• Về đầu trang
Chim Điên
Chim Điên

Số phận khốn khổ đến tột cùng của những người đào vàng tại Serra Pelada

Cuộc sống

Serra Pelada là mỏ vàng rộng lớn và "lộ thiên" ở Brazil cách 420km về phía nam cửa sông Amazon.

Năm 1979, một đứa trẻ địa phương đang bơi lội bên sông thì vô tình nhặt được quặng vàng nặng 6g (0.21 oz). Chẳng mấy chốc tin đồn đã lan rộng ra khắp khu vực và cơn sốt tìm vàng bắt đầu. Đầu những năm 1980, có khoảng hàng chục nghìn người đã đổ xô đến khu vực Serra Pelada này để tìm kiếm vàng. Người người kéo nhau đến đây nhiều đến nỗi nó được đánh giá là mỏ vàng lộ thiên lớn nhất thế giới đồng thời cũng là nơi tình trạng bạo lực xảy ra nhiều nhất.

1

Serra Pelada là khu mỏ vàng lộ thiên rộng lớn ở Brazil.

Người ta đã tìm nhiều cách để đến được đây, có người đi bộ, có người đi bằng máy bay. Tuy nhiên, đa số những người đến đào vàng đều phải trả 1 cái giá khá đắt đỏ cho những người lái taxi để họ chở từ thị trấn ra đến gần khu mỏ, nơi cuối con đường bụi bặm; từ đó, họ sẽ phải đi bộ tầm 15km nữa để đến được hầm vàng. Những quặng vàng lớn nhanh chóng được tìm thấy, quặng vàng lớn nhất nặng gần 6,8kg (15lb) ước tính trị giá khoảng 108.000 USD theo mức giá thị trường năm 1980 (tương đương 310.173 USD vào năm 2016). Vào thời kỳ đỉnh điểm của khu mỏ vàng này, bạo lực xảy ra thường xuyên, trong khi đó thị trấn gần đó lại nổi như cồn vì những vụ giết người lẫn buôn bán mại dâm.

2

Vào đầu những năm 1980, hàng chục ngàn người đã đổ xô đến khu vực Serra Pelada này.

Sebastião Salgado - Nhiếp ảnh gia người Brazil đã đến khu vực mỏ Serra Pelada để chụp lại những bức ảnh về những người công nhân ở đó, ông đã ghi lại được và nêu bật lên sự điên cuồng, hỗn loạn của những con người đang khát khao tìm vàng này. Ông Sebastião chia sẻ cảm nghĩ khi thấy cảnh tượng đó: "Người tôi nổi hết cả da gà khi đứng nhìn từ trên xuống. Cảnh tượng xây dựng kim tự tháp, lịch sử của nhân loại ngày xưa như được mở ra trước mắt tôi vậy. Có lẽ tôi đã du hành quay ngược về quá khứ."

3

Sự "xăm lăng" này đã khiến cho người dân da đỏ bản địa phải lùi sâu vào trong rừng hòng tránh họa diệt chủng.

Trong một buổi phỏng vấn năm 1992, ông Sebastião Salgado miêu tả những gì mình thấy về hầm vàng khổng lồ:

Giống như một cơn gió đã mang những người đàn ông này đến mỏ vàng Serra Pelada để tìm kho báu vậy. Không ai được trả tiền hậu hĩnh để làm việc này, tuy nhiên khi đã đến đây, tất cả đều trở thành nô lệ của giấc mộng tìm vàng. Một khi bước xuống hầm, không điều gì là có thể ngăn cản bạn lại trước cám dỗ trở thành nô lệ của đồng tiền.

6

Theo quy định của pháp luật, ai tìm kiếm được vàng sẽ được sở hữu chúng, người dân có thể tự do đến đây để đào bới tìm kiếm vàng. Vì vậy, cuộc sống của những người đào vàng ở đây như 1 vòng tuần hoàn, trình tự xảy ra liên tục - leo xuống một căn hầm rộng lớn tìm kiếm vàng rồi đeo theo một bao tải đất nặng 40kg leo lên thành mỏ với hy vọng có thể kiếm được một chút bụi vàng.

4

Những người thợ mỏ phải vác bao tải cát nặng hơn 40kg leo lên mặt đất với hy vọng tìm được những hạt bụi vàng.

Bất cứ ai đặt chân lên mặt đất đều nhận được những ánh nhìn đầy tán thưởng của những con người ở phía dưới: 50.000 người đàn ông lấm lem bùn đất pha lẫn những giấc mơ tìm vàng của các chủ sở hữu. Tất cả những gì bạn có thể nghe thấy là tiếng rì rầm, sự im lặng xé toạc không gian, để lại tiếng cuốc xẻng chói tai được người ta đào bới một cách thủ công.

