• Về đầu trang
H.Khanh
H.Khanh

'Tạm biệt, em yêu dấu' – Nhật ký chiến trường của Đại úy Charles May

Lịch sử

Ngày 1/7 hàng năm là ngày kỉ niệm một trong những trận đánh đẫm máu nhất Thế Chiến thứ nhất – Trận Somme năm 1916. Những con số không hề biết nói dối, trong suốt một loạt những trận đánh nhỏ lẻ từ tháng Bảy đến tháng Mười Một, trước đó là một cuộc bắn phá bảy ngày với hơn 1.5 triệu mảnh đạn pháo và 50,000 thương vong người Anh, quân Anh và Pháp chỉ tiến được gần 10km trên chiến trường, và như vậy vẫn chưa đạt được mục tiêu của họ.

19f36war2 489831

Nhưng khi nói đến chiến tranh, ta thường nghĩ đến những con số lớn mà nhiều lúc không để ý rằng mỗi người tạo nên con số đó đều là những người với cuộc sống riêng, tham vọng, ước mơ, và gia đình của họ. Hiếm có khi nào mà chúng ta có điều kiện để nhìn vào cũng như cảm thông với cuộc sống của những người tử trận, và một cơ hội độc đáo đã mở ra từ những trang nhật ký của Đại úy Charles May thuộc tiểu đoàn 22 trung đoàn Manchester, do Trung tâm lưu trữ và nghiên cứu địa phương Tameside công bố, xuất bản bởi Gerry Harrison, cháu của ông.

Xuất thân từ New Zealand trong một gia đình người Anh vào năm 1888, gia đình Charles đến Anh vào năm 1902. Đến năm 1912, ông gặp vợ mình, Maude, và chuyển đến sống cùng cô tại Manchester, bắt đầu công việc là một nhà báo cho tờ Manchester Evening News.

Charles May gia nhập quân ngũ vào năm 1915 và trở thành một thiếu tá hạng B trong tiểu đoàn 22 trung đoàn Manchester. Được thăng lên làm Đại úy vào tháng Hai năm 1915 sau khi đến Pháp, ông bắt đầu giữ một cuốn sổ bên mình để ghi lại những thứ xảy ra xung quanh mình cũng như cuộc sống ở chiến trường.

879c0c84

Những đoạn nhật ký được ghi trong tháng Sáu năm 1916 cho chúng ta thấy được suy nghĩ của ông cũng như quá trình chuẩn bị cho trận Somme, và cho thấy cái nhìn của ông về chiến tranh.

Các đoàn quân bắt đầu di chuyển ngày càng nhiều, thành phố sẽ sớm chật ních. Những cuộc hành quân như vầy làm cho người ta không khỏi nghĩ rằng cuộc chiến đang đến gần kề. Tôi tin là vậy, quân đội ở Ypres cũng đang mạnh dần. Và đây có thể là một trong những nguy hiểm lớn nhất.

Rồi vào ngày 13/6, ông kể lại về cuộc gặp gỡ với chỉ huy sĩ quan để phân chia công việc cho các binh đoàn, và cũng nói thêm về “lần đẩy mạnh cuối cùng trước trận chiến":

Đại tá [Bonham-Carter] nói rằng tất cả mọi công việc đều đang rất cấp bách. Mọi thứ nên được đẩy nhanh cho đúng tiến độ. Tổng tư lệnh đang có dấu hiệu lo lắng về quá trình chuẩn bị.

5bmlovj4n8c

Đến ngày 17/6, chúng ta thấy có một sự nuối tiếc ở đại úy May, trang nhật ký dành tặng cho vợ và con ông, Pauline:

Anh không cho phép bản thân tiếp tục sống thế này, mọi thứ làm tinh thần anh rất suy sụp. Nhưng anh cũng không muốn chết. Không phải vì anh sợ, nhưng nếu phải chết thì anh cũng đã sẵn sàng cho việc đó. Chỉ là, viễn cảnh không thể nào gặp lại em hay con mình làm cho ruột gan anh mềm đi rất nhiều.

Thứ duy nhất an ủi tâm hồn anh là khoảng thời gian vui vẻ mà chúng ta đã có với nhau. Anh cũng đã luôn muốn có thể biến cuộc sống này thành một nơi vui vẻ và tốt đẹp hơn cho em, nếu anh đi em cũng sẽ không vui. Điều đó thật sự rất có ý nghĩa với anh.

Nhưng cái suy nghĩ mà chúng ta có thể vĩnh viễn không gặp lại nó rất tệ, em à. Pauline có thể lớn lên mà không hề biết đến anh, anh cũng có thể không biết khi lớn lên con bé sẽ thế nào. Cuộc sống không em sẽ rất trống rỗng và vô vị.

Nhưng em cũng đừng nên để việc đó làm em chùn bước. Em vẫn đang mang trong mình một trọng trách rất lớn: Nuôi dạy con gái chúng ta, Pauline. Cầu Chúa phù hộ con bé, con bé là hy vọng sống của anh.

Em yêu dấu, tạm biệt em. Những dòng này chỉ là suy nghĩ thoáng qua của anh, nhưng chúng cũng có thể là những lời cuối cùng của anh gửi đến em. Nếu thật sự là vậy, hãy biết rằng anh đã yêu em và con chúng ta suốt cả cuộc đời này bằng hết suy nghĩ và tình cảm của anh, và cả 2 người đã rọi cho anh thứ ánh sáng mà anh chưa thấy bao giờ. Anh cầu xin Chúa anh có thể hoàn thành nghĩa vụ, và dù cho có chuyện gì xảy ra, em và con cũng sẽ an lòng.

Vào ngày 25/6, tại đỉnh điểm của cuộc đọ súng giữa người Anh và người Đức, May ghi lại rằng:

Cuộc đấu súng rất tuyệt. Rất nhiều lần, những vụ nổ đều xảy ra ở Hun. Cảm giác của những người lính ở Hun hẳn là rất tệ, nhưng chẳng có ai thấy thương cho họ cả. Họ đã có thể oanh tạc lên bộ binh tận tụy của chúng ta như thế này từ rất lâu rồi, và không có sự cản trở hay đáp trả nào có thể ngăn họ lại cả.

Hai ngày sau đó, các binh đoàn Anh đang đi đến vị trí tập kết cuối cùng chuẩn bị cho trận đánh, đại úy May nói về những nỗi lo sợ của mình:

Chúng tôi đều đã sẵn sàng để bỏ đi, đứng lên, và đi xuống cuối hàng. Chờ đợi là một cảm giác không hay tẹo nào cả. Theo tôi, cảm giác mong chờ nó còn tệ hơn cả cuộc chiến thật sự nữa. Khi mà chúng ta hành động, chúng ta có hàng trăm thứ để theo đuổi, những chuyển động, chiến lược đều như sống dậy. Nhưng khi đợi chờ, không có một thứ gì ngoài những nỗi lo âu và đoán mò vô ích về mọi tình huống có thể xảy ra.

battle of the somme 700x390

Vào ngày đầu tiên của tháng Bảy, ngày mà trận Somme diễn ra, cũng là đoạn nhật ký cuối cùng của đại úy Charles May.

Đó là một buổi sáng hào hùng, trời quang mây tạnh. Chúng tôi hành quân trong 2 tiếng đồng hồ. Có vẻ như là một thời gian khá dài để nghĩ, lo, gì cũng được, nhưng rồi mọi người đều sẽ thấy nhẹ nhõm hơn khi loạt đạn đầu tiên được khai hỏa. Những mảnh đất khô cằn là một cảnh tượng khó có ai tưởng tượng ra nổi, trừ khi đứng ngay đó để có thể cảm nhận hết sự hỗn loạn này. Nòng súng của chúng tôi đã phá hủy hoàn toàn mảnh đất, nhưng có vẻ như những cây súng máy ở bên kia vẫn còn đang quá khỏe. Khi tôi viết những dòng này, tôi hy vọng rằng những cây súng đó sẽ không lấy đi quá nhiều những mạng người của chúng tôi trước khi ngày hôm nay kết thúc.

Chỉ 2 tiếng sau khi viết những dòng này, Charles May cùng xông pha với những người lính của mình, mặc một chiếc áo do vợ ông tặng một ngày trước đó. 10 phút sau khi tiến vào chiến trường, May đụng phải hàng phòng thủ của địch và ăn một phát đạn. Bạn thân ông, Arthur Bunting đã ở lại với ông suốt 3 tiếng sau đó để cố gắng băng bó vết thương cho ông và kéo ông về với đội ngũ trị liệu.

x0twc7jfp7h31

Một y tá đang ghi lại những lời cuối cùng của một người lính chuẩn bị tử trận.

Nhưng không may thay, Charles May đã không thể hồi phục sau khi bị bắn, ông là một trong số 379 người thuộc trung đoàn Manchester bị hạ vào ngày 1/7, và ngay cả họ cũng chỉ là một phần nhỏ trong số 50,000 người lính khác bị hạ trong ngày đầu tiên của trận Somme.

Câu chuyện của đại úy May cũng không kết thúc tại đây. Đồ đạc của ông được gom lại bởi Bunting và sẽ được gửi đến một người bạn thân khác của Charles May: Đại úy Frank Earles. May đã từng nhờ Earles chăm sóc vợ mình nếu như có chuyện gì xấu xảy ra. Và sau khi cuộc chiến kết thúc, Earles thường xuyên liên lạc với Maude, và cuối cùng cưới bà vào năm 1919, trở thành cha dượng của Pauline.

Mặc dù đại úy May chỉ là một trong số hàng nghìn người khác bị hạ trong chiến tranh, ông là một ví dụ về yếu tố con người cũng như những tương lai đã bị phí hoài vì một lý do ngu ngốc: Chiến tranh.

Theo: Tổng Hợp
  • Bình luận
  • Lưu tin xem sau
  • Bình luận
  • Copy link
  • Chia sẻ facebook

Bình luận (0)

Trở thành người đầu tiên bình luận trong bài viết này.