• Về đầu trang
Thanh Yên
Thanh Yên

Tiền trong quốc khố có phải của hoàng đế? Phi tần tranh sủng có thật sự là vì tình?

Lịch sử

Thân là người có địa vị cao nhất trong những bộ phim cung đấu, từ công việc đến đời sống cá nhân của mình, dường như hoàng đế đã bị công chúng hiểu quá rõ. Nhưng thực tế vẫn luôn có một điều mà chúng ta bỏ qua hoặc quên mất.

Đó là hoàng đế - người đứng nơi cao nhất, người phát lương cho cả triều đình – có tiền lương riêng của mình không, vả lại, rốt cuộc ai là người có gan lớn tới mức dám phát lương cho hoàng đế? Tiền trong quốc khố liệu có phải là tiền của hoàng đế, hoàng đế có được tùy ý sử dụng số tiền này không?

Hãy cùng tìm hiểu từng câu trả lời qua bài viết.

Tiền trong quốc khố liệu có phải là tiền của hoàng đế?

Hoàng đế cũng mong đây là sự thật lắm chứ, tuy nhiên bắt đầu từ thời Tống, đã có văn bản quy định rõ ràng: mỗi tháng hoàng đế có 1200 quán tiền (đơn vị tiền tệ được sử dụng ở thời Tống) cố định, được gọi là hảo dụng (một cách nói khác dùng để chỉ tiền lương hàng tháng ở cổ đại), còn nơi chịu trách nhiệm phát tiền lương hàng tháng cho hoàng đế là Tả Tàng Khố.

Nếu dựa theo lệ từ các triều trước, Tả Tàng Khố sẽ thuộc quyền Thái Phủ tự, Thái Phủ tự thu tiền, Tả Tàng Khố cất tiền. Nhưng đến thời Tống, các hoàng đế không còn noi theo các lệ này nữa, mà chia mọi thứ thành Tả, Hữu. Nội Tàng Khố là đơn vị lớn nhất chịu trách nhiệm quản lý chung, còn Tả Tàng khố được dùng làm nơi phát tiền chi tiêu cho toàn bộ hoàng gia.

Nếu Tả Tàng khố chỉ quản lý tiền bạc của hoàng gia, bao gồm cả đất đai thuộc danh nghĩa hoàng tộc và thuế má các nước phụ thuộc giao nộp hàng năm, mà không thể tổ chức kinh doanh hay kiếm lời từ nó, đã vậy còn phải phát chi tiêu tiền bạc cho cả hoàng gia, vậy chẳng phải trong túi hoàng đế sẽ chẳng còn mấy đồng để xài?

Đã quản lý đất đai đồng nghĩa phải lợi dụng được triệt để phần đất đai đó, từ đây Lâu Điếm Vụ ra đời. Đây chính là văn phòng quản lý điền sản phiên bản thời cổ đại của hoàng gia, được hoàng gia trao quyền tiến hành quy hoạch, khai thác cũng như bán quyền sử dụng đất đai. Còn Tả Tàng Khố giờ đây chỉ cần ngồi chờ thu tiền là được, chuyện phát tiền lương cho hoàng đế và hoàng thất phụ thuộc cũng đã được giải quyết.

Vậy tiền lương của phi tần do ai phát?

Trên thực tế phim ảnh đã gây ra một hiểu lầm cực lớn cho công chúng, đó là các phi tần tranh giành sự sủng ái của hoàng đế vì tình yêu, hay số ít thì cho rằng là vì quyền thế, nhưng trên thực tế lại là vì tiền lương.

Vào triều Thanh, việc phân chia quản lý tài sản của hoàng đế đã cực kì rõ ràng, trong đó tài vụ của quốc gia do Hộ Bộ quản lý, còn đơn vị phụ trách quản lý tài vụ của hoàng gia là Nội Vụ Phủ.

Hoàng đế hết tiền? Muốn có tiền xài? Cứ việc đi tìm người của Nội Vụ Phủ.

Đến Hộ Bộ đòi tiền? Bị sập cửa vào mặt cũng là điều có thể xảy ra.

