• Về đầu trang
Spock
Spock

Lần lại lịch sử qua 20 bức ảnh có sức ảnh hưởng lớn nhất mọi thời đại (Phần 1)

Lịch sử

Loạt ảnh động về con ngựa (The Horse in Motion)

Chụp bởi Eadweard Muybridge, năm 1878

Khi một con ngựa phi nước đại, liệu cả cơ thể hay chỉ một phần của nó sẽ ở trên không trung? Với nhiếp ảnh gia Eadweard Muybridge câu hỏi trên đã được ông trả lời vào năm 1878. Trong ngôi nhà của Thống đốc bang California lúc đó là Leland Stanford, ông đã dựng 12 chiếc camera theo hàng ngang để bắt được chuyển động trong từng bước chạy của con ngựa.

time 100 influential photos eadweard muybridge horse motion 7

Khi con ngựa tăng tốc trên đường chạy, nó liên tục vấp phải các sợi dây nối những camera lại với nhau, và cho ra loạt 12 ảnh liên tiếp nói trên. Khi xem lại từng bức hình, Muybridge mới thấy rằng, con vật đã hoàn toàn ở trong không trung, chỉ có phần móng giáp đất trong một khoảnh khắc rất ngắn. Vào năm 1878, thí nghiệm của Muybridge đã tạo ra bước đột phá mới trong nhiếp ảnh, giúp người chụp có thể hình dung được cả chuyển động của vật thể trong bức ảnh, chứ không phải luôn ở dạng tĩnh. Hơn nữa, đây cũng chính là tiền đề cho ngành phim ảnh động, phát triển hết sức rực rỡ sau này.

Cô bé nhà máy sợi (Cotton Mill Girl)

Chụp bởi Lewis Hine, năm 1908

Người chụp bức ảnh này nhiếp ảnh gia điều tra cho Ủy ban Lao động Trẻ em Quốc gia, Lewis Hine đã thay đổi hoàn toàn cái nhìn của người dân Mỹ với nạn lạm dụng lao động trẻ em. Trong quá trình thâm nhập vào những công xưởng dệt sợi, hầm mỏ than, xưởng giết mổ thịt từ Massachusetts đến Nam Carolina, ông đã ghi lại điều kiện làm việc cực nhọc, khổ sở của hơn 2 triệu lao động trẻ em.

time 100 influential photos lewis hine girl worker carolina cotton mill 13

Chân thực đến rùng mình, bức ảnh về những đứa trẻ chạy lẽo đẽo bên chiếc máy dệt khổng lồ như kẻ mất hồn đã khiến cho toàn bộ công chúng bị kích động mạnh. Nổi bật nhất trong đó, phải kể đến bức ảnh cô bé Sadie Pfeifer mà ông đã chụp vào tháng 11 năm 1908, “một trong nhiều đứa trẻ đang làm việc” tại một nhà máy dệt ở Lancaster, Nam Carolina. Trong 10 năm sau đó (1910 - 1920), số lượng lao động trẻ em đã giảm một nửa và nhiều quyền của trẻ em đã được thêm vào.

Bữa trưa trên nóc nhà chọc trời (Lunch Atop a Skyscraper)

Không rõ người chụp, năm 1932

Khác với sự lo lắng của người xem, 11 người đàn ông trong ảnh lại đang tận hưởng khoảnh khắc tự do của mình khi ngồi vắt vẻo, ăn trưa và tán gẫu với nhau trên một thanh sắt dài ở độ cao 256m so với mặt đất.

time 100 influential photos lunch atop skyscraper 19

Bức ảnh trên được chụp tại tầng 69 của tòa nhà RCA (nay là Tòa nhà GE), và là một phần của chiến dịch quảng cáo cho khu phức hợp nhà chọc trời khổng lồ của thành phố New York. Hiện nay, danh tính của người đã thực hiện bức ảnh nói trên vẫn còn là một điều bí ẩn, bởi trong ngày hôm đó, các nhiếp ảnh gia Charles C. Ebbets, Thomas Kelley và William Leftwich đều có mặt tại nơi bối cảnh chụp.

