• Về đầu trang
Raven Le
Raven Le

Người Ấn Độ ném cầu lửa và đá để xua đuổi đàn voi đáng thương

Thiên nhiên

Nhiếp ảnh gia Biplab Hamza cho biết anh chụp những tấm ảnh này đã lâu, tuy nhiên đây là lúc thích hợp để công bố khi nạn phá rừng ở Ấn Độ đã nghiêm trọng đến mức ảnh hưởng nặng nề đến môi trường sinh sống của loài voi, dẫn đến sự xung đột đáng tiếc giữa con người và loài động vật thông minh, đáng yêu này.

Hình ảnh cho thấy người nông dân ở Tây Bengal ném những quả cầu lửa vào voi mẹ và voi con khi chúng đi vào trong thị trấn. Những cư dân ở đây cho rằng voi đến để phá hoại ruộng nương của họ trong khi chính con người mới là kẻ phá rừng làm rẫy, xâm phạm nơi ở của động vật hoang dã.

voi chau a

Voi mẹ và con nhỏ hoảng sợ khi bị người dân ném đá và cầu lửa.

Trong một ảnh khác, ở một thị trấn miền quê Ấn Độ, dân làng dùng đá để ném vào đàn voi khi chúng băng qua đường. Trên thực tế voi cũng cần di chuyển từ nơi này sang nơi khác vì chúng cần đi tìm thức ăn. Chúng đi qua khu dân cư vì đã di chuyển theo thói quen trên một lộ trình nhất định, khu vực này lúc trước không có con người cư ngụ.

voi chau a 2

Thanh niên và trẻ con ném đá vào đàn voi khi chúng băng qua con đường mới mở giữa khu rừng.

Sau khi những ảnh này được chia sẻ rộng rãi, tổ chức bảo vệ động vật Sanctuary Asia cho biết:

Hành vi quấy rối loài voi đang diễn ra ngày một nhiều hơn. Những khu vực là nơi loài voi sinh sống như ở Assam, Odisha, Chhattisgarh, Tamil Nadu cũng xảy ra tình trạng tương tự.

voi chau a 4

Mẹ con nhà voi có ánh mắt sợ hãi, chỉ muốn nhanh chóng băng qua đường để trở về rừng.

Đại diện Sanctuary Asia nói thêm:

Có 70% voi Châu Á đang sinh sống ở Ấn Độ. Thế nhưng đất nước này không còn là nơi an toàn cho loài voi khi xung đột giữa con người và động vật hoang dã ngày càng leo thang và trở nên nghiêm trọng.

Đầu tháng 11 năm ngoái, quan chức địa phương ở Maharashtra, Ấn Độ đã triển khai chiến dịch truy quét và bắn chết 1 con hổ cái với cáo buộc sát hại 13 người. Hành vi này bị các tổ chức bảo vệ động vật lên án vì loài hổ có bản năng bảo vệ lãnh thổ, đó là chưa kể hổ cái bị giết nói trên đang có 2 con nhỏ nên nó trở nên cảnh giác và hung dữ hơn bình thường.

voi chau a 3

Đàn voi đối mặt với nguy hiểm khi băng qua đường tàu lửa. Khu rừng nơi chúng sinh sống đang bị chia cắt bởi những công trình xây dựng và đường sá của con người.

Nếu nói cho công bằng, chính sự bùng nổ dân số quá mức của người Ấn Độ đã dẫn đến nạn phá rừng, xâm lấn nơi ở tự nhiên của voi và hổ, những loài vật này vốn không có lỗi. Đến năm 2018, trong khi dân số Trung Quốc bắt đầu chững lại thì dân số Ấn Độ vẫn đang không ngừng tăng lên cho thấy chính sách dân số của họ đã không có hiệu quả.

Hầu hết những người nông dân Ấn Độ cười cợt và thể hiện sự khoái trá khi hành hạ lũ voi, họ làm điều đó như thể đang trả thù loài vật này vì đã phá hoại mùa màng, nhà cửa của họ. Tuy nhiên bản chất sự việc lại ở một mức độ phức tạp mà họ không thể nào hiểu được, trong việc này chính phủ Ấn Độ thực sự phải chịu một phần trách nhiệm khi các quan chức đã không có chính sách phù hợp để dàn xếp xung đột.

voi chau a 5

Chú voi con e sợ không dám băng qua đường ray xe lửa.

Mặc dù là đất nước có nền công nghệ phát triển, đa phần người dân Ấn Độ vẫn sống dưới mức nghèo khổ, không được phổ cập giáo dục phổ thông do chính sách phân biệt giai cấp vô cùng nặng nề của Đạo Hindu.

Chính vì vậy, đối với họ không có khái niệm bảo vệ động vật, họ sống rất bản năng và cư xử bạo lực khi xung đột lợi ích. Nhắc đến tầng lớp lao động, nông dân cùng khổ ở Ấn Độ thì ''lối sống văn minh'' hay ''bảo vệ môi trường'' là một điều gì đó vô cùng xa vời.

Theo: Laddible
  • Bình luận
  • Lưu tin xem sau
  • Bình luận
  • Copy link
  • Chia sẻ facebook

Bình luận (0)

Trở thành người đầu tiên bình luận trong bài viết này.