên được phát hiện ở Trung Quốc.

Vậy chủ nhân của mộ quách này là ai? Các nhà khảo cổ đã phân tích đồ gốm và các mảnh sứ được chôn theo mộ, qua đó, họ nhận định đây là một ngôi mộ cổ vào cuối thời kì Xuân Thu Chiến Quốc, dựa theo địa đồ cổ thì khu vực phát hiện mộ vào thời Xuân Thu là thành Thiệu Hưng, thuộc khu vực quản lý của Việt Vương.

Nhưng Việt Vương ở thời Xuân Thu có tới tận hai người, một là Duẫn Thường, hai là con trai ông Câu Tiễn cực kì nổi tiếng. Cũng vì vậy các nhà khảo cổ đều hy vọng đây chính là phòng quách của Việt Vương Câu Tiễn, nhưng tiếc là khả năng này cực kì nhỏ bé, bởi vì theo Việt Tuyệt thư, Câu Tiễn từng định xây lăng mộ ở Độc Sơn, nhưng sau này không xây nữa, vì thế lăng mộ của ông được xây dựng ở Sơn Đông ngay cạnh ông nội của mình.

Hơn nữa trong Việt Tuyệt thư cũng từng nhắc đến cha Câu Tiễn đã xây lăng mộ của mình trong một bó củi lớn, và nơi tìm thấy lăng mộ này đây lại là nơi Câu Tiễn từng đốn củi, vậy chẳng lẽ Câu Tiễn lại đốn củi ngay trên mộ cha mình?

Vì vậy, đến tận nay, ngôi mộ này rốt cuộc có phải là của Việt Vương hay không, và là của Việt Vương nào vẫn còn là câu hỏi không có lời giải.

Bảy mươi hai nghi trủng

Về lăng mộ của Tào Tháo, trong lịch sử có vô số truyền thuyết, chân tướng về “bảy mươi hai nghi trủng (lăng mộ giả)” vẫn là điều thu hút vô số nhà khảo cổ.

Truyền thuyết kể rằng, vào ngày an táng Tào Tháo, đã có tổng cộng bảy mươi hai quan tài đồng thời nâng ra khỏi cửa thành, sau đó chia ra chôn cất ở các khu lăng mộ khác nhau.

Nhưng theo sử ký thì trước khi chết, Tào Tháo từng sai người xây dựng lăng mộ ở Tây Môn Báo, rồi căn dặn không được làm ký hiệu hay ghi chú gì đặc biệt cho mộ của mình. Tức là Tào Tháo thực tế không hề xây dựng bảy mươi hai nghi trủng trong truyền thuyết kia.

Dù bảy mươi hai nghi trủng là giả, nhưng sự thật là đến giờ các nhà khảo cổ vẫn chưa tìm được lăng mộ thật sự của Tào Tháo. Có rất nhiều phỏng đoán được đưa ra, có nguời nói Tào Tháo được chôn ở Bắc Hà, lại có kẻ nói ông được chôn ở dưới sông Chương,…

Lăng mộ Tần Thuỷ Hoàng – lăng mộ không ai dám đào

Tại sao không dám? Một là quá lớn, hai là quá sâu, ba là dư luận quá đáng sợ.

Trong Hán Cựu Nghi có một đoạn giới thiệu về chiều sâu của lăng mộ này như sau:

Năm 210 TCN, thừa tướng Lý Tư báo cáo với Tần Thuỷ Hoàng mình đã dẫn 72 vạn người xây dựng lăng mộ Ly Sơn, lăng mộ được đào sâu vào lòng đất, hệt như nó đã tồn tại dưới đó từ rất lâu, Tần Thuỷ Hoàng nghe vậy hạ lệnh: “Đào ra chung quanh thêm 300 trượng nữa.”

Một câu này của ông đã làm vị trí Tần lăng càng trở nên khó bề phân biệt. Dân gian đồn rằng Tần Lăng được xây dựng cạnh núi Ly, có một con đường hầm dẫn thẳng từ núi Ly sang khu mộ, mỗi khi trời kéo đầy mây, các âm binh dưới mộ sẽ vô cùng ồn ào, tiếng người hoà vào tiếng ngựa rần rần một phương.

