• Về đầu trang
Raven Le
Raven Le

Cùng nhiếp ảnh gia Việt khám phá Nghĩa trang Okunoin - Thánh địa linh thiêng nhất Nhật Bản

Nhiếp ảnh

Okunoin (奥の院) phiên âm Hán Việt là "Úc Viện", có nghĩa là trang viện của những điều sâu xa, thầm kín. Mặc dù được gọi là nghĩa trang, thế nhưng nơi đây chỉ an táng duy nhất hài cốt của một người là thầy Không Hải (hay còn gọi là Không Hải Thần Tăng hoặc Hoằng Pháp Đại Sư). Ông chính và vị cao tăng nổi tiếng nhất nước Nhật, có công lớn lập ra chi phái Phật giáo Chân ngôn tông của Nhật Bản.

Lúc sinh thời, thầy Không Hải được Thiên Hoàng ban tặng cho vùng núi Koya (Cao Dã) để mở đạo trường, tu tập và phát triển Phật giáo Nhật Bản lên một tầm cao mới. Sau khi viên tịch, thầy Không Hải được thờ phượng trong một ngôi đền nhỏ gọi là Ngự Miếu (Gobyo).

Trên con đường khoảng 2km đi từ cây cầu đầu tiên của khuôn viên Okunoin (Ichi no hashi) đến Ngự Miếu có khoảng 500.000 bài vị và bia mộ ghi tên của những danh nhân, tướng quân, quý tộc, quan chức, học giả, tăng ni...những nhân vật quan trọng trong lịch sử Nhật Bản, tất cả họ đều muốn được ở gần thầy Không Hải sau khi chết để được cứu rỗi, được bình yên.

1

Ngoài 500.000 bia mộ, còn có hơn 10.000 đèn lồng được thắp mỗi ngày, rất nhiều trong số đó thuộc về những nhân vật nổi tiếng vĩ đại trong lịch sử nước Nhật như Oda Nobunaga hay những nhà sáng lập của Kirin, Nissan, Toyota.

2

Những chiếc đèn lồng phải nói là tinh xảo tuyệt đối cộng với lớp rêu phong tự nhiên làm tăng vẻ huyền bí.

3

Những ngôi tượng như thế này có ở khắp nơi, và có vẻ không chỉ là sắp xếp ngẫu nhiên. Vậy nên quãng đường 2km với 500.000 bia mộ nhưng cứ mỗi bước chân là lại phát hiện ra 1 chi tiết thú vị.

4

Dĩ nhiên có thể đi dạo vào ban ngày, nhưng phần lớn du khách và người tu hành lựa chọn buổi chiều tối hoặc sáng sớm, phần vì ánh sáng chạng vạng lúc đấy cộng với tiếng gió, tiếng côn trùng, gần như đưa con người ta vào 1 cảm giác bình yên tuyệt đối.

5

Chiếc cầu bắc qua lăng mộ của ngài Kobo Dashi, với 37 bài vị tương trưng cho 37 vị đại trụ trì của vùng thánh địa này.

6

Nghi lễ dâng đồ ăn - Kobo Dashi mất đã lâu, nhưng người ta cho rằng ông chỉ bước vào một giai đoạn thiền tịnh vĩnh hằng, vậy nên hằng ngày các sư sãi vẫn chuẩn bị 2 bữa cơm dâng lên cho ngài với đầy đủ nghi thức trang nghiêm nhất. Rất khó diễn tả được cái cảm giác thiêng liêng và kính cẩn của nghi lễ đặc biệt này, nhất là giữa 1 không gian tuyệt đối huyền bí.

7

2 vị sư trẻ sẽ khiêng mâm đồ ăn dâng cho ngài Không Hải vào 6h và 10h mỗi sáng. Mâm đồ ăn hoàn toàn là chay tên là shojin ryori. Tuy chỉ là đồ chay nhưng những món này được nâng lên 1 tầm nghệ thuật cao cấp, 1 bữa ăn cần hài hoà giữa tất cả màu sắc và gia vị, thể hiện sự cân bằng trong vạn vật.

8

Sảnh điện vĩnh hằng, với 5000 chiếc đèn lồng tương truyền là chưa bao giờ tắt.

9

10

Mỗi sáng, người gác điện sẽ tắm ở dòng suối trước điện thờ ngoài. Nhiệt độ lúc này là -5 độ.

11

12

Vị sư trụ trì thánh điện ra về lúc chiều tối.

13

Một trong những thú vui đặc biệt nhất của Koyasan là ở lại trong chùa trên núi, với 53 ngôi chùa từ bình dân (3.000.000VND/đêm) đến những ngôi chùa linh thiêng nhất, cổ xưa nhất (10.000.000VND/đêm), du khách sẽ được trải nghiệm chất Nhật Bản chân thật nhất như bước ra từ những thước film thời Edo. Đây mới là những trải nghiệm homestay đúng nghĩa khi mà khách sẽ ở phòng chiếu cói tatami, mặc yukata, ăn chay và tham gia cầu kinh vào buổi tối cùng sư sãi.

14

Cánh cửa kéo ở Chánh điện, dát vàng, vô cùng tinh xảo, được xem là báu vật quốc gia.

15

Cổng tori mini, dẫn vào 1 ngôi đền nhỏ thờ thần Izumi (thần cáo) cực kì dễ thương.

16

17

18

19

20

21

22

23

24

25

unesco world heritage koya san map

Khu vực núi Koya (Cao Dã Sơn) bao gồm cả khu phức hợp gồm nghĩa trang Okunoin, đền thờ nơi Không Hải Thần Tăng thiền tịnh và một số công trình khác như Đàn Thượng Già Lam (Danjougaran), Căn Bản Đại Tháp (Konpon Daitou) - ngôi chùa theo học thuyết Chân ngôn tông và Kim Cương Phong Tự (Kongoubuji) đều được Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên Hiệp Quốc (UNESCO) công nhận là di sản thế giới.

Hình ảnh và mô tả được sử dụng với sự cho phép của nhiếp ảnh gia Nguyễn Thành Luân.

Theo: Facebook Nguyễn Thành Luân
  • Bình luận
  • Lưu tin xem sau
  • Bình luận
  • Copy link
  • Chia sẻ facebook

Bình luận (0)

Trở thành người đầu tiên bình luận trong bài viết này.