• Về đầu trang
Chim Điên
Chim Điên

Mắc kẹt ở Nam Cực, bác sĩ phải... tự mổ ruột thừa cho chính mình

Độc lạ

Leonid Rogozov đã tham gia Cuộc Thám hiểm Nam Cực của Liên Xô lần thứ sáu năm 1960 - 1961. Anh là bác sĩ duy nhất tại Trạm Novolazarevskaya và cùng lúc đó cơn đau ruột thừa hoành hành, buộc anh phải thực hiện ca phẫu thuật sau này khiến cả thế giới phải trầm trồ ngưỡng mộ.

Năm 1961, Rogozov đã trú ngụ tại căn cứ mới được xây dựng của Nga ở Nam Cực cùng với 12 nhà thám hiểm, tại đây họ hoàn toàn bị cô lập với thế giới bên ngoài vì mùa đông cực bắc vào tháng 3 năm đó. Sáng ngày 29 tháng 4 năm 1961, Rogozov bị sốt cao, nôn mửa đi kèm những cơn đau dữ dội ở phần dưới bên phải bụng. Với cương vị là một bác sĩ, anh chẩn đoán ngay mình mắc phải chứng đau ruột thừa cấp tính.

"Anh thừa biết rằng muốn sống sót, anh phải trải qua ca phẫu thuật đau đớn" - một tờ báo Anh cho biết. "Nhưng anh ấy đang ở trong khu cận biên nằm ở Nam Cực. Việc chuyển đi là điều không thể. Và điều 'kinh dị' hơn nữa: anh là bác sĩ duy nhất trong đoàn". Rogozov đã viết trong nhật ký của mình, ban đầu anh định bỏ cuộc:

Có vẻ như tôi bị viêm ruột thừa rồi. Tôi giữ im lặng và thậm chí còn mỉm cười. Tại sao lại sợ hãi hả các bạn? Ai cần sự giúp đỡ chứ? Chỉ có những người thám hiểm, thuốc và một cái ghế trông giống như ghế nha sĩ.

Anh uống tất cả những loại thuốc có thể (thuốc kháng sinh, thuốc hạ sốt) nhưng tình trạng đau ruột thừa ngày càng tồi tệ hơn khi nhiệt độ cơ thể tăng cao, thường xuyên nôn mửa.

Tôi đã thức trắng đêm qua. Nó đau như quỷ! Giống như một cơn bão tuyết thổi qua tâm hồn tôi, tru tréo lên như hàng trăm con chó rừng. Tôi vẫn chưa cảm thấy ruột thừa bị vỡ nhưng cảm giác ngột ngạt bồn chồn bao trùm con người tôi... Tôi phải tìm ra cách duy nhất mà mình có thể: tự tay phẫu thuật cho bản thân... Điều này gần như bất khả thi... nhưng tôi không thể khoanh tay mà bỏ cuộc được.

Cuối cùng không còn sự lựa chọn nào khác nên Rogozov phải tự mình thực hiện ca phẫu thuật này.

Bắt đầu vào lúc 2 giờ rạng sáng ngày đầu tiên tháng Năm với sự trợ giúp của một người tài xế và một nhà khí tượng học. Hai người họ giúp anh đưa dụng cụ, cầm một tấm gương để Rogozov có thể quan sát thấy những góc bị khuất. Rogozov tự tiêm thuốc vào vùng bụng để gây mê cục bộ. Sau 15 phút, Rogozov rạch một đường 10-12 cm trên bụng mình ở vị trí ruột thừa. Theo ghi nhận của Leonid Rogozov, anh đã thấy một vết đen ở gốc của ruột thừa. Leonid Rogozov ước tính vết đen đó sẽ bị vỡ trong ngày hôm sau nếu không được giải phẫu kịp thời. Sau khi 30 - 40 phút trôi qua, anh phải dừng cuộc phẫu thuật vì kiệt sức và chóng mặt. Tuy nhiên sau khi nghỉ ngơi ít phút, vị bác sĩ này cắt bỏ thành công khúc ruột thừa đáng ghét kia. Ca phẫu thuật kéo dài 1 tiếng 45 phút đã khép lại.

Anh đã nhờ một tài xế và một nhà khí tượng học làm trợ lý bất đắc dĩ trong ca phẫu thuật lịch sử này.

Tôi mổ mà không đeo găng tay. Rất khó để có thể quan sát. Chiếc gương giúp ích khá nhiều nhưng nó cũng gây một số cản trở, vì mọi thứ tôi thấy đều bị đảo ngược. Tôi xử lý chủ yếu dựa vào cảm giác. Máu chảy rất nhiều, nhưng tôi có thể kiểm soát được thời gian và tôi cố gắng hoàn thành mọi thứ thật chắc chắn... Tôi cảm thấy yếu dần và đầu tôi bắt đầu xoay mòng mòng. Mỗi 4-5 phút tôi nghỉ ngơi trong 20-25 giây. Vào cái khoảnh khắc tồi tệ nhất là tôi phải cắt bỏ ruột thừa, tim tôi thắt nghẹn lại và tôi phải phân định rõ ràng; bàn tay tôi cứ như cao su ấy. Trong lúc ấy tôi nghĩ rằng ca phẫu thuật sẽ kết thúc khá tệ. Và những gì còn lại là phải loại bỏ phần ruột thừa đi... Rồi tôi nhận ra, mình đã được cứu sống.

Năm ngày sau khi uống thuốc giảm đau, nhiệt độ cơ thể của Rogozov trở lại bình thường, 7 ngày sau rút chỉ phẫu thuật. Anh tiếp tục quay lại làm việc tại trạm nghiên cứu sau 2 tuần nghỉ ngơi. Ca tự phẫu thuật này đã giành được sự thán phục của Liên Xô thời điểm đó. Năm 1961, anh được trao tặng Huân chương Cờ đỏ Lao động.

"Đó là một điều bình thường như bao việc khác". Anh Rogozov khi được hỏi về những gì mình đã trải qua.

Ca mổ của vị bác sĩ này trở thành ví dụ điển hình về sự quyết tâm và ý chí chiến đấu sống còn. Trong mấy năm sau đó, Rogozov từ chối tất cả hành động tôn vinh bản thân mình. Anh thường trả lời với một nụ cười rằng: "Đó là một điều bình thường như bao việc khác".

Tháng 10 năm 1962, Leonid Rogozov trở lại Leningrad và bắt đầu làm việc tại một trường trung học. Tháng 9 năm 1966 ông làm báo cáo luận án tiến sĩ về nhãn khoa. Một thời gian dài ông làm bác sĩ tại nhiều bệnh viện ở Leningrad. Từ năm 1986 đến năm 2000, ông công tác tại Viện nghiên cứu Pulculology Tubercular ở Saint Petersburgvới công việc đứng đầu bộ phận phẫu thuật tại đây. Leonid Rogozov qua đời vào năm 2000, hưởng dương 66 tuổi, do bị ung thư phổi. Mộ phần ông hiện ở nghĩa trang Kovalovskom thuộc Saint Petersburg, Nga.

Theo: RHP
  • Bình luận
  • Lưu tin xem sau
  • Bình luận
  • Copy link
  • Chia sẻ facebook

Bình luận (0)

Trở thành người đầu tiên bình luận trong bài viết này.