Dựa theo truyền thuyết này, các nhà khoa học đã từng đi khảo sát rất nhiều lần quanh vùng núi Ly, nhưng vẫn không tìm được đường hầm trong truyền thuyết đó.

Mặc khác, việc đào móc Tần lăng vẫn luôn là đề tài dễ khơi dậy sự phẫn nộ của dân chúng, làm các nhà khoa học không dám dễ dàng nhúng tay vào đây.

Lăng mộ Võ Tắc Thiên – lăng mộ không thể đào nổi

Càn lăng – lăng mộ của Võ Tắc Thiên là lăng mộ duy nhất mai táng cùng lúc hai vị hoàng đế, gồm Võ Tắc Thiên và Đường Cao Tông Lý Trị, lý do không gọi đây là lăng Lý Trị là vì lúc còn sống Võ Tắc Thiên được nhiều người biết đến hơn chồng của mình.

Theo báo cáo của các nhà khảo cổ học, khu lăng mộ này được xây hình vuông, các bức tường cách nhau 1450m, tường đông dài 1582m, tường tây dài 1438m, tổng diện tích khoảng 2.300.000m2. Bên trong bao gồm điện hiến tế, thiên phòng, hành lang uốn khúc, lầu ngắm trăng, từ đường của Địch Nhân Kiệt và hơn 60 vị đại thần khác, kèm theo các kiến trúc đền đài, cung điện to nhỏ khác nữa.

Các báu vật cất bên trong theo ước lượng có thể lên đến 500 tấn, nhưng từ thời cổ đại đến tận hiện đại ngày nay chưa từng có ai lấy được một đồng nào ra khỏi đây.

Tương truyền vào thời Dân Quốc, tướng quân Tôn Liên Trọng từng dẫn dắt một binh đoàn học theo cách Tôn Điện Anh cho nổ lăng mộ Càn Long, ông ta chôn thuốc nổ xuống dưới lòng đất và làm nổ tung ba lớp tường của khu lăng mộ. Nhưng khi họ định đi vào thì từ lăng mộ toát ra một cột khói dày đặc, xoáy thẳng lên trời hình thành một vòi rồng, làm trời đất chung quanh tối mù, đất đá bị cuốn tung lên, hơn nửa đội quân bị đá đập trúng chết ngay tại chỗ, nửa còn lại hoảng sợ bỏ chạy tán loạn.

Lăng mộ Thành Cát Tư Hãn – lăng mộ không thể tìm thấy

So với hai lăng một trước, ít nhất người ta cũng đã tìm được vị trí cụ thể, các chuyên gia cũng đã thăm dò thực địa và làm được  một ít công tác khảo cổ. Nhưng lăng mộ của Thành Cát Tư Hãn đến tận ngày nay vẫn chưa biết ở đâu, hầu hết các lăng mộ được tìm thấy đều là lăng mộ chôn di vật và quần áo của ông.

Nguyên nhân chính là hoàng gia triều đình nhà Nguyên thích việc mật táng, tức lăng mộ của đế vương sẽ không được lập bia, làm kí hiệu, càng không công bố ra ngoài hay ghi lại vào trong sách sử.

Tương truyền lăng mộ của Thành Cát Tư Hãn được bảo vệ bởi một lời nguyền, bất kì ai dám xông vào đều sẽ bị lời nguyền này giết chết.

Thi thể không mục rữa

Tháng 7 năm 1928, sau khi Tôn Điện Anh đào bới Dụ lăng và lăng Từ Hi, Phổ Nghi đã cho dọn dẹp và mang di hài của  tổ tiên về Đông lăng. Trong quá trình dọn dẹp Dụ Lăng, người ta đã tìm được một thi thể kì lạ: Đó là thi thể của một người phụ nữ khoảng 50 tuổi, da dẻ vẫn còn nguyên, không hề hư thối, miệng và má có nếp nhăn, nhưng độ co dãn vẫn tốt, trong không khác gì đang ngủ, răng vẫn chưa bóc ra hoàn toàn, nhưng tóc đã rụng hết một nữa.

