• Về đầu trang
Cà Chua
Cà Chua

Truyền kì về 'tứ đại mỹ nam' Trung Hoa cổ đại: Lam nhan bạc mệnh là đây!

Chị em

Trung Quốc quả thật là một trong những cái nôi của lịch sử và văn hóa phương Đông. Không chỉ sản sinh ra tứ đại mỹ nhân "nghiêng nước nghiêng thành" gồm có Vương Chiêu Quân, Điêu Thuyền, Tây Thi, Dương Quý Phi, Trung Hoa cổ đại còn có "tứ đại mỹ nam" anh tuấn nho nhã, nổi tiếng tài hoa.

Tuy vậy, có lẽ vì "hoa nở càng rực rỡ, càng chóng tàn", nên bốn vị mỹ nam này cũng có có cuộc đời trầm luân nhiều đau khổ. Hãy cùng nghe truyền kì về "tứ đại mỹ nam" soái khí khuynh đảo chúng sinh, nhưng bạc mệnh này nhé!

Phan An - "Hoa vương cổ đại" và kết cục tru di tam tộc

cd53a1a2c043289ddc07011cfd3e821d

Tranh minh họa

Phan Nhạc, tên tự là An Nhân, đời sau quen gọi là Phan An, người Trung Mưu, Huỳnh Dương. Ông nổi tiếng là một nhà văn thời Tây Tấn và là một đại mỹ nam. Chính vì vậy người đời mới có câu thành ngữ "dung mạo tựa Phan An", chỉ những nam tử có ngoại hình xuất chúng.

01300543116259142986946220335 s

Tranh minh họa

Tương truyền thưở thiếu thời, Phan An đi dạo ở thành Lạc Dương. Phụ nữ quanh đó thấy chàng tuấn mỹ, mới vây quanh, ném trái cây đầy xe, người đời từ đó có điển tích "Trịch quả mãn xa" (Ném trái cây đầy xe) để nói về việc này. Có nhà thơ xấu trai là Trương Tái, Tả Tư thấy vậy cũng học đòi làm theo, nhưng lại bị người đời xỉ vả, ném đá đến không thể ngóc đầu.

33437739027c4e4ea7f8bb1bb3bda34a th

Ảnh minh họa

Dù dung mạo xuất chúng nhưng cả đời Phan An chỉ cưới duy nhất một đời vợ. Có thể nói rằng ông chính là "ông tổ của chế độ một vợ một chồng". Khi vợ mất, ông tiếc thương vô cùng, viết chùm ba bài thơ Điệu Vong Thi dành tặng người vợ đã mất.

Cuối đời, do bị cuốn vào vòng xoáy chính trị, Phan An bị lôi ra tru di tam tộc, kết thúc cuộc đời một "hoa vương cổ đại" tài hoa nhưng bạc mệnh.

Tống Ngọc - Tài hoa nhưng không có duyên với chốn quan trường

2ea68da5913039ca04c7792acafd65eb

Ảnh minh họa

Tống Ngọc nổi tiếng là một mỹ nam tử có tài ăn nói. Chuyện kể rằng, Đăng Đồ Tử báo với Sở vương Tống Ngọc háo sắc, tuyệt đối không được để cho chàng đến hậu cung. Nghe được những lời ấy, Tống Ngọc đến trước Sở vương xin Sở vương phán xử xem thử ai mới là kẻ háo sắc. Tống Ngọc nói rằng:

Mỹ nữ trong thiên hạ, không đâu đẹp bằng gái nước Sở; mỹ nữ nước Sở không đâu đẹp bằng gái ở quê thần; mỹ nữ ở quê thần không đâu đẹp bằng cô gái ở cách vách nhà thần.

Cô gái cách vách nhà thần nếu thêm một phân thì quá cao, nếu bớt một phân thì quá thấp; thoa phấn vào thì trắng quá, thoa son vào thì đỏ quá. Chân mày như lông chim cao vút, da như tuyết trắng, eo thon, răng trắng. Giai nhân tuyệt đại như thế lại trèo tường nhìn thần suốt 3 năm, thế mà thần không hề động tâm, như vậy lẽ nào lại cho thần là kẻ háo sắc?

Ngược lại, Đăng Đồ Tử chẳng ra gì. Đăng Đồ Tử có vợ xấu, vợ ông ta đầu bù tóc rối, hai tai dị dạng, môi cong ra ngoài, hàm răng cao thấp không đều, bước đi tập tễnh, lại thêm lưng gù, toàn thân đầy ghẻ chốc. Đăng Đồ Tử rất thích bà ta, cùng với bà ta sinh 5 người con. Đại vương xem, chỉ cần là cô gái là Đăng Đồ Tử thích ngay, cho nên ông ta háo sắc hơn thần.

