• Về đầu trang
Chim Mắt Lép
Chim Mắt Lép

Cá ngựa: Cực đáng yêu, cũng cực kì cục

Thiên nhiên
@picture-alliance

Hãy để chúng tôi giới thiệu với các bạn, Hippocampus bargibanti, cũng được biết đến với tên gọi cá ngựa Bargibant hay cá ngựa lùn.

Cá ngựa sống ở các vùng biển nhiệt đới và ôn đới khắp nơi trên thế giới. Hầu hết chúng chơi đùa ở các vùng biển lạnh vừa phải xung quanh Úc và New Zealand, nhưng cũng cư trú ở bờ biển phần phía tây của Châu Âu giáp với Đại Tây Dương, trong eo biển Manche (một đoạn eo biển dài thuộc Đại Tây Dương xen giữa đảo Anh và bờ biển phía bắc của Pháp, liền với Bắc Hải) và cửa sông Thames.

Nhưng bạn đã thực sự hiểu rõ về loài cá ngựa?

Ít nhất từ lần đầu nhìn thấy, ta có thể hiểu được nguồn gốc của chữ "ngựa" có trong tên của nó. Cơ thể của cá ngựa trông yếu ớt và phần cuối đuôi thì giống con sâu hơn.

Thoạt nhìn, cá ngựa không có vảy. Thay vào đó, lớp da mỏng trải dài trên một loạt các đĩa xương, được sắp xếp thành các vòng trên khắp cơ thể của chúng. Mỗi loài có số lượng vòng khác nhau. Cùng với cá chìa vôi và cá rồng biển, cá ngựa hình thành họ Syngnathidae.

Cá ngựa là những sinh vật lôi cuốn, nhưng chúng đang chịu đe dọa từ loài người.
Ảnh: @picture-alliance

Những tay bơi kém

Xét về mặt kĩ năng bơi lội, chúng không có nhiều điểm tương đồng với cá: Cá ngựa là những tay bơi cực kì tệ. Nhưng bạn không thể trách chúng được, vì chúng bơi thẳng đứng, đồng nghĩa với chúng không được sinh ra để dành cho bơi lội.

Như thế vẫn chưa đủ, chúng thiếu hoàn toàn vây đuôi điển hình của loài cá. Để tiến về phía trước, chúng dùng vây lưng và các vây ở 2 bên để điều khiển.

Các loài cá ngựa Hippocampus Zosterae là loài cá chậm nhất thế giới với vân tốc tối đa là 1.5m/h. Để so sánh, một vài con ốc sên có thể đạt tới 3 mét trên giờ (0.003 km/h).

Hãy nhìn thật kĩ vào! Hai chú cá ngựa tí hon này đang ngụy trang.
Ảnh: @picture-alliance

Với chiều dài là 4 cm (1.6 inch), chú cá ngựa lùn là một trong những thành viên nhỏ nhất của họ cá nhái. Nhưng chúng thậm chí có thể nhỏ hơn thế nữa. Có những con cá ngựa chỉ có 1.5 cm. Mặt khác, các con lớn hơn thì có chiều dài cơ thể lên đến 35 cm.

Lãng mạn làm sao!

Cá ngựa có tất cả màu sắc khác nhau của dải cầu vồng, đặc biệt là màu đỏ, màu cam, màu vàng, màu lục và màu xám, cùng nhiều hoa văn, như sọc và chấm và ngọ nguậy vui nhộn. Những anh chàng nhỏ bé này thậm chí có thể tự thay đổi màu sắc để trốn.

Ca ngựa chọn cùng một màu suốt quá trình kết đôi để biểu lộ rằng chúng thuôc về nhau.
Ảnh: @picture-alliance

Nhưng không chỉ có thế. Mỗi buổi sáng vào lúc bình minh, con cái bơi tới con đực và mời các chàng khiêu vũ: Chúng thay đổi màu sắc, xoay vòng, bơi cùng nhau qua mảnh đất của chúng, đuôi của chúng quấn chặt vào nhau khắng khít không rời. Bạn đã bị mê hoặc, phải không? Sau đó các cặp đôi tách nhau ra và mỗi cá thể cá ngựa cống hiến bản thân cho công việc hằng ngày của chúng - cơ bản liên quan tới ăn. Chúng ta sẽ nói chi tiết hơn trong những phần sau nữa.

Các ông bố cá ngựa mang thai!

