• Về đầu trang
MMim
MMim

13 bức ảnh thiên nhiên ngỡ đơn giản nhưng lại ẩn chứa những câu chuyện đau lòng đến khó tin

Thiên nhiên

2017 đã trở thành năm nóng nhất được ghi vào lịch sử quan sát khí tượng trong vòng 150 năm qua. Các chuyên gia khẳng định rằng, việc thiên nhiên “thay đổi tâm trạng” là cách nó biểu hiện sự “tức giận” của mình.

Họ cũng dự báo, rất có thể toàn bộ châu Âu và Hoa Kỳ sẽ sớm bị bao phủ bởi băng tuyết và giá lạnh. Dù không biết liệu dự đoán này có trở thành hiện thực hay không nhưng có một điều chắc chắn là con người đang có nhiều tác động tiêu cực đến hành tinh của mình.

1. Nhiệt độ cao bất thường

Nhiệt độ môi trường đo được ở Arizona hiện nay vào khoảng 120 độ F (khoảng 48.9 độ C) và ở Kuwait là 130 độ F (khoảng 54.5 độ C). Việc nhiệt độ cao bất thường này khiến con người phải thay đổi để thích nghi với nó.

1467560 11223910 13 0 1516786539 1516786569 650 1 1516786569 650 4b7010bb6d 1528548315

Nếu phải lái xe ngoài trời nắng quá lâu, người dân ở đây phải đeo găng tay và dùng các biện pháp bảo hộ khác để tránh tình trạng bị cháy nắng hoặc thậm chí bị bỏng.

Nguyên nhân chính là do tác động của các hợp chất hoá học mà con người tạo nên, khiến tầng ozon trong khí quyển bị thủng. Tầng ozon có ý nghĩa vô cùng quan trọng với sự sống của con người và các sinh vật trên Trái Đất. Nó không chỉ ngăn cản oxy mất đi mà còn bảo vệ chúng ta khỏi những bức xạ có hại. Đó là lý do tại sao các nhà khí tượng học trên khắp thế giới luôn ghi lại sự tăng nhiệt độ bất thường trên Trái Đất.

2. Lạnh bất thường ở những nơi không điển hình

Dường như cả thế giới đã thấy hình ảnh cá sấu ngủ đông trong băng hay cự đà ở trong trạng thái dị tật. Cự đà là một chi gồm các loài thằn lằn sống ở các khu vực nhiệt đới Trung - Nam Mỹ và khu vực Caribbe (theo Wikipedia).

1467610 11225010 14 0 1516786735 1516786749 650 1 1516786749 650 cd2e359097 1528548315

Trong khi cá sấu có thể tự điều chỉnh nhiệt độ một cách hiệu quả, thì việc cự đà phải chống chọi với cái lạnh hoặc cực lạnh chính là “án tử” dành cho chúng

3. Tuyết rơi trong 3 năm liên tiếp ở sa mạc Sahara

Có lẽ nhân loại sẽ sớm trở nên quen thuộc với hiện tượng này, nhưng đáng buồn, đây không phải là một hiện tượng bình thường của tự nhiên.

1467660 screenshot 70 1516096417 650 4c65d972a3 1528548315

4. Một con hổ Siberi phải rời khỏi khu rừng để kiếm thức ăn

Được biết, hổ Siberi hoang dã được mệnh danh là "chúa tể của rừng Taiga". Ngoài tên gọi hổ Siberi thì loài này còn được gọi là hổ Amur, hổ Triều Tiên, hổ Ussuri hay hổ Mãn Châu (theo Wikipedia).

Do nạn săn bắn bất hợp pháp, một số con hổ Amur đã phải rời khỏi rừng - môi trường sinh sống bấy lâu nay của chúng để ra đường với hi vọng ai đó sẽ cung cấp thức ăn cho chúng.

1467710 15155312961501663071 1516174578 650 cf1b16f61f 1528548315

Tuy nhiên, hổ không phải là động vật duy nhất làm điều này mà có nhiều loài động vật hoang dã khác bị đói cũng phải tự tìm cách thích ứng với những điều kiện sống mới.

Nguyên nhân gây nên tình trạng này là do phá rừng, nó không chỉ làm ảnh hưởng đến cuộc sống của các loài động vật hoang dã mà còn ảnh hưởng đến chính cuộc sống của chúng ta.

5. Rừng nhiệt đới bị tàn phá ở Brazil

Nếu lấy đất rừng để bù đắp đất nông nghiệp đã mất, thì thế giới hầu như sẽ không còn rừng. Và cứ với tốc độ phá rừng như hiện tại của con người thì tất cả các khu rừng ở Brazil sẽ bị phá huỷ vào năm 2040.

1467760 rts35w9 1516782447 650 2fc7817795 1528548315

6. Chiếc biển quảng cáo trong một ngày sương mù dày đặc tại Trung Quốc

Sự phát triển quá nhanh của các ngành công nghiệp khiến 85% dân cư trên hành tinh của chúng ta phải hít thở không khí ô nhiễm. Trong đó, Trung Quốc có thể coi là một trong những quốc gia gặp phải các vấn đề môi trường nghiêm trọng nhất vì lí do này.

1467810 aff6jgz 1516602683 650 ec07920927 1528548315

Sương mù dày đến nỗi không không thể nhìn rõ bất cứ thứ gì ngoài chiếc biển quảng cáo đang sáng.

7. Thành phố Gijón lúc 10h sáng

Gijón là một thành phố ở Tây Ban Nha, nằm cách các khu rừng khoảng 100km.

