• Về đầu trang
Chim Nho Nhỏ
Chim Nho Nhỏ

25 loài sinh vật đáng sợ nhất ẩn náu dưới biển sâu (P.2)

Độc lạ

Trong Phần 2, Lost Bird sẽ đưa bạn cùng khám phá những thứ tự còn lại trong danh sách 25 loài sinh vật đáng sợ nhất ẩn nấu dưới biển sâu.

12. Bộ Cá vây chân (Anglerfish)

Bộ Cá vây chân là một bộ cá xương thật, được ghi nhận gồm 358 loài xếp trong 72 chi thuộc bộ cá này. Chúng xuất hiện trên khắp thế giới, từ vùng biển khơi, thềm lục địa cho tới khu vực biển sâu.

Một điều đáng chú ý, chúng có dị hình giới tính tột bậc ở phân bộ Ceratioidei và ký sinh giới tính ở cá đực. Thế nên, con đực có thể nhỏ hơn con cái rất nhiều lần.

anglergish

Hình họa 3D của một loài trong Bộ Cá vây chân. (Nguồn ảnh: Thomas Veyrat)

Bộ Cá vây chân được đặt tên theo kỹ thuật săn bắt của chúng - "cá cần câu" với phần thịt nhô từ đỉnh đầu như một cách để thu hút con mồi về mình. Một đoạn phim của bộ phim hoạt hình Finding Nemo vào năm 2003 có thể cho ta hình dung rõ hơn về cách săn mồi của sinh vật này.

https://youtu.be/KNlSiEdf-wI

Cảnh săn mồi của Bộ Cá vây chân dưới vùng biển sâu trong phim hoạt hình Finidng Nemo (2003) của Disney 

11. Cá chình bồ nông (Gulper Eel)

Cá chình bồ nông là cá biển sâu hiếm thấy, mặc dù đôi khi chúng có thể bị mắc trong lưới đánh cá. Cũng vì thế, hiện tại các chuyên gia không có nhiều dữ liệu chi tiết về loài cá này, đặc biệt là thói quen sinh sản của chúng.

gulper eel

Cá chình bồ nông có chiều dài khoảng 75 cm.

Cá chình bồ nông có lẽ cũng là một trong những sinh vật biển sâu quái lạ nhất. Với cái miệng rộng khổng lồ của mình, chúng có khả năng nuốt nhiều thứ có kích thược lớn hơn cơ thể mình rất nhiều.

Video chi tiết hình ảnh Cá chình bồ nông.

10. Cá răng sứt (Snaggletooth fish)

Khi mô tả loài cá này, chúng ta không thể không dùng tới tới những cụm từ như "rất xấu". Cá răng sứt có chiều dài từ 15 - 25 cm, thường được tìm thấy ở độ sâu 6000 mét so với mực nước biển.

snaggletooth fish

"Rất xấu" không thể không dùng khi nhắc tới Cá răng sứt

Giống như một số động vật biển sâu khác trong danh sách này, chúng có khả năng tạo ra ánh sáng riêng của mình và sử dụng khả năng này để săn mồi.

antarctic stareater

9. Cá rìu biển (Hatchetfish)

Cá rìu biển mang hình dạng giống như một chiếc rìu bạc đang bơi lơ lửng trong đại dương. Chúng có kích thước khá nhỏ, với loài lớn nhất cũng chỉ dài khoảng 15 cm. Tuy nhiên, chúng lại có thể tồn tại ở độ sâu 1.542m. Hiện tại các nhà khoa học ghi nhận tìm thấy 40 loại Cá rìu biển và tất cả chúng đều sở hữu một cơ thể mỏng dính.

hatchetfish

Một số loài cá rìu có các lớp vảy sáng bóng do chứa các nguyên tố kim loại bên trong.

Cá rìu biển có cơ quan phát quang sinh học và đồng thời, chúng có thể tự điều chỉnh lượng ánh sáng tùy theo môi trường sinh sống. Bằng cách này, Cá rìu biển có thể ngụy trang ánh sáng, khiến bóng của chúng mờ đi để lẩn trốn kẻ thù trong biển sâu.

hatchetfish1

Hai mắt hình ống hướng lên trên cho phép Cá rìu biển bắt được thức ăn rơi từ trên cao.

