• Về đầu trang
Thanh Yên
Thanh Yên

Gấu trúc hoá ra không phải chỉ có màu đen – trắng? Đây là bí mật đổi màu của bảo bối gấu trúc nâu

Thiên nhiên

Cũng chính vẻ đáng yêu này đã biến chúng thành biểu tượng của sự đáng yêu trong thế thế giới động vật, nên nó luôn được mọi người yêu quý và trở thành quốc bảo.

Ngoài hai màu trắng đen ra, bạn có từng nhìn thấy gấu trúc có màu sắc khác chưa, tỉ dụ như màu nâu chẳng hạn?

2

Theo báo cáo thống kê về số lượng loài gấu trúc lần thứ 4 ở Trung Quốc, toàn bộ Trung Quốc đại lục hiện giờ có khoảng 1864 chú gấu trúc hoang dại. Trong đó có khoảng 375 con sống trong môi trường tự nhiên ở các vườn quốc gia. Ở Tần Lĩnh có khoảng 345 con đang sống trong môi trường bán tự nhiên, và trong số đó chỉ có duy nhất một chú gấu trúc có màu nâu.

Chú gấu trúc màu nâu siêu đáng yêu này tên Thất Tử năm nay 10 tuổi, là một cậu bé khoẻ mạnh đang tuổi sung mãn. Nó là một phân loài thuộc loài gấu trúc Trung Quốc, tuy được tìm thấy vào những năm 1960, nhưng mãi tới năm 2005 nó mới được công nhận là một phân loài riêng, và thuộc một trong những loài gấu trúc cổ xưa nhất – gấu trúc Tần Lĩnh.

8

Điều đặt biệt ở Thất Tử là khác với những chú gấu trúc có hai màu trắng đen khác, nó có một bộ lông hai màu trắng nâu. Hầu như loài gấu trúc nâu này chỉ sinh sống ở Tần Lĩnh và vì số lượng cực kì hi hữu chúng được gọi là bảo bối trong bảo bối.

Là con gấu trúc nâu duy nhất được nuôi nhốt ở trung tâm nghiên cứu tự dưỡng động vật hoang dã, mỗi ngày Thất Tử đều sống cuộc sống vô cùng quý sờ tộc, thế nên hiện giờ cân nặng của nó đã hơn 120 kg.

9

“Gấu trúc trưởng thành hoạt động khá ít, rất lười, hầu hết thời gian đều chỉ ăn và ngủ, Thất Tử cũng rất lười, nhưng nó khá hiền.” Một nhân viên chăm sóc Thất Tử cho biết.

Lúc vừa ra đời, Thất Tử là một chú gấu trúc con bị vứt bỏ. Ngày 1 tháng 11 năm 2009, người ta tìm được nó ở ngôi miếu Tam Quan ở Tần Lĩnh. Mẹ nó đã mất tích mấy ngày, nó chỉ là một chú gấu trúc vừa ra đời, còn chưa mở mắt, chỉ nặng khoàng 2kg, bị mất nước nghiêm trọng và gần như đã hấp hối. May mà Thất Tử được cứu giúp kịp thời, nên đã bình an sống đến hiện nay.

10

Vì có tuổi thơ giống với nhân vật Thất Tử trong bộ phim Số bảy Trường Giang, nên các nhân viên công tác đã đặt tên cho nó là Thất Tử.

Để giúp nó tăng cường lượng hoạt động, các nhân viên đã phải giấu táo, cà rốt vào các bụi cây, hoặc treo lên cao để kích thích nó di chuyển, luyện tập phối hợp tứ chi và phân biệt mùi vị, kích thích bản năng cũng như dã tính cho nó.

7

Dưới sự chỉ dạy nhiệt tình của mọi người, hiện giờ tuy rằng Thất Tử vẫn khá lười, nhưng đôi khi vui vẻ, nó cũng sẽ trèo lên cây hoặc bàn du dây ngồi chơi, ngoài ra nó cũng có thể dễ dàng tìm được thức ăn giấu trong khu mình sống.

Tuy đã được tìm thấy khá lâu, nhưng nguyên nhân xuất hiện loài gấu trúc màu nâu này vẫn luôn được các nhà khoa học nghiên cứu, có nhiều ý kiến cho rằng vì cha mẹ mang gen lặn nên dẫn đến kết quả bộ lông của chúng bị biến sắc, có người lại cho rằng nó là kết quả của việc lai giống hoặc là một loại bệnh, như bệnh bạch tạng.

2 1

Và sau một thời gian dài tìm tòi nghiên cứu, trong kỷ niệm 150 phát hiện ra loài gấu trúc, ngay khi vừa hoạt động tuyên truyền văn hoá gấu trúc ở Tần Lĩnh kết thúc, các nhà khoa học đã công bố kết quả nghiên cứu về nguyên nhân xuất hiện và quan hệ của loài gấu trúc Tần Lĩnh với các loài gấu trúc khác như gấu trúc Tứ Xuyên.

Theo đó, kết quả nghiên cứu cho biết, vào khoảng ba trăm ngàn năm trước trong kỉ Băng Hà thứ hai, hai loài gấu trúc Tần Lĩnh và gấu trúc Tứ Xuyên cũng như các loài gấu trúc khác bị chia tách ra do các trận địa chấn do lục địa di chuyển và va chạm vào nhau.

5

4

Nên có thể nói hiện giờ hai loài gấu trúc này hoàn toàn không hề có sự trao đổi gen di truyền gì. Chính sự sự chia tách về địa hình và khu tụ cư này, đã làm cả hai loài gấu trúc tuy phần ngoại hình không có khác biệt gì quá lớn, nhưng một bên có lông màu nâu trắng và một bên thì lại có màu nâu đen.

Từ đây có thể thấy rõ sự độc đáo và duy nhất của loài gấu trúc nâu Tần Lĩnh, cũng vì thế việc tăng cường việc bảo vệ và nhân giống loài này lên đã trở thành nhu cầu cấp bách với các trung tâm bảo tồn động vật hoang dã.

3

Công viên quốc gia Tần Lĩnh hiện nay cũng đã thành lập khu vực bảo tồn gấu trúc Tần Lĩnh riêng với tổng diện tích lên đến 3500 km vuông, với hy vọng có thể nhân giống và giúp gia tăng số lượng của loài gấu trúc nâu Tần Lĩnh lên con số khả quan hơn.

Số lượng gấu trúc hiện giờ ở Tần Lĩnh có khoảng 345 con, tức trung bình 100 km vuông sẽ có 10 con gấu trúc sinh sống, hiện giờ Tần Lĩnh là nơi có mật độ gấu trúc dày đặc nhất ở Trung Quốc, với mật độ dày đặc này nếu may mắn chỉ cần lái xe đi trên đường quốc lộ bạn cũng có thể nhìn thấy gấu trúc. Có đôi khi chúng còn sẽ tự động đi vào nhà người dân, tuy nhiên chúng khá hiền lành và không gây hại cho con người.

Theo: Tổng hợp
  • Bình luận
  • Lưu tin xem sau
  • Bình luận
  • Copy link
  • Chia sẻ facebook

Bình luận (0)

Trở thành người đầu tiên bình luận trong bài viết này.