Vào thời Đại khủng hoảng, bức ảnh như một lời nhắc nhở về sức mạnh và tham vọng của nền kinh tế Mỹ trong những thời khắc khó khăn nhất. Hiện nay, bức ảnh mang đầy tính biểu tượng này là điều đầu tiên khi người ta nghĩ đến thành phố New York, một nơi mà với sự dũng cảm, những giấc mơ hoang đường nhất đều có thể thành sự thật.

Hitler tại một cuộc mít tinh của Đảng Quốc xã (Hitler at Nazi Party Rally)

Chụp bởi Heinrich Hoffmann vào năm 1934

2ff77daa40af5b4634344c468394e4f1

Bức ảnh nói trên được Hoffmann, một nhiếp ảnh gia tuyên truyền của Đức Quốc xã chụp lại vào ngày 30 tháng 9 năm 1934, tại Ngày hội Thu hoạch Bückeberg, nơi hàng ngàn người ủng hộ vẫy cờ hoa, bày tỏ sự tôn sùng với Đảng Quốc xã. Những hình ảnh này sau đó được Hitler sử dụng trên các băng quảng cáo của Đức Quốc xã và bộ phim Leni Riefenstahl để tuyên truyền về chủ nghĩa cực đoan của mình, kích động lòng tự tôn dân tộc của người Đức sau thất bại trong Chiến tranh thế giới thứ nhất và khủng hoảng kinh tế nghiêm trọng trong năm 1939. Khi nhìn lại bức ảnh này, ta mới thực sự rùng mình khi thấy chính những tấm hình tưởng chừng như vô hại nhưng lại có thể đẩy cả quốc gia và thế giới vào lò lửa chiến tranh.

Người mẹ nhập cư (Migrant Mother)

Chụp bởi Dorothea Lange vào năm 1936

Khi nhiếp ảnh gia Dorothea Lange lái xe qua khu vực phía bắc Los Angelas trên đường đến Cơ quan Tái định cư Quốc gia, khu tái định cư Pea Pickers Camp đã níu bà dừng chân ở lại. Tại đây, bà đã gặp Frances Owens Thompson, một người mẹ 32 tuổi thất nghiệp đã bán lốp xe của mình để mua thực phẩm cho các con, cùng với nguồn đạm ít ỏi từ những con chim mà họ bẫy được gần đó.

time 100 influential photos dorothea lange migrant mother 23

Với chiếc máy ảnh 4x5 Graflex của mình, bà đã chụp lại ánh mắt lo lắng, nhìn vào tương lai bấp bênh phía trước của người phụ nữ nghèo khổ bỏ cả quê hương của mình khi mùa màng đói kém. Trong số 160.000 hình ảnh mà Lange và các nhiếp ảnh gia khác cho Cơ quan Tái định cư Quốc gia, đây chính là bức ảnh nổi bật nhất về một đất nước đang quằn quại trong đói khổ.

Ngày thứ Bảy đẫm máu (Bloody Saturday)

Chụp bởi H.S. Wong vào năm 1937

Trong thời kì mà chủ nghĩa đế quốc lên ngôi, rất nhiều quốc gia châu Âu đã xác lập xong sự thống trị của mình tại châu Á. Tuy nhiên, với nhiều người Mỹ lúc đó, nơi đây vẫn là một vùng đất xa lạ trong tâm tưởng. Nhưng mọi thứ đã thay đổi bức ảnh về các nạn nhân của một cuộc tấn công bằng bom ngày 28 tháng 8 năm 1937 đã thay đổi nhận thức của tất cả bọn họ.

bloody saturday a crying chinese baby amid the bombed out ruins of shanghais south railway station 1937 1

H.S. Wong, một nhiếp ảnh gia cho tờ Newsstel Hearst Metrotone là người đã trực tiếp chứng kiến sự phá hủy tàn khốc của chiến tranh trên đường đến ga phía Nam thành phố Thượng Hải. Giữa lúc đó, Wong thấy một em bé Trung Quốc đang khóc trước xác người mẹ chết ở một đường ray gần đó. Ngay sau khi chụp xong tấm ảnh, Wong đã cố gắng đưa cậu bé đến một nơi an toàn, nhưng rồi bố đứa trẻ đã chạy đến và mang cậu bé đi.