Thân là người quản lý tiền bạc của hoàng gia, Nội Vụ Phủ không chỉ sắp xếp toàn bộ việc chi tiêu của hoàng gia mà còn có thể gặp hoàng đế cả ngày, là đối tượng mà ai ai cũng muốn nịnh bợ, bởi làm việc ở Nội Vụ Phủ là một công việc cực kì béo bở, thậm chí còn có thể kiếm nhiều hơn việc làm phi tần ở hậu cung.

Bởi vì tiền lương của các phi tần ở hậu cung có quy định và chế độ cực kỳ nghiêm ngặt như sau:

Thân là Hoàng Hậu một năm tiền lương có 100 ngàn lượng, chia đều ra mỗi tháng chỉ có được khoảng hơn 8000 lạng, tới đây mọi người còn nghĩ các phi tần tranh đấu người sống ta chết vì tình yêu nữa không?

CP hoàng đế hoàng hậu là tình yêu đích thực? Kỳ thật toàn dựa vào tiền cả thôi.

Tóm lại Nội Vụ Phủ xem như một nơi không thiếu tiền, nhưng nói cho cụ thể thì, phải xem họ gặp được loại hoàng đế nào. Nếu vô tình gặp phải một hoàng đế keo kiệt thành thói nhưng làm việc không mang đầu óc như vua Đạo Quang, vá cái lỗ trên long bào thôi mà viết hóa đơn tới 1000 lượng cũng tin, thì túi ai trong Nội Vụ Phủ cũng sẽ rủng rỉnh tiền.

Nhưng nếu vô tình gặp được một hoàng đế tiêu tiền giỏi như Càn Long, ngay cả tiền mà Ung Chính không nỡ ăn, không nỡ mặc tiết kiệm cả đời cũng có thể xài hết được, thì Nội Vụ Phụ cũng thành trắng tay, lúc này mà muốn tới Hộ Bộ đòi tiền lại càng không có cửa.

Thân là vị hoàng đế từng sáu lần đi tuần xuôi theo sông Trường Giang, những chuyện như thiếu tiền sao có thể làm khó được Càn Long, dù sao ông biết xài tiền cũng đương nhiên biết cách tích tiền, bên cạnh lại còn có tổng quản Nội Vụ Phủ và Hòa Thân cực kì giỏi trong việc quản lý tài sản giúp đỡ.

Hoa Thân tham ô vô số năm, Càn Long chưa bao giờ xử lý, nguyên nhân lớn nhất là bởi Hòa Thân hiểu được đạo lý: muốn mình sống thoải mái thì đầu tiên phải giúp Càn Long tích đủ tiền để xài, dỗ cho Càn Long vui vẻ mới là chuyện quan trọng nhất.

Tiền nghị tội từng kiếm về bộn tiền cho Nội Vụ Phủ là một trong những cách Hòa Thân đưa ra để giải quyết vấn đề thiếu hụt tiền.

Tiền nghị tội chính là tiền được các quan viên phạm tội giao nộp về cho Nội Vụ Phủ, Nội Vụ Phủ sẽ căn cứ vào số tiền quan viên nộp vào để giảm bớt tội trạng.

Quan viên phạm tội đương nhiên sẽ tích cực thực hiện chính sách này xem như bỏ tiền tiêu tai, nhờ đó túi tiền của Càn Long cũng dày lên theo năm tháng. Theo thống kê trong quyển Hà Bao Của Hoàng Đế Càn Long, trong những năm Càn Long trị vì, Nội Vụ Phủ có tận ba ngân khố, tổng thu nhập vào khoảng trên dưới 80 triệu lượng bạc, lúc này Càn Long muốn đi Giang Nam một chuyến chẳng phải chuyện dễ như đùa à.

Nếu so với những vị hoàng đế khác sau khi đi chơi về phải tăng ca làm việc để bù cho những ngày nghỉ, Càn Long bên trái có Hòa Thân thiên tài quản lý tài chính, bên phải có Nội Vụ Phủ chuyên gia quản lý sắp xếp mọi việc trong hoàng cung, có thể nói là một vị vua sống sung sướng không phải lo nghĩ gì, an nhàn nhất từ trước đến nay.

Theo: QQ
  • Bình luận
  • Lưu tin xem sau
  • Bình luận
  • Copy link
  • Chia sẻ facebook

Bình luận (0)

Trở thành người đầu tiên bình luận trong bài viết này.