• Về đầu trang
Neko Punch
Neko Punch

Những kiếp người cô độc nhất lịch sử (P2): Lạ nhất là kẻ chọn 'lạc trôi' ngoài vũ trụ để khỏi phải nói chuyện với đồng nghiệp

Khám phá

6. Fernão Lopes

Fernão Lopes là một người lính Bồ Đào Nha sống vào thế kỷ 16, tên ông có lẽ đã không được ghi vào sử sách nếu không vì cuộc sống như trong phim của mình. Là một người lính tham gia vào cuộc chinh phạt Goa, ông được giao nhiệm vụ canh gác đồn trú của Bồ Đào Nha. Những người ở đây sớm bị tấn công nhưng đã có nhiều người đào thoát được. Khi đợt lính Bồ Đào Nha tiếp theo đến, Lopes đã bị trói lại và mũi, tai, cánh tay phải và ngón tay cái bên trái của ông đều bị chặt. Lopes sau đó được vua ân xá nhưng trên đường trở về Bồ Đào Nha, nhưng ông đã nhảy tàu xuống hòn đảo hoang vắng Saint Helena ở giữa Đại Tây Dương.

Saint Helena lúc đó không có người ở nhưng tàu bè thỉnh thoảng vẫn ghé qua để lấy nước ngọt và để lại đồ tiếp tế cho các chuyến trở về. Lopes dựng chỗ trú trong một hang động nhỏ để trốn những con tàu đi qua. Khi một đoàn thuyền phát hiện ra Lopes, ông đã có một người bạn bất đắc dĩ:

Con tàu khởi hành, và khi những cánh buồm đang được giương ra thì một con gà trống rơi xuống biển, những con sóng đưa nó vào bờ và Lopes bắt nó lại, cho nó ăn những hạt gạo từ các thùng tiếp tế.

Lopes sống một mình trong mười năm trước khi trở về châu Âu. Tại đây, Giáo hoàng đã tha thứ cho ông vì chuyển sang đạo Hồi và ban cho ông điều ước cuối cùng – được trở về Saint Helena. 20 năm sau khi bắt đầu cuộc sống lưu lạc của mình, Lopes đã qua đời tại Saint Helena, hòn đảo nơi ông bắt đầu cuộc sống cô độc.

7. Marguerite de la Rocque

Có rất nhiều nơi thích hợp để sống một cuộc sống xa lánh loài người hơn hòn đảo với cái tên The Isle of Demons, nhưng đây vẫn là lựa chọn của nữ quý tộc Pháp thế kỷ 16 Marguerite de la Rocque trong nhiều năm liền. Sinh ra trong một gia đình tri thức và giàu có, quyền sở hữu tài sản gia đình của cô được chia sẻ với một người họ hàng tên Jean-Francois de Roberval. Nhưng Roberval dường như không muốn chia sẻ. Roberval được phong thống đốc của một khu vực mang tên Tân Pháp. Sau khi được phong làm thống đốc, Roberval lên thuyền và tiến về phía Tân Thế Giới, ông đã đưa Marguerite đi cùng.

Khi họ tới Mỹ, Marguerite đã bị bỏ rơi lại trên Đảo Quỷ. Một số người kể lại câu chuyện này cho biết Roberval sợ bị tai tiếng vì Marguerite mang thai với một trong những hành khách trên chuyến tàu của Roberval. Những người khác nói do Roberval muốn toàn quyền kiểm soát vùng đất ông vốn phải chia sẻ với Marguerite. Nhưng dù lý do có là gì, thì Marguerite, người yêu của cô, cùng một người giúp việc đã bị bỏ lại trên đảo. Không lâu sau đó, người yêu Marguerite, cô hầu gái, sau đó là đứa con của Maguerite đã qua đời. Nhưng Marguerite vẫn sống sót. Trong vòng hai năm, cô đã cố gắng sống cho tới khi được giải cứu bởi một thuyền đánh cá.

Roberval đã không phải chịu hậu quả cho hành động của mình nhưng cuối cùng đã bị một đám đông giận dữ đập chết bởi những chính sách về tôn giáo của ông.

8. Tom Neale

Hầu hết những người còn sót lại trên một hòn đảo xa lánh thường bị như vậy sau một vụ đắm tàu hoặc cố tình bị bỏ lại bởi một đoàn thuyền giận dữ. Tom Neale là một trong số ít những người chủ động theo đuổi sự cô lập bằng cách chuyển đến sống tại một hòn đảo không có người ở. Ông đã dành rất nhiều thời gian trong Hải quân tham quan Thái Bình Dương trước khi đi khám phá những hòn đảo ở quê hương kỹ càng hơn. Cuộc đời ông đã hoàn toàn thay đổi khi nghe những câu chuyện về một đảo san hô tên Suwarrow.

Vào năm 1952, ông thuyết phục một con tàu đi ngang qua Suwarrow cho ông quá giang đến đó, sau đó thả ông xuống cùng ít đồ dùng và hai con mèo của ông. Khi người dân ở đó nghe về kế hoạch của ông, họ đã đề nghị giúp đỡ bằng cách quyên tặng những thiết bị ông cần. Một số phụ nữ đã ngỏ ý muốn đi cùng ông nhưng ông lịch sự từ chối lời đề nghị của họ.

Neale ở lại đảo vài năm nhưng vì thường xuyên bị đau lưng nên ông phải ra đi để tìm cách chữa trị. Neale có trở về hòn đảo sau khi hồi phục, nhưng đây là thời gian lặn tìm ngọc trai đã trở nên phổ biến, và hòn đảo thường xuyên có những thợ lặn ngọc trai. Hòn đảo không còn cảm giác cô độc như ông muốn nữa. Cũng trong thời gian này, Neale nhận ra một sự thật khá mất lòng về cuộc sống cô độc trên đảo:

Tôi nhận ra rằng nếu tôi chết thì sẽ chết một mình, xung quanh không ai thương tiếc hay quan tâm. Và tôi không thích điều đấy lắm.

Khi quay trở lại sống một cuộc sống bình thường, Neale cũng không thể thích nghi được. Ông thấy cuộc sống hiện đại gây cho ông khá nhiều phiền nhiễu. Vào năm 1967, ông trở lại Suwarrow, tiếp tục sống cô độc thêm mười năm nữa trước khi bị ung thư dạ dày và qua đời.

9. Thomas Silverstein

Biệt giam là một cách giam tù nhân với mục đích bảo vệ những người khác trong nhà tù. Đây cũng được xem là một hình thức phạt để buộc mọi người phải cư xử tốt hơn. Thomas Silverstein đã trở thành một huyền thoại của hệ thống tư pháp Mỹ với thành tích 36 năm cuộc đời bị biệt giam. Nhiều người nói ông hoàn toàn xứng đáng phải chịu hình phạt này, và cũng có những người khác cho rằng đây là một biện pháp không cần thiết và quá tàn nhẫn.

Ban đầu, ông vào tù vì một vụ cướp chỉ mang lại cho ông vài trăm USD, nhưng một khi đã bước vào sau song sắt, ông sẽ không bao giờ có cơ hội bước ra. Tại đây, Silverstein gia nhập băng Aryan Brotherhood of White Nationalists, tham gia một số vụ giết hại các tù nhân khác. Vì những hành vi này, ông nhận được bản án chung thân. Sau khi sát hại một sĩ quan nữa, Silverstein bị biệt giam và tước đi mọi quyền giao tiếp với con người. Ông bị giam trong một buồng ngầm không cửa sổ dưới lòng đất, nhưng đã được thả ra trong một vụ bạo loạn.

Sau khi trật tự được khôi phục, Silverstein lại bị biệt giam, buồng biệt giam mới thậm chí còn không đủ chỗ để ông vươn tay vươn chân. Đã có một vụ kiện ở tòa án thay mặt Silverstein, cho rằng những hình phạt của ông hiện tại là vi hiến, nhưng vì cũng có các tù nhân khác bị biệt giam, nên hình phạt của Silverstein vẫn được cho là hợp pháp. Ông qua đời vào năm 2019, và bản án của ông sẽ mãn hạn vào năm 2095.

10. Alfred Worden

Chúng ta đang sống trên hành tinh này cùng với hơn tám tỷ người khác. Với mật độ dân số dày đặc cộng với việc phần lớn thế giới đã được khám phá, chúng ta gần như không thể nào tránh mặt người khác. Để có được sự cô lập thực sự, chúng ta chỉ có thể nhìn lên trên. Hầu hết các phi hành gia thường không rời quá xa quỹ đạo Trái Đất, và thậm chí họ còn có bạn đồng hành trên chuyến đi. Nhưng Alfred Worden, người ngồi lại trong mô-đun chỉ huy Apollo 15, được mệnh danh là người cô đơn nhất từ trước đến nay.

Trong khi các phi hành gia đồng hành của ông đi dạo trên bề mặt Mặt Trăng, ông vẫn còn trong quỹ đạo bay. Khi mô-đun dần trôi về phía bên kia của Mặt Trăng, ông đã ở cách những phi hành gia đồng hành hơn nửa vòng Mặt Trăng, chưa kể cách tất cả mọi người ở Trái Đất gần 390.000km. Khi Mặt Trăng nằm ở giữa Worden và những phi hành gia khác, ông thậm chí còn không thể gửi đi tín hiệu radio. Ông đã hoàn toàn bị cô lập khỏi tất cả mọi người, nhưng Worden không lo lắng về điều này lắm:

Tôi ở một mình nhưng không hề cô đơn. Tôi từng là một phi công chiến đấu trong không quân, sau đó là một phi công thử nghiệm cho NASA nên tôi đã khá quen với việc ở một mình, và tôi cực kỳ thích điều đó. Tôi không phải nói chuyện với Dave và Jim nữa. Ở phía bên kia của Mặt Trăng, tôi thậm chí còn không phải nói chuyện với Houston (trạm chỉ huy), và đó là phần hay nhất của chuyến thám hiểm này.

Theo: Listverse

Bình luận (0)

Trở thành người đầu tiên bình luận trong bài viết này.