Hình ảnh xúc động này của Wong sau đó đã được gửi về New York và được hơn 136 triệu người biết đến. Đối với nhiều người, đây chính là đại diện cho tình cảnh của Trung Quốc và sự tàn ác của quân đội Nhật Bản, biến nó thành một trong những hình ảnh thời sự mạnh mẽ nhất mọi thời đại. Bức hình cũng đã tạo nên làn sóng phản đối chiến tranh ở những nước Anh, Pháp, Mỹ và góp phần đưa nước Mỹ vào cuộc chiến.

Cờ tung bay trên nóc tòa nhà Quốc hội Đức (Rising Flag over the Reichstag)

Chụp bởi Yevgeny Khaldei vào năm 1945

"Đây là những gì tôi đã trông đợi trong suốt 1.400 ngày," nhiếp ảnh gia Ukiane Yevgeny Khaldei đã phải thốt lên như thế khi nhìn thấy đống tàn tích của Berlin vào ngày 2 tháng 5 năm 1945. Sau bốn năm chiến đấu và chụp ảnh ở khắp các chiến trường Đông Âu, người lính Hồng quân này đã vào đến sào huyệt của Đức Quốc xã với chiếc máy đo khoảng cách Leica III và một lá cờ Liên Xô lớn mà chú của Khadlei đã may từ một tấm khăn trải bàn đỏ. Chỉ hai ngày trước khi Khadlei, cùng ba người lính khác trong đoàn đặt chân đến Tòa nhà Quốc hội Đức và làm nên tấm ảnh để đời này, Adolf Hitler đã tự tử dưới boongke trú ẩn của hắn.

time 100 influential photos yevgeny khaldei raising flag reichstag 36

Nhìn vào chiếc máy ảnh của mình, người lính này đã biết rằng, mình đã có cho mình một bức ảnh mà ông hằng ao ước: “Tôi đã rất phấn khích.” Khi in ấn, phần khung cảnh phía sau của bức ảnh đã được ông chỉnh sửa với nhiều sương mù và sậm hơn, để làm nổi bật lá cờ Liên Xô. Ngay khi được xuất bản trên các tạp chí, bức hình đã ngay lập tức trở thành một biểu tượng cho tinh thần ái quốc và lòng tự tôn dân tộc.

Cùng với bức ảnh trên, năm 1945 cũng ghi nhận thêm hai hình ảnh đầy đặc biệt khác, đó là cột khói hình nấm trên bầu trời Nagasaki và nụ hôn của người lính Mỹ trong ngày chiến thắng.

time 100 influential photos lieutenant charles levy mushroom cloud nagasaki 37

Cột bom hình khói trên bầu trời Nagasaki

time 100 influential photos alfred eisenstaedt v j day times square 38

Nụ hôn ngày chiến thắng ở Quảng trường Thời đại

Birmingham, Alabama

Chụp bởi Charles Moore vào năm 1963

time 100 influential photos charles moore birmingham alabama 52

Đôi khi, chính hình ảnh lại chính là tấm gương phản chiếu chân thực nhất của lịch sử. Vào mùa hè năm 1963, thành phố Birmingham luôn sôi sục trong phong trào đòi bình đẳng của người da màu. Trong những thời khắc đó, một nhiếp ảnh gia của tờ Montgomery Advertiser and life là Charles Moore đã ghi lại hình ảnh quan trọng nhất. Đó là khi một chú cảnh khuyển xông vào tấn công một người biểu tình da màu. Ngay lập tức, bức hình đã khiến cho thế giới quan của Moore và hàng triệu người khác thay đổi: xóa bỏ sự phân biệt không chỉ giúp tác động đến văn hóa, mà còn khôi phục lại nhân tính trong con người.