Cá ngựa cũng nhảy múa suốt mùa giao phối. Khi cá ngựa biểu diễn các điệu nhảy tình yêu của chúng, cả hai mang cùng một màu sắc. Điều đó thể hiện rằng chúng thuộc về nhau. Thật ngọt ngào!

Hành vi tán tỉnh này thuờng kéo dài nhiều ngày. Chúng móc đuôi vào nhau — các nhà sinh vật học tin rằng đây là cách cá ngựa đồng hành cùng nhau trong chu kì sinh sản.

Con đực ngay sau đó có thể thụ tinh cho trứng ngay khi nó nhận trứng. Trong suốt quá trình giao phối, cá ngựa cái gửi tới 2000 trứng một lần vào trong túi của con đực. Đúng thế — cá ngựa đực mang thai, quá trình kéo dài khoảng 9 đến 45 ngày.

Không rõ có bao nhiêu loài cá ngựa tồn tại — Người ta nghĩ rằng có khoảng 33 loài khác nhau —nhưng con sô thì đang ít dần đi.
Ảnh: @picture-alliance

Vào ngày trọng đại ấy, có khoảng 100 đến 1000 chú cá ngựa con tràn đầy sức sống chào đời. Nhưng chúng phải tự kiếm sống ngay sau khi được sinh ra, vì bố mẹ của chúng đang bận rộn cho mùa sinh sản kế tiếp. Ít hơn 0,5% cá ngựa con sống sót đến tuổi trưởng thành.

Chúc ngủ ngon và bám chặt vào...

Để không bị cuốn trôi đến những nơi đáng sợ khi đang ngủ , cá ngựa dùng đuôi để cuốn chặt vào dây rong biển hay nhánh san hô. Đó cũng là cách chúng chờ con mồi. Cá ngựa là những kẻ rình mồi điển hình — đơn giản là chúng không có sự lựa chọn nào khác. Sau cùng thì, nhìn chung chúng không nhanh nhẹn và chắc chắn cũng chẳng đáng sợ hay thậm chí là có một hàm răng sắc bén vừa đủ. Mà thật ra, chúng làm gì có cái răng nào chứ.

Ca ngựa có kích thước, hình dạng và màu sắc đa dạng.
Ảnh: @picture-alliance

Luôn luôn trong trạng thái: Đồ ăn đâu, đồ ăn đâu?

Vì thế chúng phải kiên nhẫn chờ đợi và ngụy trang thật tài tình cho đến khi con mồi tiềm năng bơi ngang qua miệng chúng. Sử dụng chiến thuật này, cá ngựa tiêu thụ khoảng 3000 động vật giáp xác nhỏ, tôm nhỏ, rận nước hay ấu trùng cá mỗi ngày. Cá ngựa dùng cái miệng hình ống của mình để hút con mồi với tốc độ ánh sáng và nuốt gọn nó, tạo nên tiếng "click" đặc trưng của loài cá ngựa.

Và cứ thế tiếp tục. Cá ngựa dành tới 10 giờ để săn mồi bởi vì chúng luôn luôn đói bụng. Cá ngựa không có dạ dày, có nghĩa là chúng phải ăn mọi lúc mọi nơi bởi vì thức ăn đi thẳng tới hệ thống tiêu hóa. Tự nhiên thật kì diệu, phải không nào?

Hãy đối xử tốt với các bé cá ngựa

Mặc dù chúng có thể ngụy trang khá tốt, chúng vẫn không thể thoát khỏi loài người. Ngành kinh doanh cá ngựa đang bùng nổ.

Chúng bị phơi khô, nghiền nhỏ và được dùng trong các món súp, trà hay rượu gạo. Theo như Y học cổ truyền Trung Quốc, dùng cá ngựa giúp chữa rối loạn sinh lý nam giới, vấn đề hô hấp, hen suyễn, đau nhức và chứng di tinh.

Hơn thế nữa, có hơn 20 triệu con cá ngựa chết do bị bắt nhầm trong lưới đánh cá.

Mặc dù Washington đã ra lệnh cấm trong Công ước về thương quốc tế các loài động, thực vật hoang dã nguy cấp (CITES) kể từ năm 2004, tới tận ngày nay cá ngựa khô hãy còn bày bán với giá khoảng $600 tới $3000 (€540-€2,700) mỗi kilogram tại các chợ ở Bangkok hay Hồng Kông.

Theo: DW
  • Bình luận
  • Lưu tin xem sau
  • Bình luận
  • Copy link
  • Chia sẻ facebook

Bình luận (0)

Trở thành người đầu tiên bình luận trong bài viết này.