• Về đầu trang
Raven Le
Raven Le

Một thiên thạch khổng lồ tấn công Trái Đất, chúng ta sẽ làm gì?

Thiên nhiên

Toàn bộ các loài động vật trên bị tiêu diệt bởi một thiên thạch khổng lồ va chạm với Trái Đất gây ra vụ nổ lớn làm thay đổi toàn bộ hệ sinh thái. Nghe tưởng chừng như viển vông, nhưng đây chính là kịch bản ngày tận thế có xác suất xảy ra còn cao hơn cả chiến tranh hạt nhân trong phim Kẻ Hủy Diệt. Thậm chí nó đã từng xảy ra cách đây 65 triệu năm, dẫn đến sự tuyệt chủng của đa số các loài khủng long.

Image result for asteroid killer missile

Nếu thực sự tình huống đó xảy ra, chúng ta sẽ làm gì? Các nhà khoa học trên thế giới không ngừng lập ra các kế hoạch dự phòng cho thảm họa từ không gian này.

Hủy diệt thiên thạch trước khi nó hủy diệt chúng ta

Ý tưởng đầu tiên và cũng là dễ dàng thực hiện nhất đó chính là "tiên hạ thủ vi cường". Trong khi một thiên thạch khổng lồ tiến đến Trái Đất, chúng ta dùng tên lửa có sức công phá mạnh để bắn nó nổ tung. Tất nhiên cúng ta cần thật nhiều tên lửa, thậm chí phải mang cả đầu đạn hạt nhân ra để tấn công trực diện thiên thạch.

Image result for asteroid killer missile

Tuy nhiên, cách này có phần mạo hiểm, khoan nói đến việc một số thiên thạch quá to để có thể bắn hạ, ngay cả khi nó nổ tung thì những mảnh vỡ bắn ra tung tóe từ vụ nổ có thể rơi xuống Trái Đất như một cơn mưa đá, đủ sức để hủy diệt các thành phố hoặc khu dân cư mà không có gì ngăn cảnh được như hình minh họa bên dưới.

Image result for asteroid killer missile

Như vậy, bắn cho thiên thạch nổ tung không thực sự là một lựa chọn an toàn, bởi vì nó vẫn gây ra quá nhiều thiệt hại. Các nhà khoa học bắt đầu nghĩ tới một cách thức khác, tinh tế và hiệu quả hơn.

Tác động để làm chệch hướng thiên thạch

Cho đến nay, đây là cách khả thi nhất khi đối đầu với một vị khách không mời từ vũ trụ. Bằng một cách nào đó, chúng ta cần tác động đến thiên thạch với một lực không quá mạnh nhưng với một góc độ và thời gian phù hợp để đổi hướng nó đi khỏi quỹ đạo ban đầu hướng đến Trái Đất.

Image result for asteroid defense spacecraft

Ý tưởng này dẫn đến 3 phương án nhiệm vụ khác nhau.

1. Một nhiệm vụ "type 0" trong đó một tàu vũ trụ hạng nặng, đơn lẻ sẽ bắn vào vật thể đang bay đến, sử dụng thông tin tốt nhất có sẵn về quỹ đạo của vật thể để đánh bật nó về hướng khác.

2. Nhiệm vụ "type 1" trong đó một đơn vị trinh sát được phóng lên trước và thu thập dữ liệu về tiểu hành tinh trước khi tên lửa tác động chính được phóng ra, nhằm nhắm bắn tốt hơn để đạt hiệu quả tối đa cho phát bắn.

3. Một nhiệm vụ "type 2" trong đó một đầu đạn gây va chạm nhỏ được phóng ra cùng lúc với đơn vị trinh sát để đánh bật đối tượng ra khỏi quỹ đạo một chút. Sau đó, tất cả các thông tin từ đơn vị trinh sát và tác động đầu tiên được sử dụng để tinh chỉnh cho tác động nhỏ thứ hai giúp hoàn thành công việc.

Image result for planetary defense system

Vấn đề là cả 3 phương án nhiệm vụ trên đều có điểm yếu của nó, nhiệm vụ "type 0" chỉ trở nên hợp lý khi đối tượng là một thiên thạch bay khá nhanh và chúng ta không có thời gian để tính toán, đây là một phương án khá may rủi bởi vì những tính toán có thể không chính xác.

Trong khi đó, nghiệm vụ "type 1" có vẻ khả thi nhất và xác suất thành công cao hơn nhiều, tuy nhiên chúng ta phải thực hiện nó trước khi thiên thạch đến quá gần Trái Đất. Tương tự, nhiệm vụ "type 2" có xác suất càng cao hơn nhưng nó tốn rất nhiều thời gian và yêu cầu một kỹ thuật tinh chỉnh thời gian vô cùng chuẩn xác.

Phát hiện thiên thạch có khả năng cao va thẳng Trái đất - Ảnh 1.

Hiện tại, NASA và các tổ chức nghiên cứu vật lý thiên văn khác đang gấp rút tìm ra một phương án hợp lý, khả thi. Bởi vì trong vòng 64 năm tới, khả năng cao chúng ta sẽ đối mặt với một thảm họa thiên thạch tấn công. Hồi tháng 10 năm 2019, Cơ quan Vũ trụ châu Âu (ESA) gọi tên 1 thiên thạch là SU3 2019, có đường kính ước tính 14m. Nếu suy đoán của ESA chính xác thì việc SU3 2019 va vào Trái Đất có thể xảy ra vào ngày 16- 9-2084.

Image result for su3 2019
Ảnh chụp thực tế SU3 2019

Hàng ngày vẫn có hàng nghìn thiên thạch vô tình rơi vào Trái Đất, nhưng đa số chúng quá bé để gây hại, một số bị thiêu cháy hoàn toàn khi rơi vào khí quyển. Tuy nhiên một thiên thạch to cỡ SU3 2019 có thể gây họa nếu rơi thẳng suốt mặt đất, nó có thể gây ra một vụ nổ khổng lồ. Nếu rơi xuống biển, nó cũng có thể tạo nên sóng thần nguy hiểm.

Đọc thêm: Vẻ đẹp hoang tàn của Tokyo hậu tận thế qua trí tưởng tượng của họa sĩ thiên tài

Theo: IFLS
  • Bình luận
  • Lưu tin xem sau
  • Bình luận
  • Copy link
  • Chia sẻ facebook

Bình luận (0)

Trở thành người đầu tiên bình luận trong bài viết này.