• Về đầu trang
Chymmee
Chymmee

Những dấu hiệu cho thấy bạn đang mắc chứng 'sợ' hạnh phúc

Khám phá

Có khi nào bạn cảm thấy nghi ngờ khi có những sự việc diễn ra cực kì êm thấm và giống hệt như bạn tưởng tượng? Rất nhiều người trong chúng ta đã trải qua cảm giác này nhưng thay vì cảm thấy may mắn, vài người lại cho rằng đây là một điềm gở.

Những người luôn cảm thấy sợ hãi hoặc bất an về những niềm hạnh phúc mà họ được hưởng có khả mắc phải chứng bệnh tên Cherophobia. Tên gọi này xuất phát từ tiếng Hy Lạp, "chairo" ý chỉ hành động tận hưởng hạnh phúc. Ngắn gọn, người mắc Cherophobia thường sợ hãi những cuộc vui và tìm cách tránh né chúng.

Đây không phải là căn bệnh bao gồm những hành động đáng sợ, nó chỉ là nỗi sợ rằng khi bạn trở nên vô lo, thoải mái và tận hưởng thì sẽ có chuyện tồi tệ xảy ra.

Cherophobia là từ không được sử dụng nhiều và khó để định nghĩa chuẩn xác. Đây cũng không phải bản chỉnh sửa mới nhất trong cuốn Sổ tay Chẩn đoán và Thống kê các loại Rối loạn tâm thần, tái bản lần 5 (DSM-5). Nhưng theo Healthline, một vài chuyên gia y học đã phân loại Cherophobia vào danh mục Rối loạn lo âu.

Những người mắc Cherophobia không phải lúc nào cũng buồn, họ chỉ đơn giản muốn tránh các sự kiện và hoạt động khiến họ cảm thấy hạnh phúc mà thôi.

Theo Healthline, một số những triệu chứng mà người bệnh có thể gặp bao gồm:

  • Lo lắng khi được mời tới dự một buổi gặp mặt.
  • Bỏ qua những cơ hội đổi đời vì lo sợ điều không may sẽ xảy ra.
  • Từ chối tham gia các cuộc vui.
  • Mang trong mình suy nghĩ rằng niềm hạnh phúc luôn mang tới những rủi ro.
  • Cho rằng niềm hạnh phúc sẽ biến mình thành người xấu.
  • Luôn tin rằng thể hiện niềm hạnh phúc ra bên ngoài sẽ gây hại cho gia đình và bạn bè.
  • Tự chắc chắn rằng cố gắng tìm hạnh phúc là việc vô ích và phí thời gian.

Trong một bài đăng trên Psychology Today, bác sĩ tâm thần Carrie Barron đã bàn luận về một số nguyên nhân có thể gây nên chứng sợ hạnh phúc:

"Có rất nhiều điều đáng để nói về câu chuyện tìm kiếm những niềm hạnh phúc cho riêng mình, đặc biệt là trong xã hội hiện nay. Có thể hơi bất thường khi ai đó lại mang trong mình nỗi sợ về thứ cảm xúc tích cực này.

Nếu nỗi sợ này bắt nguồn từ những trải nghiệm thời ấu thơ thì căn bệnh này dường như phổ biến hơn chúng ta nghĩ rất nhiều."

"Đó là khi chúng ta cảm thấy hoàn toàn vô vọng, nó dẫn tới những sự lo âu và đề phòng thái quá khi tham gia các hoạt động xã hội và cảm thấy rằng những niềm hạnh phúc dù có xảy ra cũng không thể kéo dài.

Sợ hạnh phúc không hẳn là luôn sống trong buồn bã. Trong trường hợp của tôi, những chấn thương tâm lý đã gây nên chứng bệnh này. Tôi thậm chí cảm thấy vô cùng khó khăn để thực hiện các hoạt động đơn giản như ăn mừng một chiến dịch thành công hay hoàn thành một công việc phức tạp.

Điều trị bệnh sợ hạnh phúc và điều trị trầm cảm đôi khi cũng bị nhầm lẫn với nhau."

Bác sĩ còn chia sẻ thêm rằng bước đầu tiên để điều trị là nhìn sâu vào quá khứ để soi lại khoảng thời gian khi bạn còn vui chơi và yêu đời hết mình mà không vướng bận điều gì hết rồi sau đó tìm những hạt nhân gây nên chứng sợ hạnh phúc của bạn.

Việc thay đổi cách nghĩ sẽ góp phần làm đẩy lùi chứng sợ hạnh phúc. Nếu bạn nghĩ rằng mình đang mắc phải chứng bệnh này, đây có thể là do tiềm thức bạn tự động dựng nên một bức tường thành vững chắc để bảo vệ bạn khỏi những điều tương tự như những chấn thương tâm lý hoặc các vấn đề bạn từng gặp trong quá khứ.

Có lẽ sẽ mất nhiều thời gian để vượt qua những vấn đề bạn gặp phải với căn bệnh này. Nhưng với những sự điều trị hợp lý và kịp thời thì kết quả sẽ rất đáng mừng bởi bạn có thể tận hưởng niềm hạnh phúc xung quanh mình từng giây phút.

Theo: independent
  • Bình luận
  • Lưu tin xem sau
  • Bình luận
  • Copy link
  • Chia sẻ facebook

Bình luận (0)

Trở thành người đầu tiên bình luận trong bài viết này.