5

Những người thợ này luôn phải đối mặt với cái chết kề cận, những căn bệnh truyền nhiễm, tình trạng bạo lực xảy ra mỗi ngày.

Vàng được tìm thấy ở Serra Pelada không giống với bất kỳ khu vực nào khác trên trái đất, có một số bằng chứng cho rằng nó được tạo ra bởi supergenetically - siêu gen (nghĩa là vàng ở đây được bồi đắp bởi lưu lượng nước mưa) - chỉ duy nhất lượng vàng ở Amazon mới được hình thành bằng hình thức độc đáo này. Cho đến ngày nay quá trình bồi đắp tạo vàng từ supergene vẫn chưa được giải thích thỏa đáng. Giả thuyết tốt nhất cho đến hiện tại là do nước mưa cùng với chất hữu cơ tại rừng Amazon đã tạo nên mưa axit. Mưa axit trở thành các phối tử liên kết các phân tử vàng sau đó xâm nhập vào mặt đất và cuối cùng tích tụ để tạo thành một vùng chứa đầy vàng. Một số nơi chứa quặng vàng lớn được hình thành trong khu vực này.

7

Bạn có thể thấy trên hình, khu vực này được chia thành nhiều phần khá nhỏ vì mỗi người chỉ được phép đào ở khu vực chỉ định 4m vuông. Tại khu vực của mỗi người họ bắt đầu đào sâu xuống. Vì lý do này nên việc đào vàng trở nên nguy hiểm hơn bao giờ hết. Vì họ không biết người bên cạnh đào sâu đến mức nào. Nếu họ ngừng không đào nữa thì khoảng cách độ sâu giữa họ và những khu đất kế bên sẽ ngày càng tăng. Đến một lúc nào đó khu đất cao nhất sẽ sập xuống và đè chết những người còn lại.

8

Thời kỳ cao điểm có đến khoảng 100.000 người làm việc tại đây như một cổ máy khổng lồ điên cuồng đào bới để tìm vàng.

Thời gian cao điểm nhất tại mỏ Serra Pelada ghi nhận được là có khoảng 100.000 người thợ đào làm việc tại đây, nơi mà bạo lực, cái chết, mại dâm xảy ra thường xuyên như cơm bữa. Những người thợ đào vàng bị trầy xước, kiệt sức bởi phải khuân vác các bao tải cát nặng từ 30 - 60kg leo lên bậc thang bằng gỗ tầm 400m để có thể lên đến mặt đất, nơi dùng để sàng lọc vàng. Bởi vì làm việc suốt với bùn đất, những người đào vàng bị gọi là "những con heo bùn dơ". Trung bình, mỗi người thợ đào được trả 20 cent để đào và mang 1 bao tải đất lên, họ sẽ được thưởng thêm nếu tìm được vàng.

10

Quân đội Brazil đã đứng ra thiết lập lại trật tự nơi hầm mỏ đầy hỗn loạn này.

3 tháng sau khi số vàng được phát hiện, quân đội Brazil đã vào cuộc, họ thực hiện các hoạt động nhằm ngăn chặn sự bóc lột công nhân, giải quyết xung đột giữa những người thợ mỏ và chủ. Trước khi có sự can thiệp của quân đội, các hàng hóa cơ bản đã bị các chủ khu mỏ bán với giá đắt đỏ, ví dụ như nước được bán với giá 3USD/lít.

11

Thợ mỏ được trả 20 cent cho mỗi bao tải cát được vận chuyển lên trên, họ sẽ được thưởng thêm nếu như phát hiện được vàng.

Chính phủ đã đồng ý mua tất cả số vàng của 75% công nhân theo tỉ giá của London Metal Exchange. Theo thông tin chính thức thì chỉ có dưới 45 tấn vàng được xác nhận, ngoài ra ước tính có đến 90% số vàng được tìm thấy tại Serra Pelada đã bị buôn lậu. Theo thời giá ngày nay số vàng đó tương đương với 1,5 tỷ USD.

12

Tai nạn sập hầm lớn nhất ở Serra Pelada là vào tháng 9-2009, đất lấp 70 người trong đó có 19 người bị đất vùi lấp đến mức không tìm thấy xác.

Ở khu hầm mỏ, chính phủ đã cấm không cho phụ nữ đến cũng như người lao động không được uống rượu bia. Vì vậy thị trấn gần đó đã trở thành động "gái gú, rượu chè". Hàng ngàn cô gái vị thành niên "bán cả thân mình" chỉ để đổi lại những mảnh bụi vàng, bên cạnh đó trung bình từ 60 - 80 vụ mưu sát không được giải quyết xảy ra hàng tháng tại đây.

  • Bình luận
  • Lưu tin xem sau
  • Bình luận
  • Copy link
  • Chia sẻ facebook

Bình luận (0)

Trở thành người đầu tiên bình luận trong bài viết này.