8. Cá mắt thùng (Barreleye)

Cá mắt thùng là loài cá sống ở vùng biển sâu khu vực ôn đới và nhiệt đới thuộc Đại Tây Dương, Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương. Chúng có cơ thể dài chừng từ 6 - 50 cm và đôi mắt hình ống của chúng có thể hấp thu được ánh sáng ở độ sâu lên tới 2.500m.

Video về Cá mắt thùng (Nguồn: National Geography)

Cá mắt thùng có cái đầu trong suốt, mắt là hai khối cầu hình ống màu xanh lục có thể xoay tròn bên trong chiếc đầu trong suốt, cho phép chúng có thể quan sát phía trước lẫn phía trên đỉnh đầu mình. Đây là một vũ khí lợi hại giúp chúng có thể tồn tại dưới đáy biển sâu khi săn mồi và lẩn trốn kẻ thù.

ca mat thung

Cá mắt thùng có cái đầu trong suốt, đôi mắt màu xanh lục có thể xoay tròn nhiều hướng, giúp chúng tồn tại trong biển sâu.

7. Cá đuôi chuột (Grenadier fish)

Cá đuôi chuột là loài sinh vật sống đơn độc dưới biển sâu, có kích thước lớn, màu nâu sậm và phần đuôi nhỏ dần như hình đuôi chuột. Loài sinh vật này được biết khi chiếm tới 15% số cá ở vùng biển sâu.

grenadier

Cá đuôi chuột với thân hình lớn, màu nâu sẫm.

Cá đuôi chuột là một trong những loài cá biển sống ở độ sâu nhất, trải dài từ vùng biển Nam Cực đến Bắc Cực. Chúng có thể được tìm thấy tại khu vục sâu từ 200 - 6000 mét so với mực nước biển, và chiều dài lớn nhất mà người ta phát hiện ở loài cái này là 2,1 mét.

rattail fish

Cá đuôi chuột có chiều dài tối đa là 2.1 mét

6. Bạch tuộc đốm xanh

Dù trên cạn hay dưới nước, câu nói "càng đẹp càng độc" chưa bao giờ sai. Bạch tuộc đốm xanh sở hữu cho mình một bộ áo rực rỡ với những vòng tròn đốm xanh neon dễ dàng hút mắt người nhìn, tuy vậy chất độc tetrodotoxin trong tuyến nước bọt của chúng sẽ khiến bạn tê liệt, ngừng thở trong vài phút và tim ngừng đập do thiếu oxy.

blue ringed octopus

"Đẹp mà độc" là câu nói chính xác dùng cho loài Bạch tuộc đốm xanh này.

Bạch tuộc đốm xanh dùng phần lớn thời gian của mình để ẩn trốn ở những khe đá dưới biển sâu. Thức ăn chủ yếu cuả chúng là động vật giáp xác như cua và tôm. Ngoài ra, khi có cá lạc lại gần, chúng sẽ bơm chất độc thần kinh mạnh làm tê liệt con mồi và giúp bạch tuộc có thể nuốt con mồi một cách dễ dàng hơn.

Video cận cảnh Bạch tuộc đốm xanh có thể đem đến nỗi ám ảnh với những bạn có hội chứng sợ lỗ trypophobia (Nguồn: Karel Mestdagh)

5. Cá mập miệng to (Megamouth Shark)

Cá mập miệng to là một loài cá mập cực kì hiếm sống ở các vùng biển sâu, thế nên các thông tin ngoài đặc điểm hình dáng của nó là rất ít.

megamouth

Cá mập miệng to cực kì hiếm thấy ở các vùng biển sâu

Cá mập miệng to có màu nâu đen ở mặt lưng, trắng ở mặt bụng, chiếc đuôi bất đối xứng với thùy trên to giống như đuôi của cá nhám đuôi dài và kích thước của chúng có thể dài tới 5.5 mét. Loài cá mập này ăn các sinh vật trôi nổi và sứa; chúng luôn bơi với chiếc miệng mở to để hứng thức ăn và lọc lại qua bộ răng lược trong miệng trước khi nuốt xuống.

