• Về đầu trang
Raven Le
Raven Le

Loài chó tập tành liếm cóc mía để 'phê pha' khiến chủ nhân 'hồn lên ngọn cây'

Thiên nhiên

Cóc mía (cane toad) là loài cóc lớn nhất thế giới, tên gọi của chúng xuất phát từ việc loài này được du nhập từ Châu Mỹ vào Châu Úc năm 1935 để ăn các loài bọ cánh cứng gây hại cho cây mía. Đây là loài cóc có kích thước lớn và mắn đẻ, con cái đẻ mỗi lần một chùm gồm hàng ngàn trứng.

Sự sinh sản nhanh chóng của chúng phần nào nhờ vào chế độ ăn tạp, cóc mía hầu như ăn mọi thứ mà chúng nuốt được, từ thực vật tới động vật, từ mồi sống cho đến đã chết. Cóc mía lớn có kích thước dài trung bình 10 - 15 cm, các mẫu vật lớn nhất ghi nhận cân nặng 2.65 kg với chiều dài 38 cm, to như cái đĩa lớn.

Cóc mía là một loài có khả năng xâm lấn mạnh, chúng lấn át những loài bản địa, ăn sạch các côn trùng bất kể tốt xấu. Quan trọng hơn, cóc mía có thể tiết ra chất độc dưới dạng nhựa trắng từ những cái mụn nhọt sần sùi trên lưng, gây nguy hại cho cả người và vật. Đặc biệt các loại thú cưng như chó, mèo đều có thể là nạn nhân của cóc mía.

Cóc mía ở Mỹ hoặc Úc còn được mệnh danh là "những kẻ sát chó", bởi loài chó vốn có bản tính tò mò, mỗi khi bắt gặp cóc mía, chúng sẽ cố ngửi hoặc liếm để thăm dò, theo đúng như bản năng của chúng. Điều đáng nói là, khi liếm phải nhựa độc có đặc tính hướng thần của cóc mía, một con chó sẽ rơi vào trạng thái "phê pha" giống như con người dùng chất kích thích vậy.

Sau khi thử được một lần, lũ chó sẽ "nghiện" và cứ thế đi tìm cóc mía để liếm láp và khám phá "khoái cảm" qua việc "chơi thuốc" từ chất độc của bọn cóc xấu xí này. Như chúng ta đã biết, "nghiện ngập" không bao giờ dẫn đến kết quả tốt, bất kể là với người hay là chó. Một khi mất kiểm soát và liếm cóc mía quá nhiều, lũ chó sẽ bị "sốc thuốc" và chết.

Phân tích nhựa động của cóc mía, các nhà khoa học phát hiện 14 hợp chất hóa học khác nhau bao gồm nhiều hợp chất tác động thần kinh gây hại cho các loài động vật, trong đó có một chất đặc thù gọi là Benfotiamine. Theo luật pháp ở Úc quy định, Benfotiamine được liệt vào danh sách ma túy nằm cùng bảng với Heroin và LSD, đây chính là chất đã gây nghiện nơi lũ chó và khiến chúng "lâng lâng" khi liếm phải.

Khi liếm cóc mía được một lần, chó sẽ bị nghiện.

Bởi thế, nếu nói rằng mỗi con cóc mía là một "bình thuốc di động" của lũ chó cũng không sai. Trong mùa mưa lũ ở Mỹ và Úc, thời tiết ẩm ướt khiến cho lũ cóc mía phát triển mạnh hơn, chúng tràn vào khu dân cư, kéo theo đó là nhiều vụ ngộ độc ở chó cũng tăng cao, khiến các chủ nhân và cơ quan thú y lo ngại về một làn sóng tử vong ngày càng lan rộng ở cộng đồng chó nhà.

Trong trường hợp một con chó "chơi quá liều" mỗi khi liếm cóc mía, chúng sẽ có các triệu chứng như đứng lắc đầu liên tục, chảy nước dãi mất kiểm soát, nôn mửa, đi ngoài, trường hợp sốc nặng có thể gây tê liệt, co giật, rối loạn nhịp tim, ngạt thở, thậm chí tử vong. Đây thực sự là một thảm họa với bất kỳ khu dân cư nào bị cóc mia xâm lấn.

Hiện nay, chính quyền ở Úc khuyến khích người dân giết cóc mía càng nhiều càng tốt, đồng thời hạn chế để thú cưng ra khỏi nhà và tiếp cận với những vựa ma túy di động này. Một số biện pháp bảo tồn khác cũng được thực hiện để cứu lấy những loài bản địa khỏi bị cóc mía hủy diệt, tuy nhiên cóc mía chiếm ưu thế vì chúng không có thiên địch, cuộc chiến của con người giành lại từng thước đất trước loài cóc quái quỷ này sẽ vẫn còn rất nhiều gian nan.

Đọc thêm: Cóc độc xâm chiếm nước Mỹ khiến người dân liên tưởng đến ngày tận thế

Theo: NWFDailynews
  • Bình luận
  • Lưu tin xem sau
  • Bình luận
  • Copy link
  • Chia sẻ facebook

Bình luận (0)

Trở thành người đầu tiên bình luận trong bài viết này.