Nhà sư tự thiêu (The Burning Monk)

Chụp bởi Malcolm Browne vào năm 1963

Vào tháng 6 năm 1963, hầu hết người Mỹ đều không biết Việt Nam nằm ở đâu trên bản đồ. Nhưng ngay sau khi nhiếp ảnh gia của Associated Press, Malcolm Browne chụp lại khoảnh khắc hòa thượng Thích Quảng Đức tự thiêu trên đường Sài Gòn, cái tên Việt Nam đã ngay lập tức in hằn trong tâm trí họ. Theo yêu cầu của tòa báo, Browne phải ghi lại thái độ của người dân Nam Việt Nam trước chiến dịch chống Phật tử của chế độ của Tổng thống Ngô Đình Diệm. Trong một ngày ở Sài Gòn, ông nhìn thấy có hai vị sư đặt một người đàn ông cùng hai thùng xăng lớn ở ngay trên đường. "Ngay khi biết chuyện gì đang diễn ra, tôi đã lấy máy ảnh và chụp lại ngay tại chỗ" Browne trả lời sau đó.

ap browne 07

Bức hình về vị đại sư tĩnh tâm thiền ngay cả khi ngọn lửa bao trùm lấy ông đã giúp nhiếp ảnh gia này đoạt giải báo chí Pulitzer năm đó. Hành động tử vì đạo của hòa thượng Quảng Đức nói trên cũng bắt đầu cho sự phản kháng mạnh mẽ sau này của người dân với chế độ Sài Gòn, và Tổng thống Kennedy sau đó cũng phải nhận xét, "Không có bức ảnh tin tức nào trong lịch sử lại đem đến nhiều cảm xúc trên khắp thế giới như thế."

Cậu bé bạch tạng, Biafra (Albino Boy, Biafra)

Chụp bởi Don McCullin vào năm 1969

Bây giờ, hầu như không còn ai nhớ đến Biafra, một quốc gia nhỏ bé ở miền tây châu Phi tuyên bố độc lập khỏi miền nam Nigeria năm 1967 và bị sáp nhập trở lại chỉ ba năm sau đó. Nhưng nỗi đau chiến tranh để lại như chết chóc, nạn đói đã được gói gọn lại tấm ảnh của nhiếp ảnh gia Don McCullin về một đứa trẻ bạch tạng 9 tuổi người Biafra. “Một đứa trẻ Biafra chết đói đã khiến ta đau khổ, nhưng nếu là một đứa trẻ bạch tạng, thì thật không còn một lời lẽ nào có thể miêu tả được,” McCullin viết.

time 100 influential photos don mccullin albino boy biafra 63

Bức ảnh đã tạo được một ảnh hưởng sâu sắc đến ý kiến ​​công chúng, khiến chính phủ nhiều nước cũng phải hành động trong việc cung cấp thực phẩm và những hỗ trợ nhân đạo khẩn cấp. Bên cạnh bức hình, di sản mà McCullin để lại cho thế giới còn to lớn hơn thế rất nhiều: ông và các nhân chứng khác trong cuộc xung đột đã truyền cảm hứng để tổ chức nhân đạo Doctors Without Borders, chuyên cung cấp hỗ trợ y tế khẩn cấp cho những người bị chiến tranh, dịch bệnh và thiên tai ra đời.

Theo: TIME
  • Bình luận
  • Lưu tin xem sau
  • Bình luận
  • Copy link
  • Chia sẻ facebook

Bình luận (0)

Trở thành người đầu tiên bình luận trong bài viết này.