Những thước phim hiếm hoi về loài Cá mập miệng to (Nguồn: Discovery)

4. Cá rắn Viper (Viperfish)

Cá rắn Viper là một trong những loài sinh vật có vẻ ngoài dữ tợn nhất của đại dương. Chúng sống độ sâu từ 80 - 1520 mét vào ban ngày và lặn sâu hơn vào ban đêm, chủ yếu ở các vùng biển nhiệt đới và ôn đới.

viperfish

Cá rắn Vinper có chiều dài từ 30 - 60 cm

Vào ban đêm, một số cá thể Cá rắn Viper chuyển sang màu đen và các bộ phận phân bố trên những vùng "chiến lược" của cơ thể như vây sống lưng sẽ phát quang để săn những con mồi phía trên. Một số Cá rắn Viper không có sắc tố da, hay nói cách khác, chúng trong suốt và hoàn toàn có thể nhìn thấu được.

ca rang sut

Cặp mắt của chúng luôn mở rộng để thu nhận lượng ánh sáng tối đa có thể.

3. Cá biển đen (The Black Swallower)

Cá biển đen là động vật ăn thịt, sống ở độ sâu 700 - 2745 mét của vùng biển nhiệt đới khu vực biển Caribe. Chúng được coi là sinh vật không tưởng, đi ngược với quy tắc vật lý thông thường với khả năng đặc biệt cá bé nuốt cá lớn. Chúng có thể nuốt chủng con mồi với khồi lượng gấp 2 đến gấp 10 lần so với khối lượng mình.

Video giới thiệu về Cá biển đen (Nguồn: Okeanos Explorer)

Cá biển đen thực sự là kẻ thù đáng gờm của các loài cá có kích thước trung bình. Với việc sở hữu một chiếc dạ dày lớn hơn phần còn lại của cơ thể, chúng có thể nuốt chửng con mồi lớn hơn mình nhiều lần. Vậy nên, chúng còn được gọi với cái tên Kẻ nuốt chửng kinh hoàng (Great Swallower).

the black swallower

Hình ảnh Cá biển đen với con mồi nằm trong dạ dày của chúng.

2. Cá răng nanh (Fangtooth)

Cá ranh năng là động vật sống dưới biển sâu. Chúng thường được tìm thấy ở độ sâu từ 200 - 2000 mét và 5000 mét là mức sâu nhất mà con người có thể thấy chúng. Cá răng nanh được xem là một "nhân vật" đáng gờm trong giới sinh vật biển.

fangtooth1

Với hàm răng sắc bén, cá răng nanh được xem là một "nhân vật" đáng gờm trong giới sinh vật biển.

Cá răng nanh có thân hình nhỏ nhưng đầu to, miệng rộng hoác và những chiếc răng nanh dài sắc nhọn. Chúng thường có màu xám sáng khi còn nhỏ nhưng khi trưởng thành chúng lại ngả màu nâu đậm hoặc màu đen. Mặc dù có vẻ ngoài đáng sợ, nhưng với kích thước nhỏ bé của mình thì chúng hoàn toàn vô hại với con người.

fangtooth

Dù trông đáng sợ, nhưng với thân hình 'mi nhon' 16cm, Cá răng nanh trở nên vô hại với con người.

1. Cá mập yêu tinh (Goblin Shark)

Đứng đầu trong danh sách 25 sinh vật đáng sợ nhất ẩn náu dưới biển sâu là Cá mập yêu tinh, loài cá mập biển sâu còn sống duy nhất trong họ Mitsukurinidae và được xem như 'hóa thạch sống' với dòng dõi giống loài khoảng 125 triệu tuổi.

goblin shark

Cá mập yêu tinh có ngoại hình kỳ dị với chiếc mũi khoằm và chiếc sừng to như cái bay.

Cá mập yêu tinh được tìm thấy ở vùng biển có độ sâu từ 200 - 1300 mét trên khắp thế giới, từ Úc ở Thái Bình Dương tới vịnh Mexico ở Đại Tây Dương. Chúng được biết đến nhiều nhất là ở vùng biển quanh Nhật Bản, nơi mà các loài được phát hiện lần đầu tiên nhờ vào khoa học hiện đại.

Lịch sử loài và thói quen sinh sản của chúng hầu như không được biết đến do con người bắt gặp chúng là rất hiếm và chúng cũng không có mối đe dọa nào đối với con người. Tuy rất hiếm nhưng chúng cũng không thật sự bị đe doạ tuyệt chủng, vì thế không được xếp vào những loài có nguy cơ bị tuyệt chủng của IUCN.

Video về Cá mập yêu tinh tại khu vực Vịnh Tokyo (Nguồn: Science Channel)

  • Bình luận
  • Lưu tin xem sau
  • Bình luận
  • Copy link
  • Chia sẻ facebook

Bình luận (0)

Trở thành người đầu tiên bình luận trong bài viết này.