• Về đầu trang
Chim Mỏ Rộng
Chim Mỏ Rộng

Băng biển lâu đời và dày nhất Bắc Băng Dương đã tan 95%, đe doạ mạng sống của tất cả gấu Bắc Cực

Thiên nhiên

Những dự đoán về khối băng biển lâu đời này đang trở thành sự thật khi tốc độ tan chảy của nó đang trở nên nhanh gấp đôi so với bất kỳ khối băng nào trong khu vực.

Các nhà nghiên cứu đã công bố một video cho thấy khối băng dày và lâu đời nhất ở Bắc Băng Dương đã tan mất 95% khối lượng trong 35 năm qua, các chuyên gia của Whowichich khẳng định đây chính là bằng chứng rõ nhất của biến đổi khí hậu.

Khu vực này hiện chỉ còn những khối băng mỏng và luôn chuyển động, những khối băng này cũng rất dễ tan, dẫn đến sự căng thẳng lên toàn bộ các sinh vật sống phụ thuộc vào băng từ tảo băng đến gấu Bắc Cực.

Nghiên cứu này được thực hiện bởi Hiệp hội Địa vật lý Hoa Kỳ, một tổ chức khoa học Trái Đất. Họ cũng là đơn vị phát hành đoạn video chi tiết về lượng băng biển lâu đời và dày nhất ở Bắc Cực đang tan chảy.

Băng biển này nằm ở phía Bắc quần đảo Bắc Cực thuộc Canada đến bờ biển phía Bắc của Greenland, các chuyện gia tin rằng lần băng tan này cũng sẽ là lần cuối cùng trước khi Trái Đất chính thức mất đi lớp băng lâu năm. Thông tin trên được đăng trong tạp chí Tiến bộ Khoa học Trái đất và Không gian.

Các dự đoán về khí hậu đã cho biết rằng mùa hè ở Bắc Cực sẽ sớm không còn băng và điều này có thể xảy ra vào đầu năm 2030.

Theo số liệu, băng biển ở Bắc Băng Dương có thể chỉ còn rộng 1 triệu km vuông so với diện tích 4,1 triệu km vuông vào năm 2016.

Các nhà nghiên cứu trong bài báo cũng giải thích thêm rằng băng biển đang rút đi là nguyên nhân chính gây ra những lo ngại về chỉ số thay đổi của khí hậu, cũng như tác động của việc này đối với các hệ sinh thái trong khu vực. Vốn dĩ sự sống ở Bắc Cực đã rất mong manh nay còn trở nên khắc nghiệt hơn bao giờ hết.

Sự tan chảy của khối băng biển cũ đã nhường chỗ cho những khối băng trẻ và mỏng hơn, khuyết điểm của những khối bằng này là dễ bị tan chảy trong những tháng mùa hè nóng bức.

Theo kết quả của nghiên cứu mới, băng đang trở nên mỏng hơn ở hai tiểu vùng khác nhau, trung bình mỗi thập kỷ, băng lại mỏng đi khoảng 40 cm. Điều này dẫn đến việc băng biển đã mỏng đi 1,5 mét kể từ cuối những năm 1970.

Kent Moore, một nhà vật lý khí quyển tại Đại học Toronto, Canada và cũng là tác giả chính của nghiên cứu mới, tuyên bố:

Chúng ta không thể coi Bắc Cực là nơi có vùng băng tồn tại lâu dài nữa. Thực sự nơi này có rất nhiều biến động lớn nhỏ.

Khu vực băng cuối cùng là nhà và nơi sống của rất nhiều loài động vật hoang dã. Hiểu được cách thức mà vùng băng này thay đổi trong suốt cả năm có thể giúp xác định điểm nào phù hợp nhất để cung cấp nơi ẩn náu cho động vật có cuộc sống phụ thuộc vào băng biển.

Ví dụ, những nơi băng có ít chuyển động sẽ cung cấp các điều kiện phù hợp hơn cho các công tác bảo tồn động vật hoang dã trong khu vực. Nghiên cứu mới này sẽ đưa ra bối cảnh để các nhà hoạch định đưa ra chính sách bảo vệ Bắc Cực hiệu quả hơn.

Chuyên gia Moore chia sẻ thêm:

Nếu chúng ta mất tất cả băng, chúng ta sẽ mất luôn tất cả sinh vật đáng quý này. Khu vực này sẽ là nơi sống sót và hy vọng duy nhất đối với chúng.

Băng tan cho thấy tình trạng mỗi ngày một nghiêm trọng của biến đổi khí hậu, Trái Đất đang chứng kiến việc tăng nhiệt độ mỗi ngày, nếu chúng ta không cố gắng hết sức để ngăn chặn biến đổi khí hậu, Trái Đất sẽ còn chứng kiến rất nhiều sự thay đổi tiêu cực khác.

Theo: Daily Mail
  • Bình luận
  • Lưu tin xem sau
  • Bình luận
  • Copy link
  • Chia sẻ facebook

Bình luận (0)

Trở thành người đầu tiên bình luận trong bài viết này.