• Về đầu trang
Chim Mỏ Rộng
Chim Mỏ Rộng

Loài giun ăn rác thải nhựa có thể là cứu tinh cho Trái Đất trong tương lai

Thiên nhiên

Trong nhiều thế kỷ, các nhà khoa học đã cố gắng tìm ra giải pháp cho vấn đề ô nhiễm nhựa ngày càng gia tăng trên hành tinh của chúng ta. Người ta ước tính rằng có hơn 100 tỷ túi nhựa đang được sử dụng ở Hoa Kỳ mỗi năm. Để sản xuất khối lượng nhựa khổng lồ như vậy, các nhà máy cần hơn 12 triệu thùng dầu.

Trên thế giới, mỗi năm tiêu thụ đến hơn 300 triệu tấn nhựa. Vì vậy, bài toán loại bỏ tất cả rác nhựa khỏi hành tinh gần như là không thể giải quyết. Nhưng vào năm 2017, các nhà khoa học đã bất ngờ phát hiện là một loài giun nhỏ có thể ăn nhựa, kể từ đó, nhiều nghiên cứu để tạo ra các enzyme tiêu hoá nhựa bắt đầu được tiến hành.

lost bird giun sap an nhua 8

Vào năm 2017, họ đã phát hiện ra một loài côn trùng có khả năng đục nhiều lỗ lớn trên túi nhựa trong vòng khoảng 40 phút.

Phát hiện này được nhà sinh học Federica Bertocchini dẫn dắt. Cô đã tìm thấy những con giun anh hùng này một cách rất tình cờ khi đang dọn dẹp tổ ong ở sân sau nhà mình. Trong lúc dọn dẹp, cô phát hiện một số con giun sáp và cho chúng vào một bọc nilon. Sau khi dọn dẹp xong, nhà sinh học Bertocchini nhìn thấy những túi nhựa chứa giun đã bị thủng những lỗ nhỏ.

lost bird giun sap an nhua 3

Bertocchini ngay lập tức hiểu ra sinh vật nhỏ này thật sự là một loài có ích. Chúng được gọi là giun sáp vì sống trên sáp của tổ ong.

Mặc dù từng có rất nhiều sinh vật có khả năng ăn vật liệu nhựa, nhưng chúng vẫn cần một thời gian khá dài để tiêu thụ hoàn toàn. Còn đối với giun sáp, chúng chỉ cần thời gian ngắn hơn nhiều. Loài giun này thường chiếm tổ ong và ăn sáp có thành phần polymer giống như nhựa nên tốc độ ăn của chúng khá nhanh.

lost bird giun sap an nhua 1

Để đưa phát hiện của mình vào nghiên cứu và thử nghiệm chính thức, Bertocchini đã hợp tác với các nhà khoa học khác là Paolo Bombelli và Christopher để xác định xem chúng có thật sự ăn được nhựa hay không.

Bertocchini và nhóm của cô đã cho 100 con giun sáp vào trong túi nhựa polyetylen và ghi lại hoạt động.

Kết quả nghiên cứu cho thấy mỗi con giun có khả năng tạo ra trung bình 2,2 lỗ trong mỗi giờ. Sau một đêm, những con giun đã làm giảm 92 miligam túi nhựa. Dựa vào ghi chép, họ còn phát hiện ra rằng 100 con giun sẽ mất gần 1 tháng để loại bỏ hoàn toàn một túi nhựa 5,5 gram.

lost bird giun sap an nhua 6

Nhóm nghiên cứu còn cho biết loại enzyme trong giun sáp hoặc vi khuẩn sống trong cơ thể chúng cũng có khả năng hoà tan nhựa.

Họ đã rải một số ruột giun sáp lên miếng nhựa và phát hiện ra rằng chúng cũng có khả năng tiêu huỷ nhựa.

lost bird giun sap an nhua 2

Những con giun này đã phân hủy nhựa thành ethylene glycol, có thể được sử dụng để tạo ra polyester hoặc chất chống đông. Đây là một khám phá khoa học quan trọng.

Mặc dù giun sáp không thể tạo ra sự khác biệt đáng kể nào trong việc giảm ô nhiễm nhựa trên hành tinh của chúng ta, nhưng các enzyme được sản xuất chắc chắn có thể giúp các nhà khoa học khám phá ra phương pháp phân huỷ nhựa trong tương lai.

Theo: Mind-blowingfacts
  • Bình luận
  • Lưu tin xem sau
  • Bình luận
  • Copy link
  • Chia sẻ facebook

Bình luận (0)

Trở thành người đầu tiên bình luận trong bài viết này.