Năm 2017, có đến 66.131 vụ cháy đã được ghi nhận ở Mỹ. Những đám cháy không thể kiểm soát này đã phá hủy tổng cộng 9,8 triệu mẫu đất. Và có một sự thật là, 90% số vụ cháy rừng đều bắt nguồn từ sự bất cẩn của con người.

1467860 rqabk1jth8sz 1516096951 650 e72f659175 1528548315

Hình ảnh trên được chụp lúc 10h sáng tại thành phố này khi có một khu rừng ở gần đó đang cháy

8. Hồ chứa màu “hồng” ở Nga

Sự thay đổi các thành phần hóa học của khí quyển đã gây nên hiện tượng mưa axit. Hiện tượng này sẽ làm ô nhiễm các hồ chứa nước và đất.

1467910 11229710 15 0 1516787332 1516787338 650 1 1516787338 650 0b1f23bd63 1528548315

Nước ở các một trong những hồ chứa tại Nga đã chuyển màu bất thường

9. Một bãi biển ở Rio de Janeiro

Theo dự đoán của các nhà khoa học, dân số của Trái Đất sẽ đạt 9 tỷ người vào năm 2030. Quay ngược thời gian trở về 91 năm trước - năm 1927, dân số trên hành tinh của chúng ta chỉ là 2 tỷ người.

1467960 c 1516697383 650 77633e25df 1528548315

Việc "quá tải" ở các bãi biển không còn là điều xa lạ. Tuy nhiên, hình ảnh được chụp ở Rio de Janeiro khiến nhiều người không khỏi choáng ngợp.

10. Một con gấu Bắc Cực bị… chết đói trên bờ biển Bắc Băng Dương

Gấu Bắc Cực sống được là nhờ săn lùng hải cẩu từ băng đá biển, nếu không có hải cẩu thì chúng khó có thể tồn tại được. Nhưng mỗi năm, lượng băng giảm, cũng có nghĩa là lượng thức ăn của chúng ngày càng giảm đi và có những con gấu bị đói đến chết.

1468010 11222310 12 0 1516786374 1516786415 650 1 1516786415 650 35b279dac0 1528548315

Hình ảnh gầy gò của một con gấu Bắc Cực chính là ví dụ tốt nhất cho vấn đề nóng lên của Trái Đất.

11. Vùng biển loang dầu sau một vụ nổ giàn khoan

Mỗi năm có hơn 12 triệu tấn dầu đổ xuống các đại dương do sự cố rò rỉ dầu từ các bể chứa bị hỏng và từ các tàu chở dầu. Khoảng 25% nước biển hiện nay bị bao phủ bởi một lớp dầu có độ dày khác nhau.

1468060 11247860 16 0 1516788265 1516788274 650 1 1516788274 650 3b31c4eba4 1528548315

Trong năm 2010, vụ nổ giàn khoan Deepwater Horizon đã dẫn đến việc rò rỉ hơn 1.000 tấn dầu vào đại dương. Công ty dầu khí Anh đã chi hàng tỷ đô la để loại bỏ chúng, nhưng bất chấp mọi nỗ lực, họ chỉ có thể loại bỏ được 75% loại chất dễ cháy này.

12. Chú cá ngựa tìm thấy một chiếc bông tăm cho thấy tình trạng ô nhiễm của các đại dương hiện nay

Có đến 260 triệu tấn mảnh vụn nhựa rơi vào các đại dương mỗi năm, dẫn đến sự hình thành các “núi nhựa khổng lồ”. Một trong những “núi nhựa” lớn nhất nằm ở Thái Bình Dương, chiếm đến 10% bề mặt của đại dương này.

21576782 1988110954779845 4103252235218059264 n

13. Cá voi "nghẹt thở" vì rác thải

Vấn đề ô nhiễm rác thải nhựa ở các đại dương ngày càng trở nên nghiêm trọng sau năm. Đã có trường hợp cá voi bị “nghẹt thở” vì rác thải và phải ngoi lên bờ. Để nâng cao nhận thức về điều này, Tổ chức Hòa bình Xanh đã đặt bản sao của một con cá voi đã chết trên một bãi biển ở Nam Manila để cảnh tỉnh người dân về hậu quả của việc xả rác bừa bãi và vô ý thức.

1468110 5abb81c044ec8 1528401640 728 0bdd45122a 1528548315

Toàn bộ mô hình được làm từ rác thải nhựa được tìm thấy trong vùng biển này

Có thể thấy, hiện nay tình trạng ô nhiễm môi trường đã gióng lên một "hồi chuông cảnh báo" khiến con người phải nghiêm túc xem lại vấn đề này. Nhiều tổ chức dành cho động vật hoang dã và các quỹ từ thiện đã được lập nên để bảo tồn thiên nhiên. Ngoài ra, chính phủ cũng chú trọng bảo tồn hệ thực vật và động vật thông qua các luật về môi trường. Các nhà khoa học cũng tiếp tục làm việc chăm chỉ và nghiên cứu để tạo điều kiện tốt hơn cho tương lai của hành tinh.

Với sự chung tay của toàn thể nhân loại trong nỗ lực bảo vệ môi trường, hy vọng rằng những dự đoán tiêu cực về tương lai của trái đất sẽ không thành hiện thực.

Theo: brightside
  • Bình luận
  • Lưu tin xem sau
  • Bình luận
  • Copy link
  • Chia sẻ facebook

Bình luận (0)

Trở thành người đầu tiên bình luận trong bài viết này.