Theo suy đoán, thi thể này rất có thể là Hiếu Nghi hoàng hậu, bà là vị hoàng hậu thứ ba của Càn Long, mẹ ruột của Gia Khánh. Trong Dụ Lăng an táng một Hoàng đế, hai hoàng hậu, ba Hoàng quý phi, có người được đưa vào trước, cũng có người được đưa vào sau bà, nhưng tại sao cả 5 bộ thi thể khác đều đã hư thối, chỉ có thi thể của bà là còn nguyên vẹn, chẳng lẽ đãi ngộ của bà còn hơn cả Càn Long, được xử lý chống phân huỷ cao cấp hơn?

Thật ra hoàng thất triều Thanh không chú trọng việc giữ gìn thi thể, hoàng tộc sau khi qua đời, thời gian quàng có thể kéo dài từ mấy tháng tới mấy năm mới được đưa vào lăng. Hậu, phi và gia quyết nếu chết trước thì sẽ được đưa vào lăng trước, sau khi hoàng đế được đưa vào lăng thì cửa lăng mới bị đóng lại.

Nên không ít thi thể của hậu phi đã bị hư thối trước khi cửa lăng được đóng lại. Hiếu Nghi chết trước Càn Long bốn năm, trong bốn năm này, quan tài của bà vẫn luôn được đặt ở Tĩnh An Trang, sau khi Càn Long qua đời được đưa vào lăng, bà mới được chuyển sang đây, lúc này lăng mới được đóng kín.

Lúc Tôn Điện Anh cho nổ Dụ Lăng là đã hơn 100 năm sau ngày chết của bà, vậy mà thi thể bà vẫn không bị hư thối. Tuy nhiên sau khi được đưa khỏi Dụ lăng, thi thể của bà đã dần dần hư thối, cuối cùng chỉ còn lại hài cốt.

Vị hoàng hậu không được đưa vào lăng đế vương

Cả đời Càn Long từng cưới ba hoàng hậu, nhưng chỉ có hai vị được vào lăng cùng với ông, vị hoàng hậu thứ hai Ô Lạp Na Lạp bị đưa vào mộ viên dành cho phi tần. Điều khó hiểu hơn nữa là bà bị táng ngay bên cạnh Thuần Huệ Hoàng quý phi, chứ không hề có phòng riêng, đãi ngộ còn không bằng một tần phi cấp thấp.

Hoàng hậu Ô Lạp Na Lạp là người Mãn thuộc Tương Hoàng kì, bà nhỏ hơn Càn Long 7 tuổi, lúc Càn Long còn chưa lên ngôi bà là trắc phúc tấn, sau khi Càn Long đăng cơ bà được phong là Nhàn Phi, rồi thành Nhàn Quý phi. Hiếu Hiền hoàng hậu qua đời, bà được tấn phong làm Hoàng Quý Phi, chưởng quản lục cung, đến sau này mới được chính thức sách phong làm Hoàng hậu. Như vậy xem ra tình cảm của đế hậu khá hài hoài, ân ái.

Vậy tại sao Ô Lạp Na Lạp hoàng hậu lại chịu cảnh này, chính sử không đề cập tới, nhưng dân gian đồn rằng trên đường đi tuần Giang Nam, Càn Long từng gọi một ni cô thị tẩm, Hoàng hậu đau đớn khuyên can, không những không thành còn bị trách mắng, trong lúc tức tối bà cầm kéo cắt phăng tóc đi.

Ở triều Thanh, chỉ có khi Hoàng đế hoặc Thái hậu qua đời, Hoàng hậu mới được cắt tóc, hành động này của bà không khác gì đang trù ẻo Hoàng đế. Cản Long tức tối đuổi bà về Bắc Kinh, nhưng không phế hậu, đến sau này, khi bà qua đời, mới hạ lệnh an táng bà theo nghi thức của Hoàng quý phi.

Thế nhưng câu chuyện này hoàn toàn không có chứng cứ cụ thể nào, nhưng các nhà khảo cổ quả thật từng tìm thấy ghi chép về việc Ô Lạp Na Lạp Hoàng hậu cắt tóc.

Theo: Zhihu
  • Bình luận
  • Lưu tin xem sau
  • Bình luận
  • Copy link
  • Chia sẻ facebook

Bình luận (0)

Trở thành người đầu tiên bình luận trong bài viết này.