Không chỉ đẹp, Tống Ngọc còn có tài năng văn học trác việt, có địa vị cao quý trên văn đàn. Tác phẩm đại biểu "Cửu Ca" của ông có thể sánh với "Li Tao" của Khuất Nguyên. Có người cho rằng Tống Ngọc còn là người đầu tiên viết về kỹ nữ. Tác phẩm mà Tống Ngọc để lại có 16 thiên, duy chỉ có thiên "Cửu Biện" có thể khẳng định là do Tống Ngọc viết.

Nhưng mỹ nam tài sắc song toàn như thế lại là một đời sĩ đồ ảm đạm. Con người Tống Ngọc trên thực tế không phù hợp để làm quan cho nên cuối cùng ông rời khỏi triều đình, quay về lại quê nhà, sống hết đời người với cõi lòng tràn đầy tiếc hận.

Lan Lăng Vương - "Quỷ tướng quân" mang gương mặt tiên tử

lan lang vuong by claparo sans d81l1tu

Tranh minh họa

Cao Trường Cung nguyên tên Túc lại có tên là Cao Hiếu Quán, biểu tự Trường Cung, là một tướng lĩnh, hoàng thân nhà Bắc Tề, mỹ nam nổi tiếng trong lịch sử Trung Quốc. Dân gian thường gọi ông với vương hiệu là Lan Lăng vương.

prince of lanling lan ling wang

Tranh minh họa

Lan Lăng Vương sinh ra trong một gia đình có truyền thống mưu dũng. Vì có dung mạo đẹp tựa tiên tử, môi hồng răng trắng, không phù hợp với chiến trường, nên Lan Lăng Vương luôn đeo chiếc mặt nạ quỷ khi ra trận. Lan Lăng Vương khí chất, anh dũng, làm xiêu lòng không biết bao thiếu nữ, kể cả người chưa biết mặt chàng.

hqdefault

Đẹp trai lại tài giỏi, lại sinh ra trong một gia đình thanh thế võ nghệ gắn liền với chiến công bảo vệ giang sơn, cứ tưởng chàng sẽ có một cuộc đời đầy danh vọng, tiếng tăm cho đến khi xuôi tay nhắm mắt. Nhưng không, cuộc đời của Lan Lăng Vương cũng có một kết cục bi thảm không kém Phan An khi bị hoàng đế Cao Vỹ hiểu nhầm là có ý làm phản, nên chàng đã bị giết chết khi mới ở độ tuổi tam thập.

Vệ Giới - Quá nhiều người theo dẫn đến bị bệnh mà mất

edefd89c0bd0fa09a59bd2c156bcc2fb

Hình ảnh minh họa

Vệ Giới tự Thúc Bảo, người huyện An Ấp, quận Hà Đông, là danh sĩ, mỹ nam cuối đời Tây Tấn.

Sử sách ghi chép, từ nhỏ Vệ Giới có ngoại hình nổi bật hơn người, tết tóc trái đào, cưỡi xe dê vào chợ, người kinh đô kéo nhau đến xem, khen là "người ngọc". Cậu của Vệ Giới là Vương Tế ca ngợi: “Châu ngọc ở bên cạnh, nhận ra hình dáng mình xấu xí.”

ktt 21 7 my nam10 kienthuc wvce

Hình ảnh minh họa

Danh vọng của Vệ Giới trong giới Thanh đàm cực cao, người đương thời xếp ông vượt trên các danh sĩ Vương Trừng, Vương Huyền và Vương Tế, sánh với Nhạc Quảng, Vương Đôn thậm chí còn sánh ông với Hà Yến, Vương Bật.

Tuy vậy, Vệ Giới có cái chết vô cùng kỳ quặc, chết vì...đẹp. Tương truyền, trong một lần chàng đi du ngoạn, Vệ Vương Giới bị vô số cô gái đi theo "rình rập" ngày đêm. Điều này đã khiến mỹ nam bị làm phiền mà mấy ngày liền ăn ngủ không yên, được vài hôm thì sinh bệnh nặng mà qua đời. Đúng là không đùa được với fangirl, dù ở thời nào cũng thế.

timg

Tranh minh họa

Sau khi Vệ Giới mất, Tạ Côn thương khóc thảm thiết. Nhiều năm sau, Vương Đạo đề nghị cải táng cho chàng, nhằm lấy lòng các danh sĩ chạy nạn sang miền nam. Danh sĩ đời Đông Tấn là Lưu Đàm, Tạ Thượng cho rằng Vệ Giới ở tầm quá cao so với Đỗ Nghệ.

  • Bình luận
  • Lưu tin xem sau
  • Bình luận
  • Copy link
  • Chia sẻ facebook

Bình luận (0)

Trở thành người đầu tiên bình luận trong bài viết này.