• Về đầu trang
Chim Mỏ Rộng
Chim Mỏ Rộng

Hơn 10.000 lạc đà hoang dã ở Úc sẽ bị tiêu huỷ vì chúng uống nước quá nhiều

Thiên nhiên

Hơn 10.000 con lạc đã sẽ bị tiêu huỷ bởi các tay súng chuyên nghiệp di chuyển bằng máy bay trực thăng từ ngày 8/1. Quyết định này được đưa ra từ sau khi các nhà lãnh đạo thổ dân ở vùng đất Anangu Pitjantjatjara Yankunytjatjara (Khu vực chính quyền địa phương của Úc) thống nhất thông qua.

Quá trình giết hại, tiêu huỷ lạc đà hoang dã tại khu vực này dự kiến sẽ mất 5 ngày, sau khi cộng đồng xung quanh phàn nàn về vấn đề các sinh vật hoang dã xâm chiếm nhà dân để tìm kiếm nước uống.

Bên cạnh đó, cũng có mối quan tâm cho rằng lạc đà là loài đang góp phần làm Trái Đất nóng lên khi chúng thải ra khí mê-tan tương đương với một tấn carbon dioxide mỗi năm.

Marita Baker, thành viên ban điều hành của Anangu Pitjantjatjara Yankunytjatjara (APY) trả lời với tờ The Australian:

Chúng tôi đã bị mắc kẹt trong điều kiện nóng bức và khó chịu, người dân cảm thấy không khoẻ vì những con lạc đà thường xuyên đến quật ngã hàng rào để lấy nước từ máy điều hoà không khí.

Nhiệt độ cao tại Úc khiến cuộc sống người dân đảo lộn.

Những người tham gia kế hoạch quản lý lạc đà hoang dã quốc gia đưa ra tuyên bố, họ cho biết dân số lạc đà sẽ tăng gấp đôi sau 9 năm nếu kế hoạch kiểm soát không được thực hiện kịp thời

Và khi thông tin lạc đà thải ra khí mê-tan tương đương với một tấn khí carbon dioxide mỗi năm, APY đã kêu gọi mọi người tiêu diệt lạc đà để bảo vệ môi trường tốt hơn.

Giám đốc điều hành của công ty gồm nhiều chuyên gia nghiên cứu về carbon RegenCo, cho biết một triệu con lạc đà hoang dã sẽ thải ra khoảng một tấn CO2 mỗi năm, tương đương với 400.000 xe hơi trên đường phố.

Tuy nhiên, Bộ Năng lượng và Môi trường lại cho biết không nên xem xét khí thải từ động vật hoang dã trong hạn mục ước tính khí thải của một quốc gia vì điều này không thuộc quản lý trong nước.

Úc không báo cáo về khí thải từ động vật hoang dã. Do đó, các hoạt động thay đổi khí thải từ động vật hoang dã không thể tuân theo các phương pháp thuộc Quỹ giảm khí thải ở Úc.

Quyết định này cũng đang khiến một số người yêu động vật cảm thấy bất bình nhưng nhiều ý kiến khác cũng bênh vực cho rằng chính sách được ban ra chắc chắn đã được nghiên cứu và lựa chọn phương pháp phù hợp nhất.

Theo: Daily Mail
  • Bình luận
  • Lưu tin xem sau
  • Bình luận
  • Copy link
  • Chia sẻ facebook

Bình luận (0)

Trở thành người đầu tiên bình luận trong bài viết này.