• Về đầu trang
Ngocisnotbad
Ngocisnotbad

Tầng hầm của Tòa nhà Quốc hội Việt Nam và những bí mật không phải ai cũng biết

Lịch sử
Nguồn: Tạp chí Kiến trúc

Không nhiều người biết ngay dưới hầm Tòa nhà Quốc hội Việt Nam có một khu trưng bày cổ vật thời kỳ trước và sau khi xây dựng Hoàng Thành Thăng Long. Đây được xem là bảo tàng khảo cổ học đầu tiên ở Việt Nam với 140 di tích cùng hàng chục ngàn di vật khảo cổ phác hoạ rõ nét lịch sử phát triển của Hoàng thành Thăng Long suốt 1300 năm qua. Có diện tích 3.700 mét vuông bao gồm 2 tầng hầm phía đông Nhà Quốc hội, khu trưng bày được được thiết kế theo dòng thời gian của các sự kiện lịch sử từ xưa đến nay nhằm mang lại cho người xem bối cảnh chân thực nhất về những phát hiện khảo cổ.

Nguồn: Tạp chí Kiến trúc
Nguồn: Tạp chí Kiến trúc

Tầng hầm 2 có diện tích gần 2.000 mét vuông, trưng bày các di vật thời kỳ tiền Thăng Long (thế kỉ VII - X) gồm thời Đại La (thế kỷ VII - IX) và thời Đinh - Tiền Lê (thế kỷ X). Các di tích lịch sử kiến trúc của từng thời kỳ cũng được tái tạo trưng bày dưới mặt sàn mô tả công trường khai quật, hơn thế nữa tại đây có cả không gian tương tác giúp người xem được tự do khám phá và trải nghiệm về khảo cổ học.

Nguồn: Tạp chí Kiến trúc

Tầng hầm 1 có diện tích khoảng 1.700 mét vuông trưng bày các di vật từ thời Lý, Trần đến Hậu Lê. Với hệ thống đèn chiếu sáng, bảo tàng thể hiện rõ nét hình thái kiến trúc cung điện thời Lý.

Bên cạnh đó những di vật như ngói lợp, hoa văn điêu khắc như rồng thời Lý cũng được trưng bày. Ngoài ra phòng chiếu phim 60 chỗ ngồi ở phía Bắc khu trưng bày cũng giúp khách tham quan hiểu rõ hơn về lịch sử Việt Nam thông qua các tư liệu khảo cổ học.

Nguồn: Cổ Vật Tinh Hoa / Facebook
Nguồn: Cổ Vật Tinh Hoa / Facebook

Đồng thời tại đây hai bức tranh khổ lớn với tên gọi Rồng BayBình Minh Thăng Long được ghép từ những mảnh vỡ của các loại gạch ngói tìm được trong quá trình khai quật khu di tích Kinh đô Thăng Long cũng được trưng bày.

Nếu Rồng Bay được lấy cảm hứng từ sự kiện vua Lý Công Uẩn rời Hoa Lư về đóng đô tại Thăng Long, thì bức Bình Minh Thăng Long tôn vinh vẻ đẹp lá đề và đầu ngói ống hoạ tiết hoa sen - nét kiến trúc mái biểu tượng của cung điện thời Lý.

"Rồng bay" Nguồn: Cổ Vật Tinh Hoa / Facebook
"Bình Minh Thăng Long" Nguồn: Cổ Vật Tinh Hoa / Facebook

Theo: Tổng Hợp
  • Bình luận
  • Lưu tin xem sau
  • Bình luận
  • Copy link
  • Chia sẻ facebook

Bình luận (0)

Trở thành người đầu tiên bình